Hạn chế và Nguyên nhân

Một phần của tài liệu 1144 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 84)

2.3.2.1 Hạn chế

a. Có sự chênh lệch rất lớn trong cơ cấu khách hàng TTTM tại chi nhánh.

Khách hàng đa phần là những nhà nhập khẩu, chiếm tỷ lệ lớn. Trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu còn rất ít. Đây là một hạn chế lớn bởi giao dịch với các nhà xuất khẩu, đặc biệt với nguồn khách hàng thuộc nhóm lớn, thường xuyên thực hiện các hợp đồng ngoại thương với giá trị cao sẽ đem lại cho chi nhánh nhiều thuận lợi. Do các khách hàng doanh nghiệp lớn thường là các đơn vị có uy tín cao, có năng lực tài chính tốt, chi nhánh khi cấp tài trợ sẽ tránh được các rủi ro tiềm tàng. Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu này có nguồn thu ngoại tệ về, thường sẽ có nhu cầu gửi ngay tại ngân hàng cấp tài trợ hoặc bán lại cho ngân hàng. Như vậy, chi nhánh có thể coi đây là một nguồn huy động ngoại tệ lớn cho mình. Cũng hiểu được điều này, thời gian gần đây chi nhánh đã có nhiều ưu đãi nhất định cho khách hàng như giảm tỷ giá mua/bán nhiều hơn so với giá niêm yết khi khách hàng thực hiện mua/bán ngoại tệ, giảm nhiều chi phí dịch vụ khách hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp mới xin tài trợ, áp dụng nhiều chính sách lãi suất cho khách

hàng. Kết quả đạt được đó là số lượng khách hàng có tăng lên, nhưng chưa đạt mức tăng như kỳ vọng.

b. Sản phẩm tài trợ thương mại còn đơn điệu

Các phương thức tài trợ được áp dụng trong chỉ nhánh chỉ có phương thức chính là thư tín dụng, bảo lãnh, nhờ thu, ngoài ra cón hoạt động kinh doanh ngoại tệ hỗ trợ. Còn lại vẫn còn rất nhiều các phương thức thanh toán khác đã được áp dụng tại các NHTM cũng như tại các chi nhánh khác như bao thanh toán, upas L/C, chiết khấu, CAD,.. .mà tại chi nhánh vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Đây cũng chính là điểm hạn chế của chi nhánh, làm bỏ mất một lượng khách hàng tiềm năng trên thị trường.

c. Số lượng khách hàng tài trợ thương mại hạn chế

Với lợi thế về chất lượng hình ảnh và địa bàn hoạt động, chi nhánh thu hút nguồn khách hàng vô cùng lớn cả về số lượng và chất lượng. Nhưng xét về lượng khách hàng s ử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại tại chi nhánh lại không cao, chỉ chiếm 15% lượng khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, các khách hàng này đều là nhưng đơn vị đã giao dịch lâu năm, có quan hệ bạn hàng lâu dài và chỉ sử dụng các sản phẩm tài trợ truyền thống. Có thể thấy dù chi nhánh liên tục đẩy mạnh các chiến lược dịch vụ khách hàng nhưng việc thu hút khách hàng s ử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại lại chưa thực sự hiệu quả.

d. Thời gian tác nghiệp hệ thống kéo dài, vẫn xuất hiện một số sai sót trong quy trình tác nghiệp

Với những phát sinh trong thực tế, việc soạn thảo, lên quy trình nghiệp vụ các phòng ban trong hệ thống của chi nhánh đối với nghiệp vụ TTTM trong thời gian qua còn chậm trễ. Dẫn tới trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, quy chế, quy trình chưa thống nhất, đồng bộ, một số nội dung quy trách nhiệm giữa các phòng ban còn chưa đầy đủ, rõ ràng. Kết quả ghi nhận ý kiến của các

phòng bạn cho rằng việc quy định về chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, kiểm soát tính chính xác hồ sơ chứng từ là chưa công bằng.

Chi nhánh luôn đi đầu về lĩnh vực công nghệ thông tin, áp dụng những hệ thống mới nhất nhưng những hệ thống này vẫn chưa thực sự an toàn tuyệt đối, ẩn chứa một số rủi ro trong những giao dịch có số lượng lớn.

Ví dụ như những giao dịch đơn lẻ thực hiên một chiều trên hệ thống kinh doanh ngoại tệ VFX, cán bộ TTTM chỉ nhập một lần là việc mua/bán hoàn toàn khớp lệnh mà không cần có sự kiểm soát của KSV hay giám sát của TSC, dẫn đến việc có thể sai sót trong quá trình tác nghiệp. Về chương trình cảnh báo cấm vận AML, chương trình chưa tự động cảnh báo cho người sử dụng biết việc kiểm tra mặt hàng mua bán có được đi qua nước cấm vận hay không, hay chưa cảnh báo khi người sử dụng nhập sai format điện SWIFT.

e. Tốc độ phát triển hoạt động tài trợ thương mại tăng đều nhưng không cao so với toàn ngành

Xét riêng trong hệ thống ngân hàng Vietinbank, Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội lại không thuộc nhóm những chi nhánh dẫn đầu trong hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại. Đặc biệt tại các chỉ tiêu thuộc hoạt động bảo lãnh, nhờ thu.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Theo những phân tích nêu trên, có thể thấy chi nhánh vẫn từng ngày phát triển. Tuy vậy chi nhánh vẫn vấp phải những khó khăn làm ảnh hưởng tới quy mô hoạt động của chi nhánh. Một số tiêu chí luôn được thúc đẩy phát triển song vẫn chưa xứng với tiềm năng của chi nhánh.

a. Năng lực các doanh nghiệp xuất khẩu tại địa bàn chưa phát triển

Những năm gần đây hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam rất phát triển, kim ngạch xuất khẩu tăng, năm sau cao hơn năm trước đã tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời cũng là nền tảng để mở rộng hoạt động TTTM của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tài trợ xuất khẩu tại của chi nhánh lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Các hoạt động xuất khẩu này thường chỉ được áp dụng với đối tượng khách hàng lớn, lâu đời và quen thuộc. Nguyên nhân từ việc tiếp cận và thanh toán xuất khẩu có hiệu quả của các doanh nghiệp mới còn hạn chế do quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, đầu vào cho các sản phẩm xuất khẩu thường lại phải nhập khẩu, nên chi phí đầu vào tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.

Các doanh nghiệp mới phát triển thường thiếu kinh nghiệm và hiểu biết trong hoạt động thương mại quốc tế nên không tránh khỏi những sai xót khi kí kết hợp đồng, đặc biệt khi giá cả thị trường thế giới biến động, khó dự báo, doanh nghiệp có thể bị thiệt thòi, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng, kéo dài thời gian xét duyệt và thẩm định khách hàng, theo đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động xuất khẩu của ngân hàng.

b. Công tác tư vấn khách hàng, chào bán sản phẩm còn yếu kém

Công tác cung cấp thông tin ngân hàng cũng chưa được chi nhánh chú trọng do đó chưa thực sự mang lại hiệu quả. Nhiều sản phẩm dịch vụ và các tiện ích của chúng vẫn chưa được khách hàng biết đến. Trong thời điểm kinh tế hiện nay, các NHM ra sức để phát triển hội nhập kinh tế quốc tế làm vấn đề cạnh tranh trở nên gay gắt. Các ngân hàng trên cùng một địa bàn sẽ ra sức đưa ra các loại hình sản phẩm tài trợ giống nhau, buộc các ngân hàng phải quan tâm công tác marketing. Hoạt động marketing của chi nhánh còn mang tính thụ động, các biện pháp kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ còn hạn chế, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban.

c. Sư phát triển ồ ạt của các ngân hàng thương mại khiến việc cạnh tranh khách hàng tăng cao

Do chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ và Nhà nước, ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó là sự gia tăng về số lượng ngân hàng trong nước dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng để giành thị phần. Về hoạt động TTTM, cũng có rất nhiều ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực này đặc biệt là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ là những ngân hàng rất có thế mạnh trong hoạt động XNK nói riêng và TTTM nói chung. Các NHTM gia tăng đồng thời việc lôi kéo khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau cũng xuất hiện: hạ thấp lãi suất cho vay, nâng cao lãi suất tiền gửi, cho vay khách hàng không tài s ản đảm bảo, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, miễn phí các hoạt động dịch vụ chuyển tiền cho khách,.. cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng, phát triển và giữ chân khách hàng của chi nhánh.

d. Quy trình nghiệp vụ cứng nhắc, phân công nhiệm vụ không rõ ràng

Sự phát triển của hoạt động TTTM là sự phối kết hợp giữa ba bộ phận: bộ phận QHKH, bộ phận TTTM và có cả bộ phận kế toán. Chi nhánh phải biết cách phối hợp hoạt động của các bộ phận này thì hiệu quả hoạt động TTTM mới tăng lên đáng kể. Bởi hoạt động TTTM là quy trình nghiệp vụ cần phải có sự kiểm soát trong cả quá trình thực hiện. Chi nhánh cũng chưa từng ban hàng quy định tiêu chuẩn chất lượng theo mục tiêu đề án, chưa ban hành quy trình luân chuyển chứng từ trong chi nhánh, trong khi quyền hạn của các bộ phận liên quan khác nhau. Thực tế trong chi nhánh, các bộ phận này đang hoạt động độc lập nhau, không tạo thành quy trình khép kín. Tài trợ thương mại cuả chi nhánh được coi là nhiệm vụ chính của bộ phận TTTM, nhưng đầu mối các khách hàng, tìm kiếm khách hàng và thẩm định khách hàng lại là bộ phận QHKD. Nếu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ thì bộ phận chốt cuối sẽ là phòng kế toán, duyệt hồ sơ lần cuối và chịu trách nhiệm

trong việc đi tiền và đánh điện. Dan đến tình trạng nhiều khi khách hàng xin tài trợ ở một chi nhánh nhưng lại tiến hành thanh toán tại một chi nhánh hay ngân hàng khác trên cùng địa bàn, hay việc khách hàng chỉ sử dụng đúng một dịch vụ tại chi nhánh mà không được tư vấn, giới thiệu đầy đủ các sản phẩm dịch vụ khác sẵn có. Bên cạnh đó, việc khách hàng xin tài trợ đồng thời thanh toán tại chi nhánh nhưng hoạt động giữa các bộ phận rời rạc, với quy trình dài và phức tạp gây nên mất nhiều thời gian tác nghiệp, chi phí cũng tăng. Từ đó, độ tín nhiệm của khách hàng đối với dịch vụ của chi nhánh bị ảnh hưởng.

e. Quản lý rủi ro còn nhiều lỗ hổng

Chi nhánh luôn đi đầu về lĩnh vực công nghệ thông tin, luôn áp dụng và triển khai những hệ thống công nghệ mới nhất. Tuy nhiên để vận hành hệ thống vẫn cần có sự tác nghiệp của con người, vì vậy những hệ thống này vẫn tiềm ẩn các rủi ro trong các giao dịch tác nghiệp bởi con người.

f. Trình độ cán bộ không cao

Với các chính sách mới về việc tuyển dụng cán bộ tập trung, bổ sung nhân lực dồi dào, chi nhánh mang lại nguồn nhân lực mới phát triển đầy mạnh mẽ. Nhưng việc bổ sung nhiều nhân lực quá mới cũng đem lại không ít khó khăn. Do khả năng thích ứng đối với các công việc khó, đỏi hỏi áp lực cao về thời gian và chất lượng, nên lượng cán bộ thực sự đạt yêu cầu còn hạn chế, đặc biệt là cán bộ có kinh nghiệm trong hoạt động TTTM. Bên cạnh đó một số cán bộ thực hiên công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài trợ thương mại còn bị hạn chế về năng lực, trình độ, kỹ năng kiểm tra còn thiếu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã tổng quan được quy trình và phân tích tình hình phát triển của Vietinbank CN TP Hà Nội cũng như nêu rõ những hạn chế và các nguyên nhân dẫn đến thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại chi

nhánh Hà Nội, bằng việc đưa ra các chỉ tiêu chính, từ đó chỉ ra những kết quả chi nhánh đạt được và những tồn tại trong việc phát triển nghiệp vụ tại Vietinbank CN TP Hà Nội trong quá trình năm 2016-2019.

Từ những luận điểm trên, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp để giải quyết các vấn đề đã nêu trên, hoàn thiện hoạt động tài trợ thương mại tại Vietinbank CN TP Hà Nội ở Chương 3 của Luận văn. Đồng thời nêu ra những đề xuất, những kiến nghị với các cấp Chính phủ, bộ ban ngành liên quan, NHNN để ngày càng phát triển nghiệp vụ này hơn nữa.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

- CHI NHÁNH TP HÀ NỘI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNGMẠI CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI

Một phần của tài liệu 1144 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w