Cơ hội, thách thức đối với hoạt động ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu 1138 phát triển hoạt động NH bán lẻ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 94)

3.1.2.1 Cơ hội

Thứ nhất, cơ hội tăng năng lực tài chính cho VietinBank. Cam kết hội nhập của Việt Nam cho phép các NHNNg đuợc đầu tu mua cổ phần của các NHTM trong nuớc. Đây chính là cơ hội để VietinBank tiếp cận dòng vốn quốc tế thông qua phát hành cổ phiếu bán cho đối tác chiến luợc là các

76

NHNNg. Hiện nay, Vietinbank có 2 cổ đông chiến lược nước ngoài là công ty tài chính quốc tế (IFC) sở hữu 10% cổ phần (~ 173 triệu USD) và ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ sở hữu 20% cổ phần (~ 347 triệu USD); Đây là một lượng vốn rất lớn làm tăng tiềm lực tài chính của VietinBank.

Thứ hai, cơ hội được chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quản lý ngân hàng hiện đại. Đây có thể là bước chủ động để VietinBank có thể đón đầu các cơ hội kinh doanh, đi tìm tiếng nói chung với các nhà đầu tư nước ngoài, các đối tác nước ngoài trên con đường hợp tác, cạnh tranh để phát triển và áp dụng hệ thống phần mềm công nghệ hiện đại để quản trị ngân hàng như: hệ thống core-banking, hệ thống quản trị khách hàng CRM.

Thứ ba, cơ hội để nâng cao khả năng quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao tính minh bạch, công khai. Ngay sau khi IFC trở thành cổ đông chiến lược (2010), VietinBank đã ký kết và triển khai tích cực thỏa thuận hợp tác kỹ thuật theo 4 cấu phần, trong đó hỗ trợ về công tác quản trị rủi ro là một cấu phần quan trọng nhằm xác lập các điều kiện để áp dụng các chuẩn mực của Basel. Có thể khẳng định, hội nhập quốc tế đã giúp VietinBank có cơ hội tiếp cận kinh nghiệm, kiến thức của các ngân hàng lớn, các tổ chức tài chính lớn trên thế giới trong công tác quản trị rủi ro nói riêng và quản trị điều hành nói chung.

Thứ tư, cơ hội mở rộng, phát triển thị trường ra nước ngoài. Việc gia nhập TPP đã mở ra cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài cho các NHTM Việt Nam nói chung và cho VietinBank nói riêng. VietinBank đã có sự chuẩn bị, chủ động đón đầu khá tốt cơ hội này: từ việc nghiên cứu, thăm dò thị trường ở các nước phát triển (Mỹ, Đức, Nga) đến việc thâm nhập thị trường các nước trong khu vực ASEAN như Lào, Campuchia, Myanmar,. mở các văn phòng đại diện, chi nhánh. Đến nay, VietinBank đã có các văn phòng đại diện và chi nhánh tại Lào, Đức,..

3.1.2.2. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại trong nền kinh tế cũng như nội tại của từng ngân hàng, thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách.

Thứ nhất, sức ép cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước ngày càng gay gắt do sự hiện diện của các NHNNg. Khi các cam kết hội nhập WTO, AEC, TPP bắt đầu có hiệu lực, các NHNNg được quyền huy động vốn từ dân cư, cung cấp dịch vụ cho vay cá nhân, tổ chức là người Việt Nam, thị phần này là mảnh đất màu mỡ cho các NHNNg khai thác với thế mạnh về chất lượng dịch vụ vượt trội hơn các NHTM trong nước. Do vậy, nguy cơ bị thua ngay trên “sân nhà” là một thách thức hiện hữu của các NHTM Việt Nam. Thách thức này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư công nghệ hiện đại.

Thứ hai, thách thức từ sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao từ các NHTM trong nước sang các NHNNg tại Việt Nam và thậm chí là trong khu vực. Đ ây là một thách thức rất lớn của các NHTM Việt Nam hiện n ay, bởi thực tế cho thấy, ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam đang khan hiếm nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia tài chính có bằng cấp quốc tế. Mặt khác, các NHTM Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề chảy máu chất xám trong quá trình cạnh tranh thu hút nhân tài nếu không có chính sách và biện pháp giữ chân nhân tài.

Thứ ba, tiềm lực tài chính khiêm tốn, chất lượng tài sản thấp và chưa hợp lý, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách xa so với khu vực và thế giới. Cơ cấu tài sản chưa hợp lý và chất lượng tài sản thấp (thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu cao) của các NHTM Việt Nam là một thách thức trong việc đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động ngân hàng; Về hạ tầng công nghệ và hệ

78

thống thanh toán, các ngân hàng của Việt Nam đang có khoảng cách khá xa so với yêu cầu của hội nhập. Mặc dù các NHTM trong nuớc đang nỗ lực từng buớc nâng cấp hệ thống công nghệ thông qua các dự án hiện đại hóa, nhung do năng lực tài chính còn hạn chế cho nên chua thể đáp ứng yêu cầu trong khoảng thời gian ngắn.

Thứ tư, mở cửa thị truờng tài chính ngân hàng trong quá trình hội nhập tất yếu sẽ dẫn đến nguy cơ bị thôn tính của các NHTM trong nuớc và hệ lụy nảy sinh từ vấn đề sở hữu chéo. Với thế mạnh về tài chính, công nghệ và nhân lực, các ngân hàng nuớc ngoài thuờng xâm nhập và phát triển thị truờng mới bằng cách mua cổ phần của các NHTM Việt Nam và trở thành cổ đông chiến luợc, tìm cách thâu tóm rồi thôn tính các ngân hàng này, hoặc thực hiện các thuơng vụ

M&A ngân hàng. Đây là con đuờng giúp các NHNNg đặt chân vào thị truờng tài chính Việt Nam một cách nhanh chóng hơn. Trong truờng hợp này, nếu các ngân hàng của Việt Nam không có “sự tỉnh táo” trong hoạt động quản trị và kiểm soát luợng vốn thì khả năng bị thâu tóm là khó tránh khỏi. Mặt khác, hội nhập với các cam kết nới room cho nhà đầu tu nuớc ngoài trên thị truờng tài chính Việt Nam sẽ tạo ra động lực và cơ hội gia tăng các hoạt động đầu tu chéo vào nhau giữa các NHTM với nhau hoặc giữa NHTM với các tập đoàn kinh tế lớn, dẫn tới vấn đề sở hữu cổ phần chéo lẫn nhau duới nhiều hình thức. Đây là một thách thức lớn hiện nay, là rào cản lớn nhất thao túng và ảnh huởng đến toàn

hệ thống ngân hàng trong quá trình xử lý, tái cơ cấu.

3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIETINBANK

Một phần của tài liệu 1138 phát triển hoạt động NH bán lẻ tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w