Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu 0968 phát triển cho vay hộ kinh doanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vụ bản bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67 - 71)

6. Kết cấu đề tài

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

- Cơ cấu số lượng khách hàng cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh chưa cân đối: khách hàng cho vay theo phương thức từng lần vẫn chiếm tỷ trọng cao, luôn chiếm khoảng 63% tổng khách hàng cho vay hộ kinh doanh. Phương thức cho vay hạn mức tín dụng đã được Chi nhánh quan tâm và đã cho vay các khách hàng hộ kinh doanh có nhu cầu quay vòng vốn nhiều. Tuy nhiên vẫn chưa linh hoạt giải quyết cho các khách hàng và chưa phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế nên gây khó khăn cho khách hàng cũng như quá trình theo dõi của ngân hàng.

- Công tác marketing các sản phẩm cho vay hộ kinh doanh chưa thật sự đến từng hộ dân trên địa bàn. Ngoài ra, việc chăm sóc khách hàng có triển khai nhưng chưa được chú trọng, chưa có cơ chế, quy định bài bản, chủ yếu phát triển đối với khách hàng hiện tại và khách hàng truyền thống.

- Ngân hàng vẫn chưa mạnh dạn đến phát triển đối tượng cho vay tín chấp, khi quyết định cho vay ngoài điều kiện cần là tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh thì điều kiện đủ là tài sản bảo đảm. Các khoản cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh đều có tài sản bảo đảm, ngoại trừ các khoản vay về nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi nghị định 55/2015/NĐ-CP thì không cần tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, dư nợ cho vay hộ kinh doanh các khoản vay không có tài sản bảo đảm này rất nhỏ.

- Mức phán quyết cho vay đối với các Phòng giao dịch còn thấp, chỉ 2.000 triệu đồng đối với các khách hàng hộ gia đình, cá nhân. Vì vậy đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn trên 2.000 triệu thì phải trình hồ sơ về chi nhánh chính để thực hiện tái thẩm định nên vừa mất thêm thời gian vừa làm cho CBTD tại chi nhánh chính tăng thêm công việc làm ảnh huởng đến thời gian giải quyết công việc khác, giảm sự tự chủ của các Phòng giao dịch.

- Hạn chế về nguồn lực, điều kiện để thu hút khách hàng mới: Chi nhánh vẫn chua thu hút đuợc nhiều khách hàng mới cũng như chưa giới thiệu được các sản phẩm cho vay hộ kinh doanh đến từng hộ kinh doanh tại huyện là do nguồn lực về vốn, con người cũng như các điều kiện khác bị hạn chế hơn so với các NHTM trên địa bàn. Tại chi nhánh và 3 phòng giao dịch có 13 CBTD và 01 Trưởng phòng kế hoạch - kinh doanh, 01 phó phòng, phụ trách cho vay 18 xã trên địa bàn, 25 đơn vị chuyển lương, 25 doanh nghiệp và các hộ ngoài địa bàn nên thời gian chủ yếu tập trung vào công tác quản lý nợ vay do vậy không có thời gian tiếp thị khách hàng mới và chăm sóc khách hàng.

- Sự quá tải của nhân viên: Cán bộ tín dụng đã được đào tạo tuy nhiên sự quá tải trong công việc dẫn đến việc thẩm định, đánh giá khách hàng chưa chính xác nên đã đưa ra các quyết định chưa đúng đắn. CBTD là người thực hiện tất cả các khâu trong cho vay từ tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giải ngân, kiểm tra việc s dụng vốn vay, thu hồi nợ.

- Quy trình cho vay của Ngân hàng: Quy trình cho vay nói chung và đối với hộ kinh doanh nói riêng vẫn còn nặng nề, phức tạp, nhiều thủ tục không cần thiết nên gây tâm lý khó chịu cho khách hàng. Ngoài ra, do CBTD chưa thật sự chủ động trong công việc, chưa có tính khoa học trong giải quyết công việc, đa số là cán bộ trẻ mới vào ngành nên kinh nghiệm chưa có, kỹ năng thẩm định dự án, phân tích tài chính chưa thích ứng kịp thời với các thay đổi liên tục của thị trường do vậy thời gian thẩm định và giải quyết hồ sơ dài hơn

so với quy định hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ vay vốn chua đuợc rõ ràng, thuận tiện.

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

- Môi truờng kinh tế - xã hội và các chính sách của cơ quan nhà nuớc: Môi truờng kinh tế trong những năm vừa qua biến động mạnh, kinh tế khó khăn, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thuơng mại nói riêng ngày càng gay gắt, khiến cho hoạt động phát triển cho vay hộ kinh doanh của Agribank huyện Vụ Bản vuớng phải không ít khó khăn. Đồng thời, các chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nuớc để kiềm chế lạm phát cũng ảnh huởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Tình trạng thông tin bất cân xứng và những yếu tố thuộc về khách hàng: Nguồn thông tin về khách hàng hộ kinh doanh còn ít, thiếu tính chính xác, minh bạch trong sổ sách kế toán cũng nhu thiếu tính chuyên nghiệp khi xây dựng hồ sơ vay vốn, do đó rất khó xác nhận để đua ra những kết quả thẩm định chính xác từ đó tạo tâm lý e ngại khi quyết định cho vay, chú trọng nhiều đến tài sản bảo đảm của khách hàng nhu là một điều kiện đủ khi cho vay mà chua mạnh dạn cho vay tín chấp.

- Đặc biệt nạn cho vay nặng lãi ngày càng phổ biến và đáp ứng tức thời nhu cầu vốn của các hộ kinh doanh.

- Các hộ kinh doanh còn hạn chế về vốn tự có cũng nhu tài sản đảm bảo gắn liền với trách nhiệm trả nợ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua nghiên cứu thực trạng phát triển cho vay hộ kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Vụ Bản với các chỉ tiêu: Tăng truởng du nợ, số lượng khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, nợ xấu... đã thấy được tình hình phát triển cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh tăng trưởng qua các năm, dư nợ cho vay và số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng tăng nhưng vẫn còn thấp. Qua đó đã đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển cho vay hộ kinh doanh. Đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VỤ BẢN BẮC NAM ĐỊNH

3.1 Định hướng phát triển cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vụ Bản Bắc

Một phần của tài liệu 0968 phát triển cho vay hộ kinh doanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vụ bản bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w