Thuận lợi và khó khăn của ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ chuyển tiền

Một phần của tài liệu 0998 phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 97)

BIDV Chi nhánh Thanh Hóa

3.1.1 Thuận lợi và khó khăn của ngân hàng trong việc phát triển dịch vụchuyển tiền quốc tế chuyển tiền quốc tế

3.1.1.1 Thuận lợi:

Với diện tích tự nhiên 11.120 km2, dân số trên 3,5 triệu người, Thanh Hóa là tỉnh rộng thứ năm cả nước và đứng thứ 3 về dân số. Là điểm cuối của Bắc Bộ và đầu Trung Bộ lại còn là vùng Tây Bắc nối dài, có rừng, có đồng bằng, có biển và những doi cát chạy dài, Thanh Hóa chính là vị trí mở, cửa ngõ vào Nam ra Bắc và cũng là điểm dừng chân trên đường hàng hải quốc tế. Chính những yếu tố về địa lý, tự nhiên đã đem đến cho mảnh đất này sự giao lưu, tiếp nhận và ảnh hưởng với các nền văn hóa khu vực và quốc tế.

Điểm nổi bật đầu tiên trong quá trình phát triển của Thanh Hóa đó chính là sự khởi sắc về lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Theo thống kê, năm 2019 vừa qua đã đánh dấu sự tăng trưởng ấn tượng của ngành công nghiệp, giá trị sản xuất ước đạt 95.065 tỷ đồng, tăng 34,2% so với cùng kỳ, tăng cao nhất từ trước đến nay do có thêm các sản phẩm mới của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy dầu ăn Nghi Sơn . Ngành dịch vụ tiếp tục phát triển khá, khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 94.270 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ. Các ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt lần đầu tiên có khoản 500 tỷ đồng từ doanh thu vận tải quốc tế (Cảng Container quốc tế Nghi Sơn). Mặc dù nhỏ nhưng mở ra triển vọng lớn với ý nghĩa Thanh Hóa kết nối thẳng với quốc tế

74

sẽ thu hút nhiều nhà đầu tu quan tâm, là cơ sở thúc đẩy các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phát triển, nhất là chuyển tiền quốc tế và tài trợ thuơng mại khi khách hàng đã có xu huớng thay đổi lựa chọn phuơng thức thanh toán quốc tế trên thế giới cũng nhu ở Việt Nam.

Các dịch vụ về vận tải, buu chính - viễn thông, ngân hàng,... tiếp tục có buớc phát triển nhanh, mạng luới ngày một mở rộng, loại hình dịch vụ đa dạng, chất luợng dịch vụ đuợc nâng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng dịch vụ của nguời dân.

Đặc biệt, với phuơng châm “Hỗ trợ tối đa cho hoạt động đầu tu sản xuất”, Tỉnh ủy, UBND và các cơ quan ban ngành của tỉnh Thanh Hóa đã thuờng xuyên tập trung thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi truờng đầu tu kinh doanh, thu hút các dự án đầu tu đạt kết quả tích cực. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã tiếp và làm việc với nhiều tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nuớc; tham dự các hội nghị, diễn đàn về xúc tiến đầu tu tại Nga, Pháp, Na Uy, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ; tổ chức thành công đoàn công tác cao cấp đi thăm làm việc tại Cô-oét, thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Farwaniyah (Cô-oét) để xúc tiến, kêu gọi đầu tu vào tỉnh. Cùng với đó, công tác cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực theo huớng công khai, minh bạch, đơn giản, thuận tiện và rút ngắn thời gian giải quyết công việc cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp nhằm góp phần đẩy mạnh việc cải thiện môi truờng đầu tu, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh tiếp tục đuợc các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo; các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2019 đều cải thiện so với năm 2018. Môi truờng đầu tu đuợc cải thiện đã khai thông rộng hơn các dòng vốn đầu tu xã hội, thể hiện ở sự gia tăng du nợ tín dụng ngân hàng, gia tăng vốn thông qua các dự án đầu tu trực tiếp (FDI, DDI) đuợc cấp phép và vốn đăng ký của các doanh nghiệp mới

75

thành lập. Thời gian qua, Thanh Hóa đã xúc tiến đầu tu thành công một số dự án lớn, tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn sau, nhu: giai đoạn 2 Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn; tổng kho dầu thô (Kuwait); Khu liên hợp dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ duỡng, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao tại Thọ Xuân của Tập đoàn FLC; các dự án du lịch quy mô lớn của Tập đoàn SunGroup...

