TMCP Công Thương Việt Nam -Chi nhánh TP Hà Nội giai đoạn 2016- 2019
Trước xu hướng tăng trưởng xuất nhập khẩu của cả nước, Vietinbank luôn nỗ lực đẩy mạnh hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động tài trợ thương mại nói riêng để đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp. Dựa trên khái niệm phát triển hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng thương mại, luận văn sẽ phân tích thực trạng hoạt động tài trợ thương mại tại Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội theo từng chỉ tiêu đánh giá sau:
2.2.2.1. Chỉ tiêu định tính
Vietinbank từ lâu đời đã nắm giữ cương vị là một trong bốn ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, với sự phát triển của 155 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước; có 2 chi nhánh tại CHLB Đức và 1 Ngân hàng con ở nước Cộng hòa Nhân dân Lào; có 2 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nằng; 1 văn phòng đại diện tại Myanmar. Ngoài ra VietinBank còn có quan hệ với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Có thể thấy hình ảnh của Vietinbank phủ sóng rộng khắp, có đầy đủ điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển thương hiệu cho những sản phẩm dịch vụ mới. Trong đó, chi nhánh thành phố Hà Nội luôn là chi nhánh đi đầu trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, góp phần quan trọng trong sự phát triển, mở rộng của hệ thống ngân hàng. Nằm ở khu vực trung tâm về kinh tế, chính trị, xã hội của quận Hoàn Kiếm nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung, VietinBank chi nhánh TP. Hà Nội hoạt động trên một địa bàn lý tưởng, có nhiều tiềm năng kinh tế để đẩy mạnh chiến lược thu hút vốn, cho vay đầu tư và phát triển các dịch vụ ngân hàng. Chi nhánh đã sớm định hướng trong quá trình hoạt động với mục tiêu hướng tới khách hàng, coi sự thành công của khách hàng cũng chính là thành công của chi nhánh. Để hướng tới mục tiêu này, chi nhánh đã hoạch định các chiến lược trong công tác quản trị điều hành phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh tại từng thời điểm cụ thể. Chính vì thế, thương hiệu sản phẩm tài trợ thương mại của Vietinbank chi nhánh TP. Hà Nội luôn được sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài trợ thương mại. Đặc biệt, vào năm 2018, chi nhánh TP Hà Nội nói riêng và Vietinbank nói chung đã thay đổi hình ảnh nhận diện thương hiệu với màu sắc bắt mắt, dễ nhìn, dễ nhớ với màu sắc chủ đạo xanh dương, đỏ, tím để khẳng định vị thế của hệ thống trên thị trường.
Trải qua nhiều năm, Vietinbank - CN TP Hà Nội ngày càng phát triển lợi thế hình ảnh và thương hiệu của mình, luôn đề cao mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng khi sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại. Vietinbank luôn bám sát và tuân thủ các quy định chung của ngân hàng nhà nước ban hành về hoạt động thanh toán quốc tế cũng như xây dựng một quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ nhất quán, thông suốt giữa các chi nhánh, liên tục nghiên cứu ban hành gói sản phẩm/tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu, đa dạng hóa hóa sản phẩm tài trợ thương mại. Bên cạnh đó, chi nhánh luôn cố gắng thực hiện đơn giản hoá các thủ tục, mẫu biểu, xây dựng văn hoá, hình ảnh đẹp trong lòng khách; Tôn trọng các cam kết ngoại bảng với khách hàng; Giải quyết thoả đáng khiếu nại của khách hàng, xem khiếu nại của khách hàng là tín hiệu để ngân hàng không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ. Thủ tục ở Vietinbank CN TP Hà Nội ngày càng một tinh giảm, rút gọn để thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch khách hàng.
2.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng
Xét trên các chỉ tiêu định lượng chung của các sản phẩm tài trợ thương mại
a. Số lượng khách hàng tài trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019
Với đặc thù nền khách hàng của chi nhánh TP Hà Nội, bao gồm các khách hàng Tập đoàn tổng công ty, khách hàng doanh nghi ệp siêu lớn với khối lượng giao dịch đều và thường xuyên, chi nhánh luôn ưu đãi hỗ trợ tích cự về lãi suất, nguồn vốn, cơ chế tỷ giá mua bán ngoại tệ luôn theo sát thị trường cũng như luôn cố gắng đáp ứng đủ các dịch vụ cung ứng khách hàng. Số liệu tính theo năm 2019 có thể thấy lượng khách hàng tài trợ tại Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội chiếm khoảng 15% lượng khách hàng doanh nghiệp của toàn chi nhánh. Những khách hàng luôn chiếm tỷ trọng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
L/C nhập khẩu Phát hành Số món 384 403 510 565 Giá trị 250 265 365 487 Thanh toán Số món 501 490 560 6IÕ
giao dịch lớn trong chi nhánh bao gồm Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hòa Phát (bao gồm hơn 9 nhóm công ty khác nhau ở các lĩnh vực ống thép - tôn mạ màu, lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác, lĩnh vực bất động sản), tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Công ty Cổ phần lọc hóa Dầu Bình Sơn,...
b. Sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại
Tại Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội hiện đang triển khai mạnh mẽ các sản phẩm tài trợ chính sau: Thư tín dụng L/C, Nhờ thu (DA/ DP), Kinh doanh ngoại tệ, Bảo lãnh ngân hàng. Với số lượng khách hàng truyền thống và lượng khách hàng mới trong địa bàn hoạt động, chi nhánh đã và đang đẩy mạnh truyền thông để đưa nhiều các sản phẩm tài trợ thương mại khác đến với khách hàng. c. Tỷ lệ dư nợ quá hạn trong tín dụng xuất nhập khẩu
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ dư nợ quá hạn trong hoạt động tài trợ thương mại giai đoạn 2016-2019 của ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam - Chi nhánh TP Hà Nội
Tỷ lệ dư nợ quá hạn trong hoạt động TTTM
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội năm 2016 - 2019)
Tỷ lệ nợ quá hạn của Vietinbank trong giai đoạn 2016-2019 đạt mức khá thấp. Có thể thấy, khi tỷ lệ này tăng thêm thể hiện mức độ an toàn vốn thấp hơn. Năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu là 0,23% giảm so với năm 2016. Sang năm 2018, tỷ lệ này có sự tăng lên 0,4%. Tuy nhiên bước sang năm 2019, nhờ công tác thu hồi nợ quá hạn khá tốt nên Vietinbank đã giảm tỷ lệ này xuống 0,3%. Xét trong mức độ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế và Việt Nam thì tỷ lệ này qua các năm vẫn luôn nằm trong mức an toàn, cho thấy công tác quản trị và đảm bảo an toàn trong tín dụng XNK của Vietinbank vẫn luôn được coi trọng.
Xét theo các sản phẩm hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019
a. Hoạt động thanh toán quốc tế
Thứ nhất, phương thức thư tín dụng L/C:
Doanh số hoạt động thư tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội giai đoạn 2016-2019
Bảng 2.4 Doanh số hoạt động thư tín dụng tại Vietinbank CN TP Hà Nội giai đoạn 2016-2019
Thông báo Số món 85 82 92 95 Giá trị 121 119 135 146 Thanh toán Số món 90 97 92 98 Giá trị 98 100 102 100
L/C nhập khẩu 71.523.124 75.547.684 80.126.733 85.737.274
L/C xuất khẩu 3.895.352 5.748.294 4.666.765 6.836.929
Tổng doanh số các
món L/C 75.418.476 81.295.978 84.793.498 92.574.203 Tốc độ tăng trường
so với năm trước (%)
5,50 7,79 4,30 9,18
(Nguồn: Tác giả tự thống kê từ số liệu săn có)
Theo số liệu thống kê từ chi nhánh, năm 2016, tổng số món thanh toán L/C nhập khẩu của chi nhánh đạt 501 với tổng giá trị các bộ chứng từ là 215 triệu USD, sang tới năm 2017, tổng số các món thanh toán giảm xuống 490 món nhưng tổng giá trị bộ chứng từ tăng lên 249 triệu USD, tương ứng với mức
tăng 16%. Sang tới các năm 2018-2019, số món thanh toán và tổng giá trị các bộ chứng từ vẫn tiếp tục tăng lên. Vào năm 2019, số món thanh toán đạt 610, tổng giá trị thanh toán tăng mạnh lên 423 triệu USD. Nguyên nhân có thể kể đến nguồn khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh đang trong thời kì mở rộng hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư vào các dự án chế biến lương thực thực
phẩm, dự án gang thép Thái Nguyên,...
