Công tác tổ chức quản lý phát triển cho vay hộkinh doanh tại Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu 0968 phát triển cho vay hộ kinh doanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vụ bản bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 64)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2. Công tác tổ chức quản lý phát triển cho vay hộkinh doanh tại Ngân hàng Nông

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vụ Bản Bắc Nam Định

Đầu mỗi năm chi nhánh thực hiện giao khoán các chỉ tiêu về nguồn vốn, du nợ, dịch vụ trong đó có cho vay hộ kinh doanh theo quý, năm đến từng Phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch. Trên cơ sở đó lãnh đạo các phòng thực hiện giao khoán cụ thể đến từng CBTD và thực hiện quyết toán khoán hàng tháng, hàng quý để có cơ sở xếp loại luơng kinh doanh. Ngoài ra, Công đoàn phối hợp với Đoàn thanh niên phát động phong trào thi đua trong công tác chuyên môn. Trong các cuộc họp sơ kết, tổng kết, chi nhánh thực hiện đánh giá các kết quả đạt đuợc và chua đuợc để kịp thời động viên, khen thuởng đối với các Phòng đạt tốt kế hoạch giao để tạo phong trào thi đua sôi nổi trong toàn chi nhánh.

- Tăng khả năng tiếp cận khách hàng hộ kinh doanh để tăng số luợng khách hàng hộ kinh doanh trên địa bàn huyện.

Huyện Vụ Bản là huyện chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vừa nổi tiếng di tích quần thể Phủ Giầy. Vì vậy, số hộ kinh doanh trên địa bàn huyện ngoài những ngành nghề thông thuờng còn có các hộ kinh doanh đồ luu niệm,du lịch và dịch vụ luu trú. Đối với các hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, do nhu cầu vay vốn với số tiền ít vì vậy Chi nhánh đã thực hiện tiếp cận và cho vay thông qua các tổ vay vốn.

- Đánh giá lại khách hàng để tăng mức du nợ, giảm lãi suất cho vay.

Đối với các hộ kinh doanh tạp hóa, Chi nhánh phân công cán bộ tín dụng đến từng quầy tạp hóa để tiếp cận vay vốn vào các thời điểm cần dự trữ hàng hóa để chuẩn bị cho nhu cầu tiêu thụ nhiều của nguời dân vào các dịp nhu Lễ, Tết. Ngoài ra, đối với các hộ kinh doanh trong các ngành nghề khác nhung có Giấy phép đăng ký kinh doanh, Chi nhánh liên hệ với Phòng Kế hoạch - Đầu tu của Huyện để tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Tuy nhiên, với số luợng cán bộ tín dụng mỏng nên vẫn chua giới thiệu, tiếp cận đuợc hết với các hộ kinh doanh có nhu cầu vay vốn, nhiều khách hàng tự

tìm đến giao dịch với Ngân hàng. Việc giao khoán vẫn chưa sát sao nên chưa tiếp cận hết được các khách hàng hộ kinh doanh có nhu cầu vay vốn.

- Mở rộng mạng lưới giao dịch, phát triển các sản phẩm mớiđể đáp ứng nhu cầu của khách hàng kịp thời.

Hiện nay Chi nhánh đang tiến hành rà soát lại tình hình kinh doanh của các hộ kinh doanh đang có quan hệ vay vốn tại Chi nhánh. Trên cơ sở kết quả có được và nhu cầu của khách hàng, Chi nhánh sẽ nâng hạn mức tín dụng hoặc tăng mức cho vay và giảm lãi suất vay vốn đối với một số khách hàng có tình hình kinh doanh khả thi và sẽ thu hẹp tín dụng nếu khách hàng không đảm bảo về tình hình kinh doanh cũng như tài sản đảm bảo cho khoản vay. Việc nâng hạn mức tín dụng hoặc tăng mức vay và giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng hiện hữu sẽ giúp tăng dư nợ, tạo thêm mối quan hệ thân thiết với khách hàng đồng thời cũng giúp kiểm soát rủi ro dễ dàng hơn do đây là những khách hàng có quan hệ quen thuộc với Chi nhánh, có lịch sử trả nợ rõ ràng.

Để phát triển cho vay hộ kinh doanh, ngoài việc tăng dư nợ và số lượng khách hàng thì mở rộng thị trường cho vay là rất quan trọng và cần thiết. Trong thời gian qua, ngoài cho vay đối với các hộ kinh doanhtrên địa bàn huyện, Chi nhánh còn mở rộng cho vay đối với khách hàng hộ kinh doanh ở các vùng giáp danh của huyện khác của tỉnh. Ngoài ra trong năm 2019, chi nhánh còn xây dựng lại cơ sở của 01 phòng giao dịch trên khu vực chợ Lời. Đặt thêm 01 máy ATM ở phòng giao dịch khu vực chợ Lời để thuận tiện cho việc phát triển dịch vụ.