Xuất khẩu tiếp tục tăng truởng cao, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,1% so với cùng kỳ 2018. Hoạt động đối ngoại, đầu tu, thành lập doanh nghiệp tiếp tục đuợc tỉnh Thanh Hóa chú trọng. Thu hút đầu tu trực tiếp đạt kết quả tích cực. Thanh Hóa đã chấp thuận chủ truơng cho 110 dự án đầu tu trực tiếp (trong đó có 5 dự án FDI), với vốn đầu tu đăng ký các dự án FDI, tăng 49,8%, đạt 13.774 tỷ đồng, dự án FDI gấp 3,1 lần, đạt 44,3 triệu USD.

Hoạt động du lịch diễn ra sôi động, uớc đón 8.250 nghìn luợt khách, tăng 15,3% so với cùng kỳ; hệ thống các cơ sở luu trú du lịch đuợc đầu tu mạnh mẽ, chất luợng các dịch vụ đuợc nâng lên làm thay đổi diện mạo du lịch của tỉnh. Thanh Hóa là một địa phuơng thuộc khu vực Bắc Trung bộ, địa hình phong phú, đa dạng với cả núi, biển và đồng bằng, giàu tiềm năng du lịch. Thanh Hóa cũng là tỉnh có vị trí địa - chính trị quan trọng, kết nối giữa vùng đồng bằng sông Hồng với miền Trung và cả nuớc. Thanh Hóa có tiềm năng phát triển ''một nền kinh tế tổng hợp đa ngành, trong đó du lịch đuợc coi là một trong những ngành có vai trò đặc biệt quan trọng'' nhu đuợc xác định trong định huớng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Thống kê cho thấy, từ năm 2016 đến 2020 toàn Tỉnh đã thu hút đuợc 28 dự án đầu tu kinh doanh du lịch với tổng vốn đăng ký lên đến 77.614 tỷ đồng. Tổng doanh thu du lịch của tỉnh Thanh Hóa năm sau cao hơn năm truớc (năm 2015 đạt 5.178 tỷ đồng; năm 2016 đạt 6.298 tỷ đồng; năm 2017 đạt 8.000 tỷ đồng; năm 2018 đạt 10.605 tỷ đồng và năm 2019 là 14.526 tỷ đồng)

76

với các sản phẩm du lịch như: du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử và du lịch sinh thái đã được quan tâm đầu tư phát triển. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế đến với Thanh Hóa tăng 33,7% so với cùng kỳ; phục vụ 652.500 ngày khách, doanh thu ước đạt 77.600.000 USD. Lượng khách du lịch quốc tế tăng vọt trong những năm gần đây thúc đẩy hoạt động chuyển tiền quốc tế của các khách hàng cá nhân nước ngoài vãng lai trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh. Riêng tại BIDV Thanh Hóa năm 2019, số lượng giao dịch của khách hàng cá nhân nước ngoài tăng lên 70%.

Hiện nay tại địa bàn Thanh Hóa có 17 công ty tư vấn du học đã được cấp phép hoạt động như: Công ty CP thương mại Tam Quy,C0ng ty CP Đại Phúc DFC, Công ty CP phát triển nhân lực quốc tế Tràng An...

Ngoài ra còn có các công ty xuất khẩu lao động như: - Công ty Cổ phần VNJ

- Công ty CP hợp tác lao động quốc tế VINACO

- Công ty cổ phần Dịch vụ Xuất khẩu Lao động & Chuyên gia - Công ty cổ phần đầu tư Thuận An DMC

- Công Ty XKLĐ Quốc Tế Thăng Long.

Có thể thấy việc du học và làm việc ở nước ngoài đang trở nên rất phổ biến hiện nay và có xu hướng tăng trong xu thế chung về toàn cầu hóa thế giới đây là cơ hội lớn để phát triển mảng dịch vụ kiều hối và du học trên địa bàn tỉnh.

Đến đầu năm 2019 Chủ tịch UBND tỉnh đã chấp thuận nhu cầu sử dụng 1.394 lao động nước ngoài của các công ty, trong đó có 995 chuyên gia, 35 quản lý, 16 giám đốc điều hành, 348 lao động thông thường khác. Toàn tỉnh cấp mới giấy phép cho 436 lao động và cấp lại cho 770 lao động Kỹ thuật. Ngoài những lao động kể trên, địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện nay có 11 trung tâm Yoga có sử dụng giáo viên Yoga người Ân Độ, 56 trung tâm

77

Anh ngữ, 15 trường mầm non có giáo viên là người nước ngoài giảng dạy. Ngoài ra còn một số lượng ít người nước ngoài trên địa bàn là các cầu thủ bóng đá của câu lạc bộ Bóng đá Thanh Hóa, đầu bếp của các khách sạn ...Theo xu hướng chung lượng lao động nước ngoài sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai làm cho nhu cầu chuyển thu nhập hợp pháp của cá nhân nước ngoài sẽ ngày càng tăng.

BIDV có lợi thế về mặt thương hiệu đối với thị trường trong nước cũng như quốc tế, có một lượng lớn khách hàng truyền thống là các công ty lớn trong lĩnh vực xây lắp, điện, dệt may, hóa chất và nguồn lực tài chính mạnh, khả năng cấp tín dụng tài trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoại với chi phí vốn hợp lý. Đồng thời với mạng lưới rộng gồm 190 chi nhánh, 855 điểm giao dịch, 57.825 máy ATM và POS và hiện diện thương hiệu tại 6 quốc gia trên thế giới và với lượng nhân viên đông đảo 25.000 người, BIDV chiếm ưu thế lớn về mạng lưới quảng bá dịch vụ

BIDV có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới, thực hiện TTQT đa tệ với hơn 120 loại ngoại tệ khác nhau. Tính đến nay, BIDV đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 1.700 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng trên thế giới, trong đó gồm các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó như Citibank, Standard Charterbank, HSBC. Trong quá trình làm việc với các ngân hàng lớn này - do một số ngân hàng có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam - nên việc cung cấp thông tin cũng như hỗ trợ kiểm tra, tra soát giao dịch rất nhanh chóng và nhiệt tình.

3.1.1.2 Khó khăn

Về địa lý, tỉnh Thanh Hóa còn gặp phải khó khăn, bất lợi như: Địa hình trải dài, dân cư một số địa phương phân tán rộng; thiên tai, bão lũ hàng năm gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân và các doanh nghiệp. Ví dụ đợt lũ năm 2018 đã làm cho huyện Bá Thước, Thanh Hóa ngập

78

lụt nghiêm trọng làm toàn bộ trang trại chăn nuôi gia súc của Công ty cổ phần Chăn nuôi Bá Thước bị thiệt hại, đây là một doanh nghiệp lớn với doanh số chuyển tiền năm 2018 lên tới 14 triệu USD ( chiếm 66.67% doanh số CTQT đi của chi nhánh). Do ảnh hưởng của lũ ống nên doanh nghiệp bị phá sản và làm doanh số CTQT của chi nhánh bị giảm tới gần 70%.

Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày khốc liệt, nhất là việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý. Không những thế, các ngân hàng ngoại còn có ưu thế trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế hoàn hảo.

Trong quá trình hội nhập, ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những biến động của thị trường tài chính, kinh tế thế giới. Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng do dịch đại dịch Covid-19 gây nên. Đại dịch khiến cho tài chính toàn cầu, hàng loạt định chế tài chính trên thế giới chao đảo, ảnh hưởng đến số lượng các ngân hàng đại lý cũng như các ngân hàng có quan hệ tài khoản với BIDV.

Năng lực quản lý, điều hành trong lĩnh vực nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng còn hạn chế, hoạt động CTQT chưa được chú trọng và chưa có chiến lược phát triển hợp lý, hiệu quả.

Chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa cao, đội ngũ nhân viên chưa thật năng động, hiện đại, chuyên nghiệp, khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh còn hạn chế; trong lĩnh vực CTQT chưa có sự chủ động tư vấn hiệu quả cho khách hàng.

Một phần của tài liệu 0998 phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 97)