Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 1144 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

a. Thông lệ quốc tế:

Để mang đến khả năng hội nhập với nền kinh tế thế giới thông qua hoạt động tài trợ thương mại quốc tế cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, khung pháp lý của mỗi nước đòi hỏi phải được bổ sung, đổi mới và hoàn thiện theo hướng đạt chuẩn quốc tế. Do đó hoạt động tài trợ thương mại phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc gia và luật quốc tế, nên các văn

bản pháp lý phải ban hành đồng bộ, tránh chồng chéo, bất cập, tạo ra khung pháp lý đạt chuẩn quốc tế cho hoạt động tài trợ thương mại, tạo điều kiện để hoạt động tài trợ thương mại được thực hiện và kiểm soát an toàn, hiệu quả, phù hợp theo thông lệ quốc tế, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, ngân hàng và quốc gia.

b. Cơ chế chính sách trong nước:

Là yếu tố trực tiếp tác động đến sự phát triển của hoạt động tài trợ thương

mại. Trong các điều kiện hiện nay, các ngân hàng hoạt động luôn phải bám sát theo những văn bản của NHNN, của bộ Tài chính và các bộ ban ngành liên quan khác ban hành. Các văn bản này phải truyền tải mọi nội dung một cách đầy đủ, đồng bộ và kịp thời. Do vậy nếu bất cập trong cơ chế chính sách sẽ ảnh

thương mại như nhờ thu, thư tín dụng, bảo lãnh,.. được thực hiện ở cấp độ chuyên môn cao hơn các phương thức thanh toán trong nước, vì vậy nó ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro khi nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra những cảnh báo, chấn chỉnh đối với các sai sót trong nghiệp vụ, giam lận trong thanh toán một cách đúng và chuẩn xác. Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản chính thức nào quy định trách nhiệm kiểm tra chứng từ, hướng dẫn kiểm tra chứng từ

khi các doanh nghiệp mở thư tín dụng, chuyển tiền, thanh toán nhờ thu,...các NHTM không được hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra tính hợp pháp của giấy phép XNK, chứng từ hàng hóa, hợp đồng ngoại thương, dẫn đến khó khăn trong

việc quản trị rủi ro hoạt động tài trợ thương mại. Như vậy sẽ góp phần làm hạn chế sự phát triển của tài trợ thương mại. Chính vì thế cần phải có một cơ chế chính sách rõ ràng, quy định cụ thể, hướng dẫn các NHTM về nghiệp vụ tài trợ

thương mại và quy định rõ trách nhiệm của ngân hàng, doanh nghiệp trước pháp luật, đặc biệt khi khách hàng mở thư tín dụng và thanh toán hợp đồng ngoại thương theo thư tín dụng. Quản trị rủi ro càng tốt thì tài trợ thương mại quốc tế càng phát triển.

c. Môi trường biến động giá:

Hoạt động tài trợ thương mại được thực hiện với cả nội tệ và ngoại tệ, do đó biến động trong chính sách tỷ giá của Chính phủ có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này. Khi tỷ giá biến động mạnh, các doanh nghiệp XNK có xu hướng vay bằng nội tệ để hạn chế rủi ro tỷ giá. Lấy ví dụ nếu ngân hàng cho

vay vốn nội tệ từ nguồn vốn huy động bằng nội tệ thì tỷ giá biến động, lợi nhuận

Các ngân hàng thương mại tại thị trường Việt Nam đa phần hoạt động theo phương thức tập trung, tức là các giao dịch được xử lý sẽ thuộc về trách nhiệm của Trung tâm trụ sở chính của các ngân hàng thương mại, chi nhánh khi đó sẽ trở thành vệ tinh, kênh phân phối sản phẩm. Phương thức hoạt động này hỗ trợ các khách hàng được hưởng chất lượng dịch vụ như nhau ở bất kỳ nơi nào, tốc độ xử lý nhanh, khách hàng sẽ nhận được tư vấn trong mọi tình huống từ các chuyên gia với trình độ cao và mọi vướng mắc sẽ được xử lý nhanh chóng. Về phía ngân hàng, các chi nhánh sẽ được hưởng lợi thế về tính kinh tế của quy mô (quy mô càng lớn, giá thành càng thấp), tiết kiệm lao động, tiết kiệm chi phí. Các rủi ro cũng được hạn chế nhờ hệ thống dữ liệu tập trung, kiểm soát tập trung và kiểm soát chéo giữa chi nhánh và Sở giao dịch. Bên cạnh

đó còn là việc tiết kiệm tài nguyên mạng, do đó tốc độ xử lý của hệ thống kỹ thuật sẽ nhanh hơn. Ngoài ra, việc dễ dàng nâng cấp hệ thống kỹ thuật và tiết kiệm chi phí khi nâng cấp hệ thống kỹ thuật cũng là một ưu điểm. Tuy vậy khi triển khai mô hình này cũng xuất hiện không ít những rủi ro như việc phát sinh nhiều vấn đề kỹ thuật cần giải quyết (cần phát triển hệ thống hỗ trợ Scan Imaging, Security fax và Internet banking), vấn đề về bản quyền và chia sẻ dữ liệu trong hệ thống. Chính vì vậy việc áp dụng mô hình hoạt động theo phương

thức tập trung cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển hoạt động

tài trợ thương mại.

b. Bộ máy tổ chức:

Việc bố trí sắp xếp các bộ phận trong một NHTM ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ thương mại. Các phòng, ban thực hiện nhiệm vụ phải có sự phối kết hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ với nhau để phòng tránh các rủi ro hoạt động. Các hoạt động tài trợ thương mại phải được thực hiện theo quy trình một cách

c. Chính sách của ngân hàng

Việc hoạch định chính sách của ngân hàng trong từng thời kỳ cũng là một nhân tố quan trọng tác động đến việc phát triển hoạt động tài trợ thương mại. Chính sách của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến việc phân bổ nguồn vốn tài trợ vào các sản phẩm dịch vụ tài trợ khác nhau. Ban quản trị sẽ quyết định đến cơ cấu hoạt động kinh doanh (hoạt động huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, kinh doanh vàng và ngoại hối) thông qua việc xem xét doanh thu, lợi nhuận tạo

ra, rủi ro tiềm ẩn từ các hoạt động này. Chính sách của ngân hàng tác động đến việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại còn thông qua việc phát triển: sản phẩm dịch vụ ưu tiên, địa bàn kinh doanh ưu tiên, nhóm khách hàng ưu tiên,..

d. Hoạt động của hệ thống ngân hàng đại lý

Hầu hết ngân hàng nào đều gặp hạn chế khi tham gia vào các thị trường tài chính. Những hạn chế đó có thể là về vị trí địa lý, về thời gian chênh lệch múi giờ, tập quán kinh doanh, năng lực kết nối, đường dây liên hệ với khách hàng, thị trường, tập quán giao dịch, luật lệ nước sở tại, ... Do vậy, tổ chức này phải sử dụng các dịch vụ của tổ chức tài chính khác để thực hiện các giao dịch nhất định nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Để thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại quốc tế, mỗi ngân hàng cần thiết lập quan hệ đại lý với các định chế tài chính, ngân hàng ở các quốc gia khác nhau, nhất là tại các quốc gia đã có Hiệp định thương

mại song phương. Các ngân hàng có hệ thống ngân hàng đại lý hùng hậu, có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới, sẽ có lợi thế trong việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại để tiết kiệm thời gian, thủ tục thông qua ngân hàng trung gian.

e. Trình độ cán bộ ngân hàng

thực hiện chính xác và thông suốt. Trình độ kinh nghiệm, sự nhạy bén, linh hoạt, sự hiểu biết nông hay sâu rộng về nghiệp vụ tài trợ thương mại của các cán bộ nhân viên, cán bộ lãnh đạo có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triền của hoạt động tài trợ thương mại. Khả năng thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại, khả năng nhận diện rủi ro, phân tích đưa ra các giải pháp hạn chế, khắc phục, phòng tránh rủi ro hoàn toàn phụ thuộc chính vào yếu tố con người.

Trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng quyết

định hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại. Để thực hiện tốt chính sách, quy trình, khai thác tốt công nghệ hiện đại và đề ra chính sách kinh doanh hợp lý thì yếu tố nguồn nhân lực là đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ

thương mại là hoạt động vô cùng phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ, nắm rõ hoạt động nghiệp vụ và các thông lệ,

tập quán quốc tế.

Do vậy, nếu ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp để đảm đương tốt các nghiệp vụ kinh doanh thì hoạt động của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả.

d. Công nghệ thông tin

Việc thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại đều dựa trên các trang thiết

bị, thu thập thông tin cũng dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin. Hơn thế

nữa, nghiệp vụ quản trị rủi ro của hoạt động tài trợ thương mại cũng nhờ vào hệ

Chất lượng dịch vụ ngân hàng có liên quan đến quá trình ảnh hưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Mà tài trợ thương mại cũng là một sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, vì vậy chất lượng dịch vụ tài trợ thương mại liên quan trực tiếp đến giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng, thể hiện rõ việc gắn bó lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng thông qua các tiêu chuẩn đo lường

sau về: hình ảnh; độ tin cậy; độ phản hồi; độ tiếp cận; kỹ năng; chất lượng sản phẩm dịch vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tại chương 1 của luận văn nghiên cứu, tác giả đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hoạt động tài trợ thương mại tại các NHTM. Nội dung chi tiết đã chỉ ra được các khái niệm, hình thức và đặc điểm từng loại hình hoạt động tài trợ thương mại theo nhiều tiêu chí. Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn đưa ra những yếu tố ảnh hưởng về việc phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại tại các NHTM và đặc biệt là những chỉ tiêu cần thiết để đánh giá mức độ phát triển của hoạt động này. Từ cơ sở đó, tác giả sẽ đi đến những phân tích thực trạng về

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội Thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội

Ngân hàng được thành lập trên cơ sở thực hiện cổ phần hóa, một ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 402/CT ngày 14

tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21 tháng 9 năm 1996 thành lập lại theo mô hình tổng công ty Nhà nước. Hiện nay, VietinBank vẫn là

ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam, vốn chủ sở

hữu đạt gần 77 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 37,2 nghìn tỷ đồng. Tiền thân của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội là Sở giao dịch I, có trụ sở tại số 10 Lê Lai, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tháng 9/2008 chấp hành chủ trương của UBND Tp. Hà Nội, chi nhánh Tp. Hà Nội đã di dời Trụ sở từ số 10 Lê Lai về thuê tại tòa nhà HANDICO - 34 Hai Bà

Trưng, Hà Nội. Đến tháng 6/2010, chi nhánh Tp. Hà Nội đã chuyển về địa chỉ mới: từ tầng 1 đến tầng 7 tòa nhà VINAFOOD1 - số 6 Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội. CN Thành phố Hà Nội luôn là một trong những CN đi đầu trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, góp phần

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tong nguồn vốn huy động 019.50 100,00 23.650 100,00 27.950 100,00 32.889 100,00

Phân theo đối tượng khách hang 1. Tiền gửi doanh nghiệp 10.43 3 53,50 13.008 55,00 15.093 54,00 20.072 61,03 2. Tiền gửi cá nhân 9.067 46,50 10.642 45,00 12.857 46,00 12.817 38,97

Phân theo loại tiền tệ 1. VNĐ 14.95

3

76,68 15.589 65,92 18.639 66,69 21.529 65,46

xã hội của quận Hoàn Kiếm nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung, VietinBank chi nhánh TP. Hà Nội hoạt động trên một địa bàn lý tưởng, có nhiều tiềm năng kinh tế để đẩy mạnh chiến lược thu hút vốn, cho vay đầu tư và phát triển các dịch vụ ngân hàng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chinhánh thành phố Hà Nội nhánh thành phố Hà Nội

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Vietinbank CN TP Hà Nội

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietinbank CN TP Hà Nội)

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam - Chi nhánh Thành phố Hà Nội Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hà Nội

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn qua các năm của Vietinbank CN TP Hà Nội

1. Có kỳ hạn 11.70

0 60,00 17.987 76,05 17.372 62,15 21.003 63,86

2. Không kỳ hạn

Tong dư nợ cho vay

26.460 100,00 27.450 100,00 27.610 100,00 28.712 100,00

A/Phân theo thời hạn - Ngắn hạn 8.996 34,00 9.894 36,04 10.216 37,00 10.393 36,20 - Trung hạn 17.464 66,00 17.556 63,96 17.394 63,00 18.319 63,80 B/ Chất lượng tín dụng - Dư nợ trong hạn 26.269 99,28 27.248 99,26 27.393 99,21 28.502 99,27 - Dư nợ quá hạn 191 072 202 074 217 0,79 210 0,73

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội năm 2016 - 2019)

Từ bảng 2.1 có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank- CN TP Hà Nội là lớn và tăng tương đối ổn định qua các năm. Trong đó thời kì 2016- 2017, tổng nguồn vốn huy động tăng từ 19.500 tỷ đồng lên tới 23.650 tỷ đồng, tăng 121% so với năm 2007 và đạt mức độ tăng trưởng lớn trong các năm. Sở dĩ có kết quả đó là do năm 2016-2017 là thời kì Vietinbank- CN TP Hà Nội mở đầu cho chuỗi những đổi mới trong quá trình tăng trường mà mở rộng quy mô khách hàng, đặc biệt chú trọng tìm kiếm những khách hàng tốt và mới, thu hút khối lượng nguồn vốn lớn đổ vào ngân hàng. Năm 2018 tổng nguồn vốn huy động tiếp tục tăng lên 27.950 tỷ đồng và sang năm 2019, con số này tăng lên ngưỡng 32.889 tỷ đồng. Có thể thấy qua các năm 2018-2019, tỷ trọng của nguồn huy động vốn tăng đều ở mức 118%.

2.1.3.2. Tinh hình tín dụng

Bảng 2.2 Tình hình dư nợ qua các năm của Vietinbank CN TP Hà Nội

Tốc độ tăng trường so với năm trước (%)

12,67 14,89 750 10,54

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội năm 2016 - 2019)

Qua số liệu về cơ cấu dư nợ cho vay của CN có thể nhận thấy: a. Phân theo thời hạn:

Cơ cấu cho vay theo kì hạn của chi nhánh tập trung chủ yếu là cho vay trung

dài hạn, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm khoảng 35% trên tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn cao thì chi nhánh luôn có nguồn thu rất ổn định từ khoản vay này: đó là lãi suất cho vay cao, các loại phí dịch vụ khi giải ngân như: phí chuyển tiền, phí thanh toán, tiền gửi lớn của các công ty nhưng cũng là rủi ro cho ngân hàng khi bắt buộc nguồn vốn huy động phải tăng nhanh và ổn định. Khi ngân hàng huy động tiền gửi ngắn hạn để cho vay dài hạn thì dễ gặp rủi ro trong

Một phần của tài liệu 1144 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w