Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 1144 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 97)

Ổn định kinh tế vĩ mô

Hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng có liên quan chặt chẽ với sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế phát triển tốt thì các doanh nghiệp mới có các điều kiện khách quan thuận lợi và yên tâm tin tưởng tham gia vào các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu với các đối tác nước ngoài.

Có hai yếu tố quan trọng của nền kinh tế luôn cần được chú trọng là lạm phát và tỷ giá. Lạm phát có tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng. Khi lạm phát cao sẽ dẫn đến

tăng chi phí đầu vào, làm giảm nhu cầu tiêu dùng dẫn đến giảm cầu nền kinh tế, đưa nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Còn tỷ giá là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tỷ giá không ổn định sẽ góp phần làm môi trường kinh doanh không ổn định, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Do đó, chính phủ cần đưa ra các chính sách tài khóa phù hợp cho nền kinh tế trong từng thời kỳ để kiểm soát chỉ số lạm phát và cơ chế tỷ giá ở mức ổn định.

Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp khuyến khích xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển là một tín hiệu tốt của nền kinh tế khỏe mạnh, điều này sẽ giúp cho các ngân hàng tăng khả năng cung ứng các dịch vụ tài trợ thương mại của mình. Bên cạnh đó sẽ giúp cho cải thiện cán cân thanh toán xuất nhập khẩu. Do đó, khuyến khích xuất nhập khẩu là vô cùng cần thiết. Chính phủ cần triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như điều chỉnh linh hoạt thuế suất nhập khẩu, triển khai các chính sách ưu đãi về vốn vay để doanh nghiệp có thể có vốn đầu tư vào công nghệ cao hay máy móc nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh. Khi đó, sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc.

Các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, dệt may, thủ công mỹ nghệ cần được chú trọng đầu tư, điều đó sẽ góp phần vào tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Chính phủ có thể trợ giúp doanh nghiệp bằng cách tăng cường xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài nước để tăng cơ hội cho các doanh nghiệp Việt nam được tiếp cận với các bạn hàng tiềm năng trên thế giới.

Thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hải quan cần được cải cách và đơn giản hóa hơn nữa. Hiện nay Tổng cục hải Quan đã triển khai Cổng thông tin

quốc gia một cửa, khai hải quan điện tử, ... để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 1144 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 97)