Tăng cường hoạt động Marketing

Một phần của tài liệu 1029 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89)

Xây dựng chương trình phân tích đối thủ cạnh tranh một cách khoa học để từ đó có chính sách tăng cường hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng, phát triển sản phẩm.

Hầu hết các khách hàng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cá nhân nên việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm rất quan trọng đối với ngân hàng. Công tác marketing phải đảm nhận được vai trò quảng bá thông tin tới khách hàng để khách hàng nắm được cách sử dụng và lợi ích khi sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng. Vì vậy giải pháp về marketing có thể là: Thành lập bộ phận chuyên phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh với mục đích nắm được những thông tin của các đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra những quyết sách kịp thời. Đội ngũ làm công tác marketing phải được tuyển chọn và đào tạo chuyên nghiệp, có đủ kỹ năng trong lĩnh vực marketing.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Sự quan tâm của Chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với mọi ngành, mọi cấp vì Chính phủ có thể tạo ra sự hỗ trợ tổng thể về thuế, các văn bản pháp luật, chính sách kinh tế xã hội.

Thứ nhất, Chính phủ cần hoàn thiện khung pháp lý thuận lợi cho hoạt

động kinh doanh ngân hàng nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng. Nhà nước cần:

- Sửa đổi bổ sung những quy đinh mới về lập chứng từ kế toán, hạch toán ghi sổ phù hợp với những dịch vụ ngân hàng, quản lý, thanh toán qua hệ thống vi tính, điện tử theo chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các chứng từ ngân hàng điện tử, chữ ký điện tử. Pháp luật công nhận giá trị pháp lý của các chữ ký điện tử, công nhận giá trị chứng từ của văn bản điện tử trong các hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế...

- Nghiên cứu các văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế.

- Hướng dẫn các bộ, ban ngành thực hiện đồng bộ các văn bản như văn bản về giao dịch bảo đảm, văn bản về đất đai.

Thứ hai, tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thông các

hoạt động ngân hàng ra nước ngoài và tận dụng được nguồn vốn, công nghệ từ các nước, các tổ chức quốc tế, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng đặc biệt về đào tạo, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm hội nhập cho những cán bộ của NHNN và một số NHTM.

Thứ ba, Nhà nước cần có những chính sách đẩy mạnh thanh toán

không dùng tiền mặt, phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông và internet để tạo điều kiện cho NHTM thực hiện phát triển dịch vụ ngân hàng.

- Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản nhằm thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế và dân cư.

khoản tại một ngân hàng thông qua đó ngân hàng có điều kiện phát triển các dịch vụ ngân hàng và thị trường có điều kiện quản lý mở rộng các dịch vụ bán hàng.

- Sự phát triển của bưu chính viễn thông và internet là vấn đề cơ sở để ngân hàng thực hiện hiện đại hóa công nghệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng. Song hiện nay các ngân hàng phải thuê bao đường truyền dẫn với mức phí quá cao đồng thời chưa nhanh và chuẩn xác an toàn. Do vậy phát triển bưu chính viễn thông không chỉ là vấn đề riêng của ngành bưu chính mà còn là nội dung quan trọng cần được nhà nước đặc biệt quan tâm.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:

Là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, đề ra các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ mới của NHTM. Để các NHTM có thể phát triển và đa dạng hóa nghiệp vụ bán lẻ đề nghị Ngân hàng Nhà nước:

Thứ nhất, cần bổ sung, hoàn thiện các chính sách cơ chế, thúc đẩy ứng

dụng và phát triển các sản phẩm mới:

Trên cơ sở các bộ luật của Nhà nước cần xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn về hoạt động ngân hàng để các NHTM thực hiện. Các văn bản hướng dẫn vừa không trái luật vừa phải tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động trong điều kiện cụ thể của nước ta và xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay.Văn bản chế độ cần đi trước công nghệ một bước, tạo định hướng cho phát triển công nghệ hoặc ít nhất phải được sửa đổi kịp thời cho phù hợp với công nghệ, đảm bảo an toàn cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Thứ hai, NHNN cần xây dựng chiến lược phát triển vĩ mô cho hoạt

toàn trong hoạt động ngân hàng bán lẻ. Sự phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ đang có cơ hội rất lớn nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ. Với vai trò trung tâm trong sự phát triển, các ngân hàng cần xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Thứ ba, NHNN nên xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm

bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát đồng thời lập một chương trình về hội nhập quốc tế về tài chính trên mạng internet để cập nhật thông tin tài chính, tiền tệ trên thế giới. Có định hướng phát triển công nghệ thông tin cho ngành ngân hàng, trên cơ sở đó các ngân hàng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phát triển các dịch vụ, tiện ích ngân hàng. Tiếp tục đinh hướng cho các TCTD phát triển các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo cho các TCTD đầu tư đúng hướng và có hiệu quả trong kinh doanh. Triển khai các đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giám sát, quản trị, điều hành, thông tin, báo cáo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNN.

