3.3.3.1. Xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng cá nhân
Khách hàng của dịch vụ NHBL chủ yếu là các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, một số NHTM đã đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm chấm điểm khách hàng là doanh nghiệp còn khách hàng cá nhân thì hiện chưa có. Lợi ích từ việc xây dựng hệ thống này là rất lớn, trong đó ưu điểm nổi bật có thể kể đến là giảm thiểu chi phí phân tích thông tin, giúp đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.
Việc các ngân hàng có sự hợp tác trong việc trao đổi thông tin, tiến hành nghiên cứu cơ bản, ứng dụng toán học và thống kê tài chính trong quản trị rủi ro, nhằm xây dựng một hệ thống xếp hạng tự động sẽ giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh từ sai sót và loại bỏ tối đa sự thiên vị cá nhân trong hệ thống xếp hạng tự động.
3.3.3.2. Tăng cường các quan hệ liên kết
Hệ thống cung cấp các dịch vụ NHBL là ngành có lợi thế kinh tế theo quy mô và lợi thế kinh tế theo phạm vi mà hiểu một cách đơn giản là quy mô càng lớn, số người tham gia càng nhiều thì chi phí càng thấp và càng thuận tiện cho người sử dụng. Điều đáng nói là chi phí để thiết lập hệ thống thanh toán rộng khắp đòi hỏi một khoản đầu tư khổng lồ. Với quy mô hiện nay, khó có ngân hàng trong nước nào có thể tự mình làm được. Giải pháp duy nhất là các ngân hàng phải liên kết với nhau để cùng xây dựng hệ thống này.
Trong thời gian vừa qua, các NHTM đã có những nỗ lực cụ thể trong việc gia tăng mối liên kết giữa các ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực thẻ. Các hình thức liên kết về thẻ cần có sự quảng bá mạnh mẽ, để người dân hiểu và sử dụng tốt hơn các tiện ích mà sự liên kết đó mang lại. Nhờ đó, số lượng sử dụng dịch vụ ng n hàng sẽ tăng lên, nhất là hạn chế thanh toán tiền mặt theo chủ trương của Nhà nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tóm lại, để có thể đẩy mạnh hoạt động NHBL trong giai đoạn tới VietinBank cần khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy thế mạnh trong hoạt động NHBL tại ngân hàng mình bằng các giải pháp: xây dựng chiến lược phát triển hoạt động NHBL một cách đồng bộ nhất quán, xây dựng danh mục sản phẩm đa dạng tăng cường nhiều tiện ích, tiếp tục đầu tư về hạ tầng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới chi nhánh và kênh phân phối một cách hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng, tăng cường hoạt động quản trị rủi ro. Đồng thời cũng kiến nghị Chính phủ, NHNN, NHTM một số vấn đề để tạo lập một môi trường pháp lý hoàn thiện, môi trường kinh doanh hiệu quả, môi trường chính trị xã hội ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTMCP nói chung và VietinBank nói riêng phát triển hoạt động NHBL.
92
KẾT LUẬN
Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế thế giới, môi trường cạnh tranh của hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn thúc đẩy các ngân hàng trong nước sớm tìm ra các giải pháp đẩy mạnh dịch vụ NHBL tại ngân hàng mình. Là một trong số các ngân hàng đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế,VietinBank thời gian vừa qua cũng đã có một số hoạt động để phát triển dịch vụ NHBL và bước đầu cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế cần tìm ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu để thực hiện đề tài “Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam”, tôi đã rút ra một số kết luận sau:
- Dịch vụ NHBL là các hoạt động giao dịch ngân hàng nhắm đến các khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển trên nền tảng công nghệ cao, dịch vụ NHBL cung cấp một danh mục sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích. Tuy giá trị các giao dịch nhỏ nhưng mức độ giao dịch thường xuyên, dịch vụ NHBL mang lại một nguồn thu nhập ổn định, giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng đồng thời cũng góp phần phát triển nền kinh tế, cải thiện đời sống xã hội của người d n.
- Hoạt động NHBL tại VietinBank thời gian vừa qua đã đạt được một số kết quả nhất định như: danh mục sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại; Mạng lưới chi nhánh và kênh phân phối liên tục được mở rộng trong và ngoài nước; Công tác Marketing phát triển sản phẩm, quản trị nhân sự đã được chú trọng đầu tư. Tuy vậy, hoạt động NHBL tại Vietinbank vẫn còn một số những hạn chế như: thiếu các sản phẩm đặc thù, mang tính cạnh tranh cao; các sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại còn ở mức đơn giản; mạng lưới chi nhánh và kênh ph n phối còn dàn trải,
chưa thực sự hiệu quả; công tác Marketing và chăm sóc khách hàng còn chưa thực sự chuyên nghiệp và bài bản... Những hạn chế này một phần xuất phát từ việc thiếu một chiến lược phát triển dịch vụ NHBL đồng bộ nhất quán kết hợp với sự thiếu kinh nghiệm, thiếu quyết tâm và thiếu liên kết với các ngân hàng khác. Mặt khác, những hạn chế này cũng xuất phát từ những nguyên do khách quan như: sự thiếu hoàn chỉnh của môi trường pháp lý, môi trường công nghệ, sự khó khăn của nền kinh tế giai đoạn vừa qua, những đặc thù trong môi trường văn hóa, xã hội của Việt Nam.
- Để có thể đẩy mạnh hoạt động NHBL trong giai đoạn tới VietinBank cần: một mặt vận dụng một cách linh hoạt các kinh nghiệm trong hoạt động NHBL của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; mặt khác cần xây dựng chiến lược phát triển hoạt động NHBL một cách đồng bộ nhất quán, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tiếp tục đầu tư một cách hiệu quả về hạ tầng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới chi nhánh và kênh ph n phối, đẩy mạnh hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng, tăng cường hoạt động quản trị rủi ro. Đồng thời cũng kiến nghị Chính phủ, NHNN, NHTM một số vấn đề để tạo lập một môi trường pháp lý hoàn thiện, môi trường kinh doanh hiệu quả, môi trường chính trị xã hội ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTMCP nói chung và VietinBank nói riêng phát triển hoạt động NHBL.
Với những kết quả nghiên cứu trên, tác giả hy vọng có thể khắc phục được những hạn chế, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động NHBL ở VietinBank trong thời gian tới. Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ tập trung vào hoạt động NHBL của VietinBank mà chưa bao quát được hoạt động NHBL ở các ng n hàng khác. Trong thời gian tới, tác giả sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu hơn nữa để có thể tìm ra giải pháp áp dụng cho hoạt động ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng khác ở Việt Nam.
94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Lê Kiều Anh (2012), Phát triển hoạt động bán buôn và bán lẻ tại
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh.
2. Đinh Văn Chiến (2014), Ngân hàng bán lẻ và dịch vụ ATM của các NHTM ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 3, trang 26-27.
3. Hội đồng Nhà nước Việt Nam (1990), Pháp lệnh sổ 38-LCT/HĐNN8 ngày 23/05/1990 về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.
4. Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam (2017), Báo cáo 06 tháng đầu năm 2017.
5. Lê Thị Thanh Thanh (2012), Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng VietinBank Hải Dương", Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính- Ng n hàng, Đại học Thăng Long, Hà Nội.
6. Lê Văn Tề (2003), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Lê Vinh Danh (2009), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2010), Chiến lược kinh doanh đến
n m 2020, Hà Nội.
9. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2014), Báo cáo thường niên 2014, Hà Nội.
10. Ng n hàng TMCP Công thương Việt Nam (2015), Báo cáo thường niên 2015, Hà Nội.
11. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2016), Báo cáo thường niên 2016, Hà Nội.
12. Ng n hàng TMCP Công thương Việt Nam (2017), Báo cáo thường niên 2017, Hà Nội.
lược phát triển dịch vụ NHBL", Hà Nội.
14. Ngô Thị Liên Hương (2005), Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ, số 5, trang 17.
15. Nguyễn Chí Đức, Chen Wei Zhong (2010), "Cơ chế kích thích nhà quản lý và mô hình quản lý NHTM nhà nước Việt Nam", Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 49, tr.9-11.
16. Nguyễn Thanh Phong (2011), Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, số 47/2010/QH12 ngày 16/06.
18. Trần Thị Minh Ngọc (2015), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính- Ng n hàng, Đại học kinh tế TP.HCM, Hồ Chí Minh.
19. Trần Thị Ngọc Liên (2014), Giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam ”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính- Ