1. Tổng quan về hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả trong cho vay ngắn hạn các doanh
nghiệp
thuộc lĩnh vực xây lắp tại ngân hàng thương mại 1.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại
Đây là nhóm các nhân tố liên quan đến tổ chức quản lý hoạt động cho vay của các NHTM. Nó có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp nhất đến hiệu quả tín dụng ngân hàng. Đó là các nhân tố trong tổ chức quản lý, quản trị điều hành kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng.
1.3.1.1. Hoạch định chiến lược kinh doanh, xác định mục tiêu và xây dựng chính
sách tín dụng.
Hoạch định chiến lược kinh doanh tín dụng là sự phác hoạ phương hướng kinh doanh trong hoạt động tín dụng. Trong quá trình hoạch định, cần xác định thực lực ngân hàng (về vốn, trình độ cán bộ, ưu thế cạnh tranh trong thị trường...), khách hàng chủ yếu, nhu cầu về tín dụng, lãi suất huy động, lãi suất cho vay... từ đó xác định các mục tiêu tín dụng cho từng giai đoạn cụ thể và đề ra những chính sách, biện pháp cần thiết để thực hiện. Việc hoạch định chiến lược kinh doanh, xác định mục tiêu và xây dựng chính sách tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động tín dụng. Nó tác động đến các thành viên trong quan hệ tín dụng, đóng vai trò hướng dẫn và phối hợp toàn bộ các hoạt động liên quan đến hoạt động tín dụng. Mục tiêu và chính sách đúng đắn, phù hợp với nguồn lực của ngân hàng thường đem đến những quyết định hợp lý trong công tác quản lý, đem lại hiệu quả cao, hạn chế rủi ro, đồng thời phản ánh năng lực và khả năng quản trị điều hành của tổ chức tín dụng. Ngược lại, việc hoạch định chiến lược kinh doanh, xác định mục tiêu và xây dựng chính sách tín dụng không rõ ràng và không phù hợp sẽ trở thành trở ngại trong việc tiến hành hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả, đảm bảo an toàn và chất lượng.
1.3.1.2. Công tác tổ chức hoạt động của ngân hàng
dụng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ tài chính một cách kịp thời và có hiệu quả. Vì vậy, việc tổ chức ngân hàng một cách hợp lý, khoa học, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân là rất cần thiết nhằm thu hút khách hàng, mở rộng kinh doanh, đảm bảo thu hồi được nợ và có lãi.
Trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên tín dụng có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong tổ chức hoạt động tín dụng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thụ lý hồ sơ, thẩm định trước khi trình lên cấp có thẩm quyền để quyết định cho vay. Cán bộ có kiến thức, có kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lượng của khoản vay. Do đó, việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng là điều vô cùng cần thiết.
1.3.1.3. Chất lượng thông tin tín dụng
Trong cơ chế thị trường, thông tin là một nhân tố không thể thiếu được trong quản lý. Thông tin bất cân xứng dễ dẫn đến những rủi ro gây thiệt hại cho các chủ thể kinh tế. Thông thường, để đảm bảo chất lượng thông tin, ngân hàng có một bộ phận thu thập, phân tích và xử lý thông tin để loại trừ những thông tin nhiễu. Chất lượng thông tin tín dụng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định đúng đắn trong hoạt động cho vay của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tín dụng và đảm bảo an toàn vốn vay.
1.3.1.4. Kiểm tra, kiểm soát
Đây là một khâu, chức năng quan trọng của ngân hàng bao gồm việc kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay đối với một khoản vay thông qua các báo cáo, thông tin trực tiếp thu thập của khách hàng, thanh tra...Nhờ dó, ngân hàng có thể kịp thời phát hiện những tiềm ẩn rủi ro, những sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay, những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh... của khách hàng vay vốn để có hướng xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro có thể xảy ra đối với khoản vay do vậy chất lượng tín dụng được đảm bảo.
1.3.1.5. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của công nghệ trong hoạt động ngân hàng hiện đại. Công nghệ ngân hàng giúp cho ngân hàng giảm bớt được rủi ro thông qua đa dạng hoá khách hàng, đa dạng sản phẩm và thị trường. Hiện đại hoá công nghệ giúp tăng khả năng quản lý, tăng cường thu thập và xử lý thông tin từ đó mới có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong quản lý điều hành. Hiệu quả tín dụng chỉ có thể được nâng cao trên cơ sở hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng cường khả năng kiểm tra kiểm soát trong cho vay.
1.3.1.6. Chất lượng cán bộ
Con người có vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định sự thành bại trong quản lý vốn, tài sản của ngân hàng nói chung và của hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng, sử dụng các phương tiện làm việc tiên tiến, hiện đại nên việc tuyển chọn cán bộ phải đảm bảo có đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn để có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học tiên tiến. Trình độ cán bộ quản lý điều hành và cán bộ tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, cụ thể hơn là chất lượng thẩm định tín dụng.