Chi nhánh cũng đã triển khai nhiều sản phẩm, hình thức cho vay hộ kinh doanh khác nhau như: cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ; cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân; cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay đầu tư vốn cố định phục vụ dự án sản xuất kinh doanh...Trong đó, cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các hộ kinh doanh có nhu cầu quay

vòng vốn thường xuyên, Chi nhánh chủ động tìm hiểu, đánh giá và chuyển sang cho vay với phương thức này. Sau khi chuyển sang phương thức này, nhiều khách hàng có nguồn tiền thu về sẽ chủ động trả nợ và khi cần vốn sẽ nhận nợ ngay mà không cần phải ký lại hợp đồng tín dụng. Điều đó giúp khách hàng chủ động trong kinh doanh, giảm áp lực trả nợ một lần cho khách hàng. Tuy nhiên, nhu cầu vay theo hạn mức tín dụng của khách hàng vẫn còn nhiều nhưng Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng hết.

- Kiểm soát rủi ro tín dụng để hạn chế nợ xấu xảy ra.

Trên cơ sở quy định cho vay của Agribank ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-HĐTV-TDHo ngày 22/01/2014 thay thế Quyết định số 666/2010/HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010, Chi nhánh đã cụ thể hóa quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đối với tất cả các đối tượng khách hàng nhằm đảm bảo bất cứ khoản vay nào cũng đều phải đảm bảo đủ điều kiện cho vay, quy trình, quy định cho vay theo đúng quy định của Agribank. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định, phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng. Thực hiện giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu đến từng cán bộ tín dụng theo đúng tình hình thực tế. Ngoài ra, định kỳ hàng quý Chi nhánh tiến hành chấm điểm xếp hạng nội bộ các khách hàng vay dựa trên những thông tin về khách hàng nhằm phát hiện khả năng chuyển biến nhóm nợ.

Tuy nhiên, việc chấm điểm xếp hạng khách hàng vẫn chưa phản ánh được đúng hết tình hình kinh doanh của khách hàng.

- Cải tiến, niêm yết công khai quy trình, thủ tục vay vốn.

Thực hiện Quyết định 149/QĐ-HĐTV-TCKT ngày 28/02/2014 về việc ban hành quy định tổ chức giao dịch với khách hàng trong hệ thống Agribank, Chi nhánh đã phân công công việc của các khâu cho vay cho các bộ phận. CBTD sẽ không phải thực hiện tất cả các khâu công việc như trước(tiếp cận khách hàng, thẩm định, giải ngân, thu nợ...) mà chỉ phải tiếp cận khách hàng và

thẩm định cho vay. Các bước còn lại sẽ giao cho bộ phận Kế toán thực hiện. Điều này giúp giảm bớt áp lực công việc cho CBTD đồng thời hạn chế được tiêu cực trong quá trình cho vay.

Từng CBTD được giao địa bàn phụ trách theo dõi, tiếp thị khách hàng, thực hiện thẩm định và giải quyết hồ sơ vay vốn. Để đảm bảo thực hiện đúng quy trình, chi nhánh đã có biện pháp niêm yết công khai quy trình, thủ tục vay vốn tại Phòng kế hoạch kinh doanh và các Phòng giao dịch, đặc biệt là thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn, đối với cho vay có thế chấp ngắn hạn với thời gian giải quyết trong vòng 5 ngày làm việc, cho vay trung, dài hạn trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi khách hàng cung cấp hồ sơ đầy đủ. Vì vậy, khách hàng có thể nắm bắt, hiểu được quy trình đang áp dụng hiện nay như thế nào, hồ sơ gồm những giấy tờ gì, điều kiện cụ thể ra sao để có thể theo dõi và giám sát được quá trình thực hiện của CBTD vừa đảm bảo tính công khai minh bạch, giám sát lẫn nhau.

Tuy nhiên, do số lượng CBTD ít, mỗi cán bộ phụ trách nhiều khách hàng, có khi lên đến gần 700 khách hàng nên vẫn còn một số trường hợp giải quyết hồ sơ của khách hàng không kịp thời, để khách hàng phải chờ đợi lâu.

- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, giao dịch của CBCNV để tạo sự hài lòng, thỏa mãn cho khách hàng.

Thực hiện các chuẩn mực về “Văn hóa Agribank”, Chi nhánh đã tiến hành phổ biến đến nhân viên học tập và ký cam kết thực hiện các chuẩn mực trong chào hỏi, trong giới thiệu và tự giới thiệu, trong nói chuyện điện thoại, trong ứng xử, giao tiếp với khách hàng và đối tác ... Trong đó Chi nhánh chú trọng đến việc ứng xử và giao tiếp với khách hàng bởi đây là tiêu chuẩn quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự hài lòng cho khách hàng, nâng cao sự tin cậy của khách hàng đối với ngân hàng. Trên cơ sở đó, mỗi CBCNV phải tạo thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp, lịch sự, tận tình và chu đáo

đến từng khách hàng. Hàng tháng, căn cứ kết quả làm việc thực tế của bản thân, từng CBCNV tự đánh giá chấm điểm tác phong, lề lối làm việc của mình thông qua trưởng phòng nhận xét, đánh giá để báo cáo giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách phòng và đây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá, xếp loại lương kinh doanh hàng tháng và xếp loại thi đua cuối năm.

Tuy nhiên, do những áp lực của công việc, khối lượng công việc nhiều nên đôi lúc vẫn còn những nhân viên chưa cư xử với khách hàng chu đáo, vẫn còn tình trạng đối phó khi có sự kiểm tra của cấp trên.

2.2.3 Kết quả phát triển cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vụ Bản Bắc Nam Định

2.2.3.1 Mở rộng quy mô cho vay

Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều Ngân hàng trên cùng mộtđịa bàn đã làm cho sự cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng ngày càng gay gắt. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng CBCNV toàn Chi nhánh nên dư nợ cho vay toàn Chi nhánh trong đó có dư nợ cho vay hộ kinh doanh đều tăng trưởng qua 3 năm.

Bảng 2.3 Dư nợ cho vay hộ kinh doanh

tăng trưởn g tăng trưởn Tổng dư nợ 873.928 100 1.095.45 6 100 25,3 1.274.933 100 16,4 Trong đó: CVHKD 505.397 58 649.386 59 28,5 750.591 59 15,6

KH g KH trọng tăng trưởn KH trọn g tăng trưởn Số lượng khách hàng cho vay HKD. Trong đó_______ 4.28 5 87,6 4.480 290, 4,6 4.338 90 -3,2 - Bảo đảm bằng TS_______1.02 2 23,9 1.156 825, 13 1.288 29,7 6,2 - Bảo đảm không bằng TS 3.26 3 76,1 3.324 274, 2 3.050 70,3 -8,2

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Agribank huyện Vụ Bản từ 2017-2019)

Năm 2017, tình hình dư nợ hộ kinh doanh tại Agribank huyện Vụ Bản đạt 505.397 triệu đồng chiếm tỷ trọng 58% trong tổng dư nợ, sang năm 2018 đạt 649.386 triệu đồng chiếm tỷ trọng 59% và tăng 28,5% so với năm 2017 và đến năm 2019 đạt 750.591 triệu đồng chiếm tỷ trọng 59% và tăng 15,6% so với năm 2018. Mức dư nợ, tỷ trọng và tốc độ tăng đều tăng qua 3 năm. Tỷ trọng cho vay hộ kinh doanh chiếm khoảng hơn 50% trong tổng dư nợ cho thấy Chi nhánh đã chú trọng đến việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ kinh doanh và khai thác tương đối tốt tiềm năng của thị trường trên địa bàn.

Trong những năm gần đây, nhiều NHTM tham gia vào thị trường tạo nên một áp lực lớn cho Chi nhánh về cạnh tranh để tăng số lượng khách hàng, nhất là khách hàng hộ kinh doanh. Chi nhánh đã luôn chú trọng đến việc mở rộng và phát triển số lượng khách hàng hộ kinh doanh.

Bảng 2.4 Số lượng khách hàng cho vay hộ kinh doanh

doanh vay vốn là 4.285 hộ trong đó khách hàng có TSBĐ là 1.022, không có TSBĐ là 3.263, sang năm 2018 là 4.480 hộ, tăng 195 hộ (tăng 4,6%) so với năm 2017 trong đó có TSBĐ là 134 (tăng 13%), không có TSBĐ là 61 (tăng 2%), đến năm 2019 giảm đi còn4.338 hộ (giảm 3,2%) trong đó có TSBĐ là

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Số tiền Tốc độ tăng trưởng Số tiền Tốc độ tăng trưởng Dư nợ CVHKD__________ 505.397 649.386 28,5 750.591 15,6 Dư nợ CV bình quân HKD 118 145 22,9 173 19,3

1.288 hộ (tăng 6,2%),không có TSBĐ là 3.050 hộ (giảm 8,2%). Như vậy, qua 3 năm số lượng khách hàng hộ kinh doanh vay vốn tại Chi nhánh tăng lên trong năm 2018 và giảm nhẹ trong năm 2019 trongđó số lượng khách hàng có TSBĐ tăng, khách hàng không có TSBĐ cũng tăng trong năm 2018 và giảm trong năm 2019. Số lượng khách hàng hộ kinh doanh vay vốn không có TSBĐ chủ yếu tại Chi nhánh là hộ nông dân cho vay qua tổ vay vốn. Mục đích vay vốn chủ yếu là chăn nuôi gia cầm, gia súc. Đây là những khách hàng không có Giấy phép kinh doanh, vay vốn nhỏ, lẻ, tình hình kinh doanh dễ chịu ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh vì vậy nguồn thu nhập không ổn định, dễ xảy ra rủi ro. Và theo chủ trương của chính phủ tăng số tiền cho vay không đảm bảo đối với các hộ này lên tối đa 200 triệu đồng 01 hộ nên số lượng HKD vay qua tổ vay vốn ở địa bàn Huyện cũng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, do đặc thù tại địa bàn huyện vẫn là cho vay dựa trên các tổ vay vốn nên số lượng khách hàng hộ kinh doanh vay vốn không có TSBĐ tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hộ kinh doanh vay vốn, mặc dù dư nợ còn thấp.

Nhìn chung, với số lượng hộ kinh doanh vay vốn là 4.338 hộ vào năm 2019 là con số lớn so với quy mô của Chi nhánh, tuy nhiên trong 4.338 hộ này bao gồm cả các hộ kinh doanh là hộ nông dân cho vay qua tổ vay vốn nhỏ lẻ chưa đáp ứng hết được nhu cầu vay vốn của các hộ này mà chủ yếu vẫn cho vay qua tổ vay vốn để giảm tải số lượng công việc cho CBTD vì không phải làm hồ sơ đăng ký thế chấp. Như vậy, Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng được và chưa tiếp cận nhu cầu vay vốn của khách hàng hộ kinh doanh.

Bảng 2.5 Dư nợ cho vay bình quân hộ kinh doanh

Ngân hàng 2017 2018 2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Agribank huyện Vụ Bản 873.928 76,8 1.095.456 79 1.274.933 80 2. Lienvietpostbank 82.574 7,3 87.485 6,3 94.842 6 3. Vietinbank 125.755 11 134.578 9,7 141.266 8,9 4. Các tổ chức khác 55.628 4,9 68.524 5 82.141 5,1 Tổng số 1.137.885 100 1.386.043 100 1.593.182 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Agribank huyện Vụ Bản từ 2017- 2019)

Dư nợ cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh tăng trưởng qua 3 năm và dư nợ cho vay bình quân hộ kinh doanh cũng tăng do đã tăng suất đầu tư cho các hộ cho vay qua tổ vay vốn. Tuy nhiên, sự gia tăng dư nợ bình quân HKD là do sự giảm số lượng khách hàng nên dư nợ bình quân tuy có tăng nhưng tổng dư nợ HKD tăng không nhiều. Năm 2017, dư nợ bình quân đối với khách hàng hộ kinh doanh đạt 118 triệu đồng thì năm 2018 là 145 triệu, tăng 27 triệu đồng (tăng 22,9%), đến năm 2019 là 173 triệu đồng, tăng 28 triệu đồng (tăng 19,3%) so với năm 2018. Với dư nợ bình quân hơn 173 triệu đồng trên 01 khách hàng vay kinh doanh, đây là mức dư nợ bình quân cực kỳ thấp.

2.2.3.2 Thị phần cho vay hộ kinh doanh

Ngoài sự hoạt động của Ngân hàng chính sách - xã hội thì trên địa bàn huyện Vụ Bản chỉ có ba Ngân hàng thương mại có đóng trụ sở và hoạt động trên địa bàn huyện như Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam và Agribank huyện Vụ Bản, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển tín dụng nói chung và hộ kinh doanh nói riêng. Thị phần cho vay HKD của phòng giao dịch được coi như “độc quyền”. Tuy nhiên, gần đây cũng xuất hiện sự cạnh tranh của các NHTM (Vietinbank, Lienvietpostbank, MSB, các quỹ tín dụng) trên địa bàn khác xâm nhập vào hoạt động tín dụng.

Bảng 2.6 Thị phần cho vay Hộ kinh doanh

trọng trọng trọng

Một phần của tài liệu 0968 phát triển cho vay hộ kinh doanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vụ bản bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w