- Từ phía ngân hàng
+ Thứ nhất: Do áp lực về nhu cầu vốn của nền kinh tế và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các ngân hàng phải duy trì lãi suất huy động vốn cao, dẫn đến việc khó khăn trong điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nên chi phí SXKD của nhiều DN còn ở mức cao, trong khi khả năng sinh lời không đủ bù đắp lãi tiền vay ngân hàng.
Ngân hàng là người đi vay để cho vay, thực chất là mua vốn của người thừa để bán vốn cho người thiếu, không ai đi mua mà lại muốn mua đắt nhưng nếu muốn mua với giá thấp hơn thì sẽ không mua được, vì trên thị trường hiện đang tồn tại quá nhiều người cần mua vốn.
Việc ngân hàng phải nâng lãi suất huy động thể hiện việc ngân hàng cần vốn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, đồng thời thể hiện nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế tăng lên và mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Khi lãi suất đầu vào tăng, buộc ngân hàng phải nâng lãi suất cho vay để bù đắp chi phí hoạt động.
+ Thứ hai: Các cơ chế đảm bảo tiền vay tại các ngân hàng hiện nay rất chặt chẽ. Việc triển khai cho vay tín chấp mới chỉ trong phạm vi khu vực nông nghiệp, nông thôn, hộ gia đình; các DN vẫn phải vay theo hình thức thế chấp vẫn cần có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo tiền vay là một trong những điều kiện để Ngân hàng quyết định cho vay. Nếu các DN không có tài sản đủ đảm bảo cho khoản vay vốn thì cũng khó có thể được chấp thuận trừ những
khách hàng được ngân hàng đánh giá có uy tín và cho vay với một phần không đảm bảo.
Nhiều doanh nghiệp đi vay bị từ chối với lý do doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, hoặc tài sản thế chấp không đảm bảo. Điều này rất khó khăn cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp mới được thành lập
+ Thứ ba: Quy chế về cơ chế cho vay, từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân phải trải qua nhiều thủ tục, điều kiện, giấy tờ phức tạp, tốn nhiều thời gian làm lỡ cơ hội kinh doanh, kế hoạch thực thi dự án của doanh nghiệp. Có những khách hàng phàn nàn về thời gian ra quyết định cho vay. Nếu không chấp nhận hoặc chấp nhận cũng cần giải quyết và trả lời thật thẳng thắn sớm để doanh nghiệp chủ động tìm nguồn khác cho kịp thời vụ cũng như tiến độ thực hiện phương án.
+ Thứ tư: Trình độ năng lực cán bộ tín dụng của Vietinbank - Chi nhánh Quang Trung chưa đồng đều, bất cập nhất là kỹ năng thẩm định dự án, phân tích tài chính DN, chưa thích ứng kịp thời với những thay đổi của thị trường. Cùng với đó là công tác thu thập và phân tích thông tin tín dụng đối với DNVVN còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng làm không định giá tín dụng đúng, lãi suất và chất lượng khoản vay tách rời nhau, định lãi suất thường dựa vào một số chỉ tiêu chung không phản ánh đủ chi phí, dẫn đến hạn chế tín dụng.
+ Thứ năm: Nguồn vốn cho vay của các ngân hàng cũng như Vietinbank - Chi nhánh Quang Trung phụ thuộc vào khả năng huy động vốn nhưng khả năng này còn nhiều hạn chế; một mặt do tiềm năng tích luỹ để dành của nền kinh tế và thu nhập của dân cư chưa dồi dào, mặt khác các kênh đầu tư chứng khoán, vàng, bất động sản, huy động trái phiếu của Chính phủ...ảnh hưởng nhiều đến khả năng huy động vốn điều này dẫn đến việc ngân hàng không đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Trong
khi đó nguồn vốn huy động của Vietinbank - Chi nhánh Quang Trung chủ yếu vẫn là nguồn vốn ngắn hạn (duới 12 tháng) một phần do tâm lý dân cu chua tin cậy vào sự ổn định của lãi suất tiền gửi, mặt khác nguồn thu nhập của dân cu chủ yếu vẫn chỉ là nguồn tạm thời nhàn rỗi (chua thực sự thừa vốn); trong khi nhu cầu đầu tu của DN lại là vốn trung dài, hạn (thời hạn trên 12 tháng). Nên mặc dù NHNN đã cho phép đua tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn sang đầu tu trung, dài hạn từ 25 lên 30% nhung vẫn chua đáp ứng đuợc nhu cầu vốn trung, dài hạn.
+ Thứ sáu: Vietinbank - Chi nhánh Quang Trung đã quan tâm đến DNVVN nhung chua thực sự trở thành chiến lựơc. Chua thực sự quan tâm đến chiến luợc khách hàng, đến hoạt động Marketing, nên việc thu hút kế hoạch mới gặp khó khăn, còn thụ động ngồi chờ khách hàng đến vay vốn.
+ Thứ bảy: Các loại hình sản phẩm tín dụng đơn điệu, chua đa dạng về hình thức cấp tín dụng, vẫn chủ yếu tập trung vào hoạt động cho vay (chiếm gần nhu tất cả du nợ tín dụng), còn nghiệp vụ bảo lãnh, cho thuê tài sản và chiết khấu chiếm tỷ trọng rất ít thậm chí không có.
+ Thứ tám: các hoạt động marketing của Chi nhánh những năm qua còn chua thực sự đuợc chú trọng. Do đó, uy tín và vị thế của Chi nhánh còn chua thực sự cao, chua có sức cạnh tranh mạnh mẽ với các NHTM hàng đầu khác.
+ Thứ chín : công tác kiểm tra, kiểm soát của NH còn lỏng lẻo, vẫn còn nhiều truờng hợp sai phạm xảy ra, vi phạm quy trình cho vay, cho vay vuợt quyền, điều này là do công tác thanh tra, kiểm tra tại Chi nhánh chua đuợc thực hiện một cách thuờng xuyên và đột xuất, thậm chí còn có sự cả nể trong quá trình thực hiện.
+ Thứ muời, tại Chi nhánh chua có biện pháp thu hồi nợ quá hạn và nợ xấu một cách quyết liệt và hiệu quả, nhiều khách hàng ý thức kém không muốn trả nợ nhung hiện tại chua có phuơng án giải quyết hữu hiệu.
- Từ phía DNVVN
+ Thứ nhất: Số lượng DNVVN nhiều, nhưng vốn điều lệ thấp, tính bền vững rất hạn chế, đặc biệt là các DNVVN vì vậy mà hiệu suất thấp; chính điều này khiến cho các DNVVN khó khăn trong việc tiếp nhận dự án, xây dựng đề án vay vốn, kinh nghiệm làm đề án...
+ Thứ hai: Tính hiệu quả của dự án kinh doanh; phương án kinh doanh của các doanh nghiệp lập và đem đến ngân hàng để vay vốn, đa số là không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Điều này thể hiện ở chỗ, các Doanh nghiệp chỉ quan tâm đưa ra nhu cầu vốn mình cần vay ngân hàng là bao nhiêu mà không quan tâm đến cách lập phương án vay vốn sao cho phù hợp với tình hình SXKD của DN mình, cũng như xác định tổng nhu cầu vay vốn nhưng không tính toán được số vòng quay vốn cho phương án. Phương án các DN xuất trình Ngân hàng thường không mang tính thực tế và thực sự có hiệu quả để thuyết phục ngân hàng đầu tư vốn cho DN của mình, trình độ kỹ thuật yếu kém, sản xuất kinh doanh chịu nhiều áp lực cạnh tranh nên sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được, sản xuất đình trệ không có khả năng trả nợ. Điều này đã làm cho các Ngân hàng đánh giá về trình độ quản lý, trình độ của đội ngũ kế toán doanh nghiệp không cao, làm cho các Ngân hàng phải xem xét, đánh giá về năng lực thực sự của doanh nghiệp
+ Thứ ba: Các báo cáo tài chính là công cụ để đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp. Nhưng các báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi cho Ngân hàng không đầy đủ, thiếu minh bạch, không được kiểm toán, cách tổ chức hạch toán không tuân thủ nguyên tắc kế toán là trở ngại lớn đối với công tác thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng. Trong khi đó, thẩm định phi tài chính lại thiếu hệ thống thông tin cần thiết, không đầy đủ...Dẫn đến việc mặc dù các TCTD đều thực hiện hệ thống phân loại khách hàng, chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ nhưng cũng không đủ độ tin cậy
để áp dụng các chính sách tín dụng ưu đãi như: Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản toàn bộ hoặc một phần khoản vay, áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, điều chính bổ sung hạn mức cho vay...
+ Thứ tư: DNVVN là đối tượng khách hàng được nhận định sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai, chính vì vậy Vietinbank - Chi nhánh Quang Trung xác định đây là khách hàng tiềm năng và ngày càng được ngân hàng quan tâm đến. Tuy nhiên mối quan hệ trên vẫn còn nhiều hạn chế, giữa ngân hàng và khách hàng đang có nhiều khoảng cách. Việc trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và Vietinbank - Chi nhánh Quang Trung chưa thật sự rõ ràng, mà việc trao đổi trực tiếp giữa 2 bên doanh nghiệp và ngân hàng là yếu tố quan trọng để cùng thấu hiểu nhau, như vậy khó có thể rút ngắn khoảng cách để tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ tiếp cận với vốn của ngân hàng.
+ Thứ năm: trình độ năng lực quản lý của các DNVVN. Hiện nay các DNVVN chưa áp dụng được phương pháp quản lý hiện đại, có chiến lược phát triển lâu dài nên rất khó thuyết phục các ngân hàng. Một số doanh nghiệp phát triển quá nhanh, mà năng lực điều hành thì còn hạn chế nên dẫn đến việc lúng túng trong việc quản lý. Nhiều doanh nghiệp làm ăn theo lối gia đình, không có nguyên tắc, dẫn đến mất uy tín đối với đối tác. Từ đó ngân hàng e ngại không thể kiểm soát được mức độ an toàn khi giải ngân vốn cho loại hình doanh nghiệp này. Mặt khác, đại đa số các DNVVN mới lập nghiệp đang trong quá trình tích tụ vốn; do một số DN phát triển quá nhanh nên thiếu điều kiện phát triển và hạn chế về vốn; với tốc độ tăng trưởng của DNVVN tăng lên quá nhanh trong thời gian qua, các ngân hàng không thể kiểm soát được mức độ an toàn khi giải ngân vốn cho loại hình DN này.
+ Thứ sáu: tài sản đảm bảo. Một trong những điều kiện cơ bản của các khế ước vay là các tài sản bảo đảm vay. Tuy nhiên, đây cũng là điểm yếu của các DNVVN, vì các tài sản bảo đảm chủ yếu có nguồn gốc từ tài sản cá nhân
của chủ doanh nghiệp và giá trị của các tài sản cá nhân thường thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu các khoản vay để phát triển doanh nghiệp. Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với các khoản vay, chẳng hạn như việc chuyển tiền trực tiếp cho người bán, cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi làm giảm khả năng sử dụng các nguồn vốn vay.
- Từ các nhân tố khách quan:
+ Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới:
Nền kinh tế VN vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,... vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Ngành dệt may trong một số năm gần đây đã gặp không ít khó khăn vì bị khống chế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung. Ngành thủy sản cũng gặp nhiều lao đao vì các vụ kiện bán phá giá vừa qua. Không chỉ xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương không kém. Mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giá thép thế giới. Việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm.
Như vậy, nhìn chung, các ngành nghề trong nền kinh tế Việt Nam đều có sự biến động, làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh.
+ Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế:
Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt
với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị truờng. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thuơng mại trong nuớc và quốc tế trong môi truờng hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nuớc với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nuớc ngoài thu hút.
+ Sản xuất kinh doanh trong nuớc phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập ngoại, đặc biệt là hàng nhập lậu, trốn thuế.
+ Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nuớc:
Các chính sách đã và đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Do vậy, các DNVVN chuyển huớng và điều chỉnh phuơng án kinh doanh không theo kịp sự thay đổi của cơ chế chính sách vĩ mô nên kinh doanh thua lỗ hoặc không đủ điều kiện để đuợc tiếp tục vay vốn ngân hàng.
Công tác truyền thông về các chính sách hỗ trợ cho đối tuợng DNVVN chua đầy đủ. Các DN không biết Nhà nước có các chính sách đó và chính sách ban hành ra vì thế mà chưa đến được với đời sống DN, DN không được hướng dẫn đầy đủ, từ đó khiến mọi hoạt động liên quan trở nên lúng túng.
+ Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đầy đủ
Các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý đối với thị trường bất động sản chưa thực hiện kịp thời cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ đang sở hữu hoặc đang sử dụng tài sản. Do đó, việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn, phức tạp, nhiều khi bị ách tắc về giấy tờ không hợp lệ, hợp pháp đối với cả người vay và người cho vay.
+ Việc thực hiện pháp lệnh, kế toán thống kê chưa nghiêm túc đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của DNVVN chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Số liệu phản ánh chưa chính xác, trung thực tình hình sản
xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Các quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN của các địa phương chưa phát huy tốt hiệu quả mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, còn khó khăn trong việc làm thủ tục bảo lãnh. Cũng như chưa đưa ra được những dự án hiệu quả và khả thi.
Cạnh tranh gay gắt: trong thời gian này lĩnh vực tài chính - ngân hàng sẽ hoàn toàn hội nhập và không còn sự phân biệt giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Chính vì vậy, tại thời điểm này, rất nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã bắt đầu mở rộng hoạt động tại Việt Nam, tạo sự cạnh tranh khốc liệt hơn về chất trong ngành tài chính ngân hàng. Các ngân hàng đều chú trọng đến việc khai thác thị trường bán lẻ nên đẩy mạnh thành lập thêm nhiều chi nhánh, cung cấp các dịch vụ tín dụng đa dạng. Các ngân hàng lớn bên cạnh lợi thế về vốn, sản phẩm và năng lực quản lý cao, họ còn có các đối tác toàn cầu chuyên nghiệp nên sẽ có những bước đi táo bạo nhằm chinh phục thị trường. Đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, những sản phẩm tín dụng đa dạng, thủ tục nhanh gọn... là những yếu tố mà các ngân hàng này đã thu hút được khá đông người tiêu dùng.
Vì vậy, các ngân hàng muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và nắm bắt được thời cơ trong bối cảnh khủng hoảng phải cần có đội ngũ đủ khả năng