1.3.2. Các nhân tố thuộc về Doanh nghiệp xây lắp
1.3.2.1. Vốn tự có của doanh nghiệp xây lắp
Vốn tự có là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh khả năng tự chủ của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây lắp có vốn tự có đảm bảo sẽ giữ được chủ động trong chiến lược sản xuất kinh doanh, nắm bắt được cơ hội, phát huy hiệu quả vốn vay ngân hàng. Ngược lại, đối với những DNXL có vốn tự có quá nhỏ, quy mô hoạt động lớn, thi công nhiều công trình sẽ không có khả năng tự chủ tài chính, bị động trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.
1.3.2.2. Năng lực quản lý, kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp xây lắp
Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với DNXL. Thật vậy, những DNXL có bộ máy lãnh đạo năng động, có nghiệp vụ
chuyên môn và có phương pháp quản lý, điều hành hợp lý sẽ biết cách sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả, giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cao, phát triển bền vững. Nhà quản lý doanh nghiệp phải có một kiến thức về kỹ thuật sản xuất, các chính sách nhân sự đúng đắn, sự kiểm soát hữu hiệu về giá thành và chi phí, các chính sách thu ngân và tín dụng thoả đáng, nhạy bén với thay đổi, dự toán và hoạch định đúng đắn. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ gặp khó khăn khi có sự biến động về môi trường kinh tế và không ổn định.
Một dự án hoặc một phương án sản xuất kinh doanh tốt, khả thi, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhưng nếu khách hàng vay vốn có khả năng tổ chức quản lý kém sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, gây lãng phí vốn, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng không tốt, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường, dẫn đến vốn vay không phát huy được hiệu quả, khả năng hoàn vốn sẽ gặp nhiều khó khăn, không như dự kiến ban đầu khi cho vay.
1.3.2.3. Sử dụng vốn vay đúng mục đích
Vốn vay ngân hàng chỉ đảm bảo được hiệu quả, chất lượng nếu nó được sử dụng đúng mục đích. DNXL sử dụng vốn vay đúng mục đích sẽ có nhiều khả năng tạo được nguồn thu trả nợ ngân hàng.
1.3.3. Các nhân tố khác
1.3.3.1. Chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước
Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng, sẽ ảnh hưởng tới định hướng và mục tiêu kinh doanh của NHTM cũng như các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng. Căn cứ vào các chỉ tiêu, cơ cấu của ngành xây dựng, từng doanh nghiệp xây lắp sẽ xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của mình, cân đối tài chính để xác định nhu cầu vay vốn. Các ngân hàng thương mại cũng căn cứ vào các chỉ tiêu, định hướng phát triển của ngành xây dựng để xác định cơ cấu đầu tư tín dụng của mình một cách có hiệu quả nhất.
1.3.3.2. Môi trường pháp lý
Hệ thống pháp luật đồng bộ là hành lang an toàn cho hoạt động tín dụng. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, gây khó khăn cho ngân hàng khi ký kết thực hiện hợp đồng tín dụng. Điều này ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
1.3.3.3. Sự phát triển của nền kinh tế
Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu đầu tư lớn, đặc biệt là đầu tư về cơ sở hạ tầng, ngân hàng có điều kiện để mở rộng cho vay đối với lĩnh vực xây lắp. Tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển quá nóng, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản quá lớn, sẽ dẫn tới sự xuất hiện bùng phát của nhiều doanh nghiệp xây lắp cùng với sự biến động thất thường của thị trường bất động sản sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay xây lắp đặc biệt khi thị trường bất động sản đóng băng.
Toàn bộ nội dung các vấn đề nghiên cứu trong Chương 1 tập trung vào những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp tại ngân hàng thương mại. Những nội dung trên là cơ sở lý luận để luận văn nghiên cứu tiếp theo những vấn đề nghiên cứu ở Chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TRONG CHO VAY NGẮN HẠN CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰC XÂYLẮPTẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội
và các
đặc thù của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp 2.1.1. Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội
2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà
Nội
Chỉ tiêu 31/12/05 31/12/06 31/12/07 31/12/08 31/12/09
chi điếm 3 Ngân hàng Kiến Thiết thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam - Bộ tài chính. Khi đó Chi điếm 3 gồm 25 cán bộ phụ trách cấp phát vốn cho 2 huyện Gia Lâm và Đông Anh.