Hoạt động tài trợ thư tín dụng xuất khẩu tại Vietinbank - CN TP Hà Nội có sự biến động nhẹ qua các năm. Số món thanh toán qua các năm đạt con số khiêm tốn do tính chất các khách hàng doanh nghiệp thuộc chi nhánh không thuộc các doanh nghiệp cung cấp xuất khẩu. Thị phần chính của hoạt động thư tín dụng xuất khẩu thuộc về Tập đoàn Hòa Phát Dung Quất (chiếm 80% các số lượng các món thanh toán theo phương thức này), tiếp đến là một số đơn vị nhỏ
TNT Việt Nam,... Số món thanh toán xuất khẩu vào năm 2016 đạt 90 món với tổng giá trị vào khoảng 98 triệu USD. Tới năm 2017, cùng với sự khuyến khích
tăng cường xuất khẩu theo chính sách của nhà nước, số lượng các món xuất khẩu tăng lên 97 món nâng tổng giá trị lên 100 triệu USD. Tới các năm 2018- 2019 con số này có sự giảm đi nhưng ở mức độ nhẹ không đáng kể. Năm 2018 số lượng các món là 92 và sang năm 2019 có 98 món thanh toán L/C xuất khẩu,
Doanh thu từ phát hành thư tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội giai đoạn 2016-2019
Bảng 2.5 Doanh thu từ phát hành thư tín dụng tại Vietinbank CN TP Hà Nội giai đoạn 2016-2019
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Nhờ thu nhập khẩu
Số món 52 60 85 80
Giá trị 34 59 62 78
Nhờ thu xuất khẩu
Số món 20 18 22 31
Giá trị 32 32 51 62
Biểu đồ 2.3 Doanh thu từ phát hành thư tín dụng tại Vietinbank CN TP Hà Nội giai đoạn 2016-2019 ’
(ĐVT: USD)
Doanh thu từ phát hành thư tín dụng năm 2016-2019 (Đơn vị: USD)
0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 ■L/C xuất khẩu ■L/C nhập khẩu
(Nguồn: Tác giả tự thống kê từ số liệu săn có)
Năm 2017, doanh thu của phương thức tín dụng chứng từ đạt 81.295.978
USD, tăng 5.877.502 USD so với năm 2016 tức là tăng tương ứng 7,79%. Trong đó doanh thu L/C nhập khẩu tăng 5,63%, đặc biệt L/C xuất khẩu tăng mạnh 1.852.942 USD. Nguyên nhân sự tăng trưởng mạnh của L/C xuất khẩu có thể là do cán cân thương mại Việt Nam chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu vào thời kì 2015-2017. Năm 2018, doanh thu của L/C xuất khẩu lại có sự giảm xuống (-23%) so với L/C nhập khẩu thì tiếp tục tăng lên ở mức 80.126.733 USD, tương đương ở mức 6.06% đã làm tốc độ tăng trưởng doanh thu vào năm
2018 bị giảm xuống đáng kể ở mức 4.3%. Tuy vậy, chi nhánh rất nhanh chóng lấy lại vị thế khi vào năm 2019, doanh thu L/C nhập khẩu tiếp tục đạt mức cao 85.737.274 USD và L/C xuất khẩu đạt 6.836.929 USD, tăng tốc độ tăng trưởng
lên 9,18%.
Có thể thấy nghiệp vụ tài trợ thư tín dụng nhập khẩu là một thế mạnh của
chi nhánh, vẫn xuất hiện những biến động theo phân tích nêu trên nhưng chiếu Nhìn chung, hoạt động tài trợ theo thư tín dụng chứng từ tại Vietinbank - CN TP Hà Nội hoạt động tốt trong phạm vi chi nhánh. Nhưng so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống thì có thể thấy Vietinbank - CN TP Hà Nội chưa thực sự đạt mức tăng trưởng mong muốn so với nền tảng hoạt động hiện có, với nguồn khách hàng lớn sẵn có và so với doanh thu hoạt động của toàn chi nhánh.
Thứ hai, phương thức nhờ thu:
Doanh số hoạt động nhờ thu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội giai đoạn 2016-2019
Bảng 2.6 Doanh số hoạt động nhờ thu tại Vietinbank CN TP Hà Nội giai đoạn 2016-2017
Nhờ thu xuất khẩu 325.001 335.667 356.355 366.433
Tổng doanh thu hoạt
động nhờ thu 1.650.752 1.771.131 1.900.120 2.015.322 Tốc độ tăng trưởng
so
với năm trước (%)
6,70 7,29 7,28 6,06
(Nguồn: Tác giả tự thông kê từ sô liệu săn có)
Xét về tổng số món nhờ thu nhập khẩu của chi nhánh, năm 2016 chi nhánh có 52 món nhờ thu nhập khẩu, giá trị đạt 34 triệu USD. Đến năm 2017, số món nhờ thu tiếp tục tăng 60 món, số tiền cũng tăng lên 59 triệu USD.Năm 2018 số món nhờ thu là 85 món với tổng số tiền 62 triệu USD. Sang năm 2019 số món cũng xấp xỉ 80 nhưng tổng số tiền tăng lên 78 triệu USD. Điều này cũng thể hiện giá trị của mỗi món hàng qua các năm được tăng lên đáng kể, không kể tới số lượng các món, ngân hàng trong các năm sau tiếp tục nhận được những đơn hàng có giá trị lớn. Đây là dấu hiệu khả quan cho chi nhánh trong việc tăng thu nhập.
Doanh số từ hoạt động nhờ thu xuất khẩu chiếm số lượng khá nhỏ trong hoạt động nhờ thu xuất của chi nhánh. Năm 2016, số lượng các món nhờ thu xuất
khẩu là 20 món. Trải qua 3 năm con số này cũng không cải thiện đáng kể, lên thành 31 món nhờ thu xuất tại năm 2019. Tổng giá trị các món nhờ thu này tại thời điểm năm 2016 đến năm 2019 từ 32 triệu USD tăng lên 62 triệu USD.
Bản chất của nghiệp vụ nhờ thu chỉ phù hợp với các giao dịch với tổng giá
trị bé, có thể thấy được điều này thể hiện qua khối lượng các món nhờ thu các các
năm. Số lượng các món nhờ thu tương đối thấp, tỷ lệ thuận với giá trị cũng không
cao, thường được áp dụng cho các giao dịch mới lần đầu với các đối tác bên bán Bảng 2.7 Doanh thu từ hoạt động nhờ thu tại Vietinbank CN TP
Hà Nội giai đoạn 2016-2019
Biểu đồ 2.4 Doanh thu từ hoạt động nhờ thu tại Vietinbank CN TP Hà Nội giai đoạn 2016-2019
(ĐVT: USD)
Doanh thu hoạt động theo phương thức nhờ thu 2016-2019
0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 ■Nhờ thu xuất khẩu BNhờ thu nhập khẩu
(Nguồn: Tác giả tự thống kê từ số liệu săn có)
Phương thức nhờ thu trong hoạt động tài trợ thương mại tại Vietinbank - CN TP Hà Nội đã và đang được áp dụng khá phổ biến đối với một số doanh nghiệp đặc thù (các khách hàng giao dịch chính là Công ty Cổ phần Mavin Austfeed thuộc tập đoàn thức ăn chăn nuôi Mavin tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex (Vicostone), Hòa Phát Dung Quất...), tuy nhiên tỷ trọng mà mức độ tăng trưởng nhỏ hơn rất nhiều so với hình thức thư tín dụng. Năm 2016 tổng doanh thu đạt được từ phương thức nhờ thu là 1.650.752 USD, năm 2017 là 1.771.131 USD, tức là tăng 120.379 USD tương ứng 7,29%. Năm 2017 tốc độ tăng doanh số giảm nhẹ xuống 7,28%, nhưng số liệu tuyệt đối vẫn đạt 1.900.120 USD. Với sự tăng lên mạnh mẽ về doanh thu cũng như số lượng giao dịch sử dụng của phương thức tín dụng chứng từ, tầm quan trọng của nhờ thu có phần giảm đi nhưng vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong thanh toán quốc tế tại chi nhánh.
Kết luận:
Số liệu bảng 2.6 và bảng 2.8 nêu trên cho ta thấy, doanh thu tài trợ thương
mại theo hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietinbank - CN TP Hà Nội trong giai đoạn 2016-2019 nhìn chung không có sự biến động lớn. Doanh thu của
Loại
ngoại tệ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Doanh số mua 190.546.122 210.112.345 337.000.210 394.811.254 Doanh số bán 191.005.678 215.643.876 329.333.100 405.432.444
hoạt động nhập khẩu lớn hơn rất nhiều so với doanh thu xuất khẩu, do nước ta vẫn là nước nhập siêu. T ổng doanh thu hoạt động xuất nhập khẩu vào năm