Kiến nghị với khách hàng

Một phần của tài liệu 1144 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 108)

Với những nguyên nhân và hạn chế được nêu trên, để phát triển hoạt động tài trợ thương mại ngân hàng thì bên cạnh những kiến nghị đưa ra đối với cơ quan quản lý vĩ mô, với hệ thống Vietinbank thì nhất thiết phải đưa ra những kiến nghị đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu - một tác nhân quan trọng đối với các NHTM. Do trình độ còn yếu kém trong lĩnh vực ngoại thương của các cán bộ, bộ máy hoạt động tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên đã tạo những bất lợi cho chính doanh nghiệp và ngân hàng. Để khắc phục nhược điểm này các khách hàng phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình như:

+ Các nhà kinh doanh XNK phải có trình độ về ngoại thương và thanh toán quốc tế.

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cao, trình độ ngoại ngữ tốt để có thể tiếp cận với những phương tiện tín dụng quốc tế hiện đại.

+ Cần có chế độ thưởng phạt và khuyến khích tinh thần làm việc của các thành viên trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp XNK cần đẩy mạnh hoạt động marketing XNK để hạn chế rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán với ngân hàng. Những diễn biến trên thế trường thế giới phức tạp khó có thể lường trước, hơn nữa cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp chưa đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do vậy, có được một chiến lược marketing hiệu quả, hợp là là cần thiết. Trên cơ sở nắm bắt thông tin, doanh nghiệp sẽ có phương thức, chiến lược thâm nhập vào thị trường XNK, sẽ có những quyết định về sản phẩm, giá cả đúng đắn góp phần mở rộng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh XNK của mình.

Hoạt động tài trợ thương mại ngân hàng cho doanh nghiệp XNK sẽ có hiệu quả cao nếu các doanh nghiệp XNK chấp hành tuyệt đối các nguyên tắc điều kiện thoả thuận khi vay vốn, nhận tài trợ từ ngân hàng. Cụ thể, là phải sử dụng vốn đúng mục đích như cam kết trong đơn xin vay vốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, tồn tại trong hoạt động tài trợ thương mại tại Vietinbank Hà Nội từ năm 2016 đến nay và định hướng phát triển về hoạt động tài trợ thương mại trong tương lai, chương 3 của luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại Vietinbank Hà Nội. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan như: Chính phủ, NHNN, Vietinbank, Khách hàng đã tạo điều kiện để thực hiện hoàn thiện các giải pháp này một cách có hệ thống.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, với việc mở rộng giao lưu hợp tác khu vực và trên thế giới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong đó phải kể đến hoạt động tài trợ thương mại. Kim ngạch xuất nhập khẩu đã thặng dư không thể không kể đến sự đóng góp công sức vô cùng quan trọng của các NHTM với tư cách là trung gian thanh toán quốc tế, giúp cho hoạt động tài trợ thương mại diễn ra nhanh chóng, liên tục và đạt hiệu quả cao.

Trong những năm gần đây, hệ thống Vietinbank nói chung và Vietinbank CN TP Hà Nội nói riêng đã không ngừng đổi mới các nghiệp vụ tài trợ thương mại cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Bằng uy tín, nguồn vốn và kinh nghiệm trong hoạt động tài trợ thương mại, đặc biệt trong giao dịch tín dụng chứng từ, ngân hàng đã thực sự trở thành người hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần không nhỏ thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu của cả nước theo định hướng của Nhà nước. Song trước ngưỡng cửa của sự đổi mới, trước những biến đổi liên tục của môi trường kinh tế, pháp luật..., các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Vietinbank CN TP Hà Nội nói riêng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại trong nghiệp vụ tài trợ thương mại. Mặc dù Vietinbank CN TP Hà Nội đã luôn không ngừng nỗ lực trong việc khắc phục những khó khăn đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tài trợ thương mại. Trước thực tế đó, chi nhánh cần tiếp tục cố gắng hơn nữa để nâng cao vị thế của ngân hàng trong thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế.

Hy vọng rằng những ý kiến trong bài luận sẽ góp được phần nhỏ vào việc phát triển hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng thương mại NHTMCPCT VN- Chi nhánh TP Hà Nội, hơn hết là có thể áp dụng được với toàn bộ hệ thống NHTM tại Việt Nam để đưa hoạt động này thực sự trở thành hoạt động nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và đạt hiệu quả cao.

Giáo trình

1. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, TS. Nguyễn Thị Cẩm Thủy, TS. Trần Nguyễn Hợp Châu, GV. Đoàn Ngọc Thắng, (2012), Tài liệu học tập Tài trợ thương mại quốc tế, Học viện Ngân Hàng, trang 6

2. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, (2013), Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, NXB Thống Kê, trang 389

3. Ths. Nguyễn Quỳnh Lan, (2006), Nghiệp vụ bao thanh toán, NXB Chính trị quốc gia

4. TS. Đinh Văn Hải (2014) với giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

5. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (05/2008), Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế, NXB Thống kê

6. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê

7. PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều (2010), Nghiệp vụ ngân hàng hiện

í/ạ/,NXB Thống kê.

Các văn bản, quy định thuộc hệ thống ngân hàng trong nước và quốc tế

8. Ngân hàng nhà nước, Quy chế bảo lãnh ngân hàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ -NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước), Điều 5

9. Ngân hàng nhà nước, Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN, ngày 26/09/2004 về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 13/2017/TT-NHNN ngày 29/09/2017

12. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Quy định nội bộ về hoạt động tài trợ thương mại

13. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2016, 2017, 2018, 2019

14. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2016, 2017, 2018, 2019

15. UCP600,Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ 16. URDG 458/758, Quy tắc thống nhất về bảo lãnh

Báo điện tử, website

17. Diệp Bình (2020), Kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận Vietinbank trong năm 2020, Báo điện tư vietnambiz.vn

18. Đào Hồng Nam (2018), Cầu nối kinh tế Việt Nam với thế giới, Báo điện tử vietinbank.vn.

19. Thanh Nga (2017), Vietinbank hoàn thành toàn diện các mục tiêu năm 2016, Báo điện tử Vietinbank.vn

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu trong nước

20. Võ Minh Đệ (2010), Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau, Luận Văn thạc sĩ trường Đại học Cần Thơ.

21. Nguyễn Văn Du (2000) - “Tài trợ thương mại quốc tế và một số giải phải để nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Công Thương Việt Nam ” - Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Ngoại Thương.

triển ” - Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Ngoại Thương

23. Đào Thị Hồng Nhung (2008) - “Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam sau cổ phần hóa ” - Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Ngoại Thương.

24. Lương Kiều Linh (2010) - “Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng Công Thương Việt Nam sau cổ phần hóa ” - Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học ngoại thương.

25. Hồ Thị Quỳnh Nga (2015) - “Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-BIDV”- Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân

26. Vũ Thị Tú Anh (2016) - “Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại hội sở ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam ” - Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc Gia Hà Nội

27. Lê Thị Hiền (2018) - ‘‘Tài trợ thương mại quốc tế đối với các doanh nghiệp nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội ” - Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Ngoại Thương.

Tài liệu nước ngoài:.

1. Howard Palmer “International Trade and Pre-export Finance - A practitioner’s guide”, 1999

2. Matti S. Kurkela “Letters of Credit and Bank Guarantees under International Trade Law”, 2007

Một phần của tài liệu 1144 phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 108)