Xây dựng được định hướng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0931 nâng cao hiệu quả trong cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 81)

1. Tổng quan về hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương

3.2.1. Xây dựng được định hướng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

xây

lắp

Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng luôn là hoạt động phong phú đa dạng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nhất. Bởi vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, hướng dần tới thông lệ quốc tế, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm nội tại và tính đặc thù của hệ thống, phát huy được các thế mạnh, khắc phục, hạn chế được các điểm yếu vì mục tiêu an toàn, rõ ràng, lành mạnh và áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống.

Để nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn đối với DNXL, BIDV Bắc Hà Nội cần xây dựng cho mình định hướng tín dụng đối với DNXL cụ thể cho từng giai đoạn. Định hướng tín dụng đối với DNXL phải thể hiện được những nội dung căn bản sau:

Thứ nhất là tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với DNXL trong tổng dư nợ tín dụng của BIDV Bắc Hà Nội. Đây là nội dung quan trọng bởi lĩnh vực xây lắp là một lĩnh vực đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, các DNXL lại là khách hàng truyền thống của BIDV Bắc Hà Nội. Trên cơ sở phân tích các thông tin về thị trường xây lắp, các nguồn vốn xây dựng cơ bản hiện tại đặc biệt quan tâm tới nguồn vốn ngân sách nhà nước, các thông tin về DNXL và các chủ đầu tư, và phân tích thực lực bản thân ngân hàng để đưa ra được giới hạn tín dụng cho lĩnh vực xây lắp. Làm được điều này sẽ góp phần kiểm soát chất lượng, hiệu quả cho vay, hạn chế được rủi ro, đảm bảo cho vay hiệu quả và an toàn. Năm 2010, BIDV Bắc Hà Nội đặt mục tiêu về tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với DNXL trong tổng dư nợ tín dụng khoảng 6-10%.

Thứ hai là tỷ trọng cho vay ngắn hạn không có bảo đảm bằng tài sản đối với DNXL. Một trong những điểm yếu của các DNXL trong quan hệ tín dụng là khả năng bảo đảm tiền vay bằng tài sản thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh. Mặc dù các ngân hàng luôn ý thức rằng tài sản bảo đảm tiền vay không phải là nhân tố quan trọng nhất trong việc cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và chất lượng tín dụng thì cần thiết phải có một giới hạn về tỷ lệ dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với DNXL. Năm 2010, BIDV Bắc Hà Nội đặt mục tiêu về tỷ trọng cho vay ngắn hạn không có bảo đảm bằng tài sản đối với DNXL khoảng 5-10%

Thứ ba là xây dựng cơ cấu cho vay ngắn và trung, dài hạn đối với DNXL (cụ thể năm 2010, chi nhánh xây dựng cơ cấu này ở mức 15% dư nợ trung- dài hạn và 85% dư nợ ngắn hạn trong tổng số dư nợ xây lắp tại chi nhánh). Tuy đặc thù sản xuất kinh doanh của DNXL làm cho vốn vay chủ yếu tập trung ở dư nợ cho vay ngắn hạn song việc đầu tư trung dài hạn cũng là vô cùng cần thiết đối với các DNXL. Nếu DNXL chỉ biết chú trọng tới hoạt động sản xuất, thi công các công trình mà lơ là việc đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực thi công thì sẽ bị lạc hậu, thụt lùi so với các doanh nghiệp khác, giảm năng lực thi công và khả năng cạnh tranh, không đáp ứng được yêu cầu thị trường, sẽ bị rơi vào khó khăn, nguy cơ giải thể, phá sản rình rập.

Một phần của tài liệu 0931 nâng cao hiệu quả trong cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 81)