Năm 1981, Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng khu
vực 3 thành phố Hà Nội thuộc NHNN Việt Nam. Ngày 14/11/1990 Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ra quyết định thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thay thế cho Ngân hàng đầu tư và xây dựng cũ. Năm 1990 chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Gia Lâm thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Hà nội và đến tháng 8 năm 2000 được chuyển sang trực thuộc Sở giao dịch I của BIDV
Ngày 15 tháng 10 năm 2002, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Gia Lâm chính thức tách khỏi Sở Giao dịch 1, trở thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc BIDV và được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội (BIDV Bắc Hà nội). Trải qua 40 năm hoạt động với bao thăng trầm, sau nhiều lần đổi tên và được bổ sung về chức năng, nhiệm vụ song về bản chất thì BIDV Bắc Hà nội vẫn là một NHTM quốc doanh đóng vai trò phục vụ cho sự nghiệp đầu tư và phát triển của đất nước.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
BIDV được xây dựng theo mô hình Tổng công ty Nhà nước- một loại hình Doanh nghiệp đặc biệt chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và tương lai hướng tới trở thành tập đoàn tài chính- ngân hàng đa năng phát triển vững mạnh và tăng cường hội nhập quốc tế. Cùng nằm trong mô hình chung đó, BIDV Bắc Hà Nội là một chi nhánh cấp 1 trực thuộc BIDV.
BIDV Bắc Hà Nội có trụ sở đóng tại 137A Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội;
tính đến 31/12/2009 có 186 cán bộ (trên 85% số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học), đứng đầu là Ban giám đốc gồm Giám đốc và 04 Phó Giám đốc. Cơ cấu tổ chức của
Chi nhánh được chia làm 5 khối, gồm 18 phòng, thực hiện các hoạt động kinh doanh chính như sau: huy động vốn, cấp tín dụng, thực hiện thanh toán trong nước và quốc
tế, 30
Trên địa bàn Quận Long Biên (nơi BIDV Bắc Hà Nội đặt trụ sở chính) có sự góp
mặt hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng cổ phần lớn. Trong bối
cảnh đó, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Hà nội đã từng bước tiếp cận, chủ
động thu hút, khai thác các dòng vốn nhàn rỗi và thực thi các chính sách cho vay khá hiệu
quả bên cạnh việc mở rộng các loại hình dịch vụ đi kèm như : thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh thẻ và các hoạt động ngân quỹ, bảo
Tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh 0 1.50 2.12 4 2.48 5 2.95 0 3.54 0
+ Theo nguồn huy
động 6 1.54 4 2.12 5 2.48 0 2.95 0 3.54 Từ dân cư 40 6" 42 2" 51Õ" 635" 785" Từ tổ chức 1.14 0 1.70 2 1.97 5 2.31 5 2.75 5 + Theo kỳ hạn 1.54 6 2.12 4 2.48 5 2.95 0 3.54 0 < 12 tháng 71 3~ 7 1.16 5 1.37 7 1.66 3 2.01 > 12 tháng 83 3" 7^ 95 0 1.11 3 1.28 7 1.52
+ Theo loại tiền tệ 1.54
6 4 2.12 5 2.48 0 2.95 0 3.54
VND 8β
3~ 3 1.29 5 1.52 9 1.85 1 2.23
Ngoại tệ quy đổi 68
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của BIDVBắc Hà Nội)
Nguồn vốn huy động của Chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng tổng nguồn vốn huy động bình quân năm từ năm 2006- 2009 đạt 24% trong đó nguồn huy động tập trung là từ tổ chức và kỳ hạn huy động chủ yếu là ngắn hạn. Mặc dù vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng qua các năm tuy nhiên có
một thực tế là tốc độ tăng trưởng nguồn vốn không theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh trong thời gian qua và lượng vốn huy động tại chi nhánh mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sử dụng vốn. Chính điều này đã gây khó khăn không ít cho ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác chỉ đạo điều hành và hoạch định chính sách kinh doanh.
Nguồn vốn huy động của Chi nhánh đến 31/12/2009 đạt 3.540 tỷ đồng, tăng 590 tỷ đồng (tăng 20%) so với 31/12/2008.
Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn trên tổng nguồn vốn là 56,87% (mức thay đổi tăng không đáng kể so với 31/12/2008).
Huy động vốn ngoại tệ chiếm 36,98% tổng huy động vốn (giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2008).
Chi nhánh đã tích cực triển khai các chương trình huy động tiết kiệm như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tặng quà khuyến mại, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm Ổ trứng vàng, tiết kiệm rút dần, phát hành trái phiếu, thành lập các tổ huy động vốn lưu động vào các phường xóm tại địa bàn quận,... theo sự chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam (sau đây gọi là BIDV TW).
Điều hành nguồn vốn:
Chi nhánh thường xuyên theo dõi diễn biến mặt bằng lãi suất huy động trên địa bàn, tiến hành các đợt quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, treo băng rôn khẩu hiệu, phát tờ rơi, tặng quà cho khách hàng gửi nhiều tiền và khách hàng