Thứ tư, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ

và cơ chế quản lý các trung tâm thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước:

Ngân hàng Nhà nước cần đi trước một bước trong việc thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, Tập trung đầu tiên, mạnh mẽ vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán để mọi khoản vốn chu chuyển trong nền kinh tế đều thông qua các định chế tài chính, trong hoạt động ngân hàng khi tăng nhanh vòng quay vốn tức hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông.

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM tự đầu tư, hợp tác, liên kết và vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Cục công nghệ tin học ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và

lựa chọng các công nghệ và sản phẩm phần mềm tiên tiến trên thị trường trong và ngoài nước để tư vấn, định hướng cho các NHTM.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở phân tích định hướng và mục tiêu phát triển và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, trong chương III, Luận văn đã đưa ra những giải pháp cơ bản về các mặt như tiếp cận thị trường và quản lý khách hàng, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, ....nhằm làm nền tảng cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại SeA Bank.

Qua đó đề xuất một số kiến nghị có liên quan đối với Chính phủ, NHNN trong việc hỗ trợ , tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đã đưa ra.

KẾT LUẬN•

Với mong muốn những sản phẩm, dịch vụ bán lẻ ngân hàng đến tay từng người dân với chất lượng cao, đem lại hiệu quả sử dụng tối đa cho khách hàng, thỏa mãn nhu cầu tối đa cho khách hàng đồng thời đem lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng, tạo hình ảnh thương hiệu cho ngân hàng. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã đặt ra và giải quyết một cách khá toàn diện lý luận cơ bản về kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, chỉ ra mối tác động hữu cơ giữa phát triển và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Từ đó nêu bật được thực trạng cung ứng sản phẩm dịch vụ tại SeABank trong thời gian qua qua đó chỉ ra những thành công cũng như hạn chế mà SeA Bank cần khắc phục và đưa ra những giải pháp hoàn thiện trong việc phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Đồng thời luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN như là những điều kiện cần, điều kiện hỗ trợ để thực hiện phát triển và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại SeA Bank.

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã và đang được quan tâm và hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới, phát triển tại SeABank tác giả đã cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu lý luận và thực tiễn, tìm tòi những mặt tích cực, tiềm năng phát triển và những hạn chế từ đó đưa ra những kiến nghị song với khả năng có hạn nên luận văn chắc chắc còn những hạn chế nhất định , rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy, Cô và bạn đọc để luận văn có thể hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010.

2. NGND. PGS. TS. Tô Ngọc Hưng , ThS Nguyễn Đức Trung -

“Hoạt động ngân hàng Việt Nam- Nhìn lại năm 2011 và một số giải pháp cho năm 2012 ”

3. TS Ngô Thị Minh Hiền , ‘‘Giáo trình Marketing trong ngân hàng ”,

NXB Thống kê 2008.

4. NGƯT.,TS. Tô Ngọc Hưng, “Giáo trình Ngân hàng thương mại”,

NXB Thống kê.

5. Nguyễn Thị Mùi, “Quản trị Ngân hàng thương mại ”, NXB Tài chính 6. Tạp chí Ngân hàng

7. Thời báo Ngân hàng.

8. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á , (2009), “Báo cáo thường niên năm 2009 ”.

9. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á , (2010), “Báo cáo thường niên năm 2010”.

10. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á , (2011), “Báo cáo thường niên năm 2011 ”.

11. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á , (2012), “Báo cáo thường niên năm 2012”.

12. Tài liệu đào tạo, “Giới thiệu sản phẩm dịch vụ bán lẻ SeABank”,

Khối Bán lẻ - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

13. “Báo cáo hoạt động dịch vụ bán lẻ 2009 -2012” của Khối Bán lẻ - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu 1029 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w