Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt

Một phần của tài liệu 0968 phát triển cho vay hộ kinh doanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vụ bản bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 80)

6. Kết cấu đề tài

3.2.1. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt

Đặc điểm hộ kinh doanh khi vay vốn thường quan tâm nhiều đến lãi suất cho vay bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Do vậy, Chi nhánh cần áp dụng linh hoạt lãi suất cho vay dựa trên lãi suất mà Ngân hàng cấp trên đưa ra nhằm đảm bảo nguồn thu nhập của Chi nhánh cũng như lợi ích của khách hàng. Đối với các khách hàng có tình hình kinh doanh tốt, quan hệ thân thiết, dư nợ lớn nên áp dụng các mức lãi suất thấp hơn hoặc lãi suất ưu đãi. Với các dự án ngắn hạn, cần đa dạng hóa lãi suất phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng. Để có thể cạnh tranh được với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn huyện.

3.2.2 Mở rộng cho vay các hộ kinh doanh mới

Tổ chức điều tra, xếp loại khách hàng đối với hộ kinh doanh hiện trên địa bàn huyện (khách hàng truyền thống lẫn khách hàng mới), nhằm giúp ngân hàng nắm bắt được nhu cầu tín dụng của khách hàng, tình hình hoạt động sản

xuất kinh doanh của tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng, đồng thời thu nhập đuợc các thông tin cần thiết truớc khi ra quyết định có đầu tu tín dụng hay không đối với các khách hàng đến quan hệ tín dụng.

Tiến hành phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh trên địa bàn nhu số luợng hộ kinh doanh hiện có, số luợng hộ kinh doanh hoạt động có hiệu quả, số hộ kinh doanh hoạt động kémhiệu quả, thua lỗ và khách hàng truyền thống để có huớng lựa chọn khách hàng, tìm kiếm khách hàng mục tiêu.

Thực hiện khai thác một cách có hiệu quả công tác thông tin tín dụng NHNN nhằm mục đích nắm bắt thông tin về tình hình quan hệ tín dụng, năng lực tài chính, hồ sơ pháp lý, tình hình nợ xấu... tại các ngân hàng khác nhằm phòng tránh rủi ro xảy ra do thiếu thông tin về khách hàng đồng thời chi nhánh thực hiện nghiêm túc việc cung cấp thông tin cho bộ phận thông tin tín dụng NHNN theo quy định.

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phuơng, Chi cục thuế huyện để nắm bắt các thông tin kịp thời, chính xác nhằm hỗ trợ cho việc ra các quyết định đầu tu tín dụng đối với hộ kinh doanh và có định huớng x lý khi rủi ro xảy ra.

3.2.3 Giải pháp tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng

Chú trọng công tác đào tạo bồi duỡng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về luật pháp, ý thức phòng ngừa rủi ro và đạo đức nghề nghiệp. Rủi ro trong ngân hàng bắt đầu từ thao tác nghiệp vụ cụ thể, ở từng nhân viên cụ thể. Nếu đội ngũ nhân viên ý thức đuợc điều này thì chắc chắn sẽ giảm thiểu những rủi ro do chủ quan gây ra. Sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân viên, bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở truờng của họ sẽ tránh đuợc những rủi ro trong việc cấp tín dụng.

Nâng cao năng lực và trình độ của cán bộ lãnh đạo, cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Thường xuyên bồi dưỡng cho CBTD về pháp luật, kiến thức về quản trị rui ro. Tổ chức các buổi học tập về “Văn hóa Agribank” nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức của cán bộ nhân viên nhằm giảm thiểu rủi ro đạo đức của cán bộ nhân viên.

Cần phải thường xuyên luân chuyển cán bộ và nhất là cán bộ tín dụng. Khi thay đổi địa bàn tạo thêm tính mới mẻ trong công việc, tránh nhàm chán khi làm một vị trí, một địa bàn trong khoảng thời gian dài. Hơn nữa việc luân chuyển cán bộ giúp hạn chế được đạo đức nghề nghiệp vì đạo đức nghề nghiệp luôn được coi là phẩm chất quan trọng của cán bộ tín dụng hạn chế những rủi ro cho ngân hàng như vay ké, hồ sơ ảo.

3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng

Trong hoạt động của ngân hàng, quản trị rủi ro ngân hàng là mục tiêu đồng thời là nhiệm vụ rất quan trọng, được đặt lên hàng đầu cần phải thực hiện một cách triệt để. Do đó, quy trình quản trị rủi ro tín dụng phải được các nhân viên tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Vụ Bản nắm rõ và thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ với tất cả các khoản vay và liên tục từ trước, trong và sau khi vay.

Xây dựng cơ chế, quy chế nghiệp vụ hoạt động kinh doanh đảm bảo đồng bộ, chặt chẽ, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rủi ro. Thực hiện việc cho vay đúng qui trình nghiệp vụ, đúng qui định của NHNN, đúng hướng dẫn của Agribank. CBTD phải thực hiện nghiêm qui trình kiểm tra trước khi cho vay, kiểm tra trong khi cho vay và kiểm tra sau khi cho vay. Theo mỗi thời gian nhất định, ngân hàng nên tổ chức đánh giá các quy chế, quy định đã ban hành để điều chỉnh, bổ sung, thay đổi cho phù hợp với thực tiễn kinh doanh của ngân hàng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Nâng cao năng lực quản lý rủi ro đối với các cán bộ quản trị điều hành các cấp bằng cách quan tâm đến công tác đào tạo, bồi duỡng nâng cao trình độ quản trị kinh doanh, hiểu biết về pháp luật và kiến thức về quản trị rủi ro ngân hàng để ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

Tăng cuờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thực hiện một cách nghiêm túc các quy trình kiểm tra nghiệp vụ, phát hiện kịp thời những sai sót có khả năng dẫn đến rủi ro và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu 0968 phát triển cho vay hộ kinh doanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vụ bản bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w