- Quy mô dư nợ ở mức cao nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ lại có xu hướng giảm dần. Sang năm 2019, tốc độ tăng trưởng dư nợ chỉ dừng ở mức rất thấp là 0.63%.
- Đóng góp dư nợ của hoạt động CVTD trong hoạt động tín dụng của chi nhánh nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng còn khiêm tốn. Trong hoạt động tín dụng nói chung, dư nợ CVTD chỉ chiếm từ 7-8% về tỷ trọng; còn trong hoạt động cho vay KHCN thì dư nợ CVTD cũng chỉ chiếm từ 18-22% về tỷ trọng.
- Cơ cấu dư nợ của hoạt động CVTD theo sản phẩm còn mất cân đối. Phần lớn dư nợ tập trung vào nhóm sản phẩm cho vay mua bất động sản (trên 70%), một phần khác tập trung ở sản phẩm cho vay mua ô tô (khoảng 20%). Trong nhóm sản phẩm cho vay mua bất động sản thì tiếp tục có sự mất cân đối khi phần lớn dư nợ tập trung vào mục đích cho vay mua nhà đất. Cho vay mua nhà dự án và cho vay xây sửa nhà chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ.
- Dư nợ CVTD kì hạn ngắn còn thấp (nhỏ hơn 10%). Cho thấy chi nhánh đang bỏ xót một phần thị trường tiềm năng là các khoản vay tiêu dùng có kì hạn ngắn, giá trị nhỏ nhưng lại có số lượng khách hàng có nhu cầu lớn, lãi suất và hiệu quả kinh tế cao.
- Doanh số CVTD có sự sụt giảm và không duy trì được đà tăng trưởng. Năm 2019, doanh số CVTD giảm tới hơn 40% so với năm 2018.
- Số lượng khách hàng vay tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng giảm dần. Nếu như năm 2018 số lượng khách hàng vay tiêu dùng tăng gần 10% so với năm 2017 thì sang năm 2019, con số này chỉ còn là gần 3%.
- Tỷ trọng Khách hàng vay tiêu dùng của Chi nhánh trên tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng và số khách hàng cá nhân vay còn thấp. Chỉ chiếm 20-30% về tỷ trọng số lượng khách hàng.
- Tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động CVTD có xu hướng tăng lên. Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của hoạt động này chỉ 0.3% nhưng sang năm 2018 và 2019 đã tăng lên 1.35% và 1.53%. Đồng thời tỷ lệ nợ xấu của hoạt động CVTD cũng cao hơn tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay KHCN nói chung.
- Dư nợ CVTD các nhóm 2,3,4,5 có xu hướng tăng lên về quy mô và tỷ trọng. Đồng thời so với hoạt động cho vay KHCN nói chung thì hoạt động CVTD có tỷ trọng nợ nhóm 1 thì thấp hơn trong khi tỷ trọng nợ các nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 lại cao hơn.
- Số lượng khách hàng vay tiêu dùng có nợ ở nhóm 2, nhóm 4 và nhóm 5 tăng rất mạnh qua các năm. Cụ thể: Trong 2 năm 2018 và 2019, nhóm 2 có tốc độ tăng 100% và 133.33%; nhóm 4 có tốc độ tăng 100% và 50%; đặc biệt nhóm 5 có tốc độ tăng tới 600% và 42.86%. Đồng thời, tỷ lệ khách hàng có nợ xấu trong hoạt động CVTD cũng cao hơn rất nhiều tỷ lệ tương ứng trong hoạt động cho vay KHCN.
- Thu lãi trong hoạt động CVTD có dấu hiệu suy giảm, khi năm 2019 đã giảm 8.65% so với năm 2018.
- Mức trích lập DPRR trong hoạt động CVTD cũng có xu hướng tăng mạnh. Năm 2017, chỉ dừng ở mức trên 3 (tỷ đồng) nhưung sang năm 2018 và 2019 đã tăng lên mức gần 17 và 25 (tỷ đồng). Đồng thời, mức trích lập DPRR trong hoạt động cho vay tiêu dùng cũng cao hơn trong hoạt động cho vay KHCN khác là cho vay SXKD.
- Hoạt động quảng bá sản phẩm CVTD của Chi nhánh còn hạn chế. Đa số Khách hàng tìm tới sử dụng sản phẩm CVTD là lần đầu sử dụng sản phẩm của chi nhánh và từ người quen giới thiệu cũng như tin tưởng vào uy tín hình ảnh sẵn có của Vietcombank. Các hoạt động marketing sản phẩm gần như không có hoặc chưa đạt hiệu quả cao. Các kênh bán hàng trực tiếp và từ bên thứ 3 chưa được chú trọng và đem lại hiệu quả.
- Quy trình giao dịch, thủ tục hồ sơ còn phức tạp dẫn tới thời gian chờ đợi và hoàn tất khoản vay cho khách hàng là tương đối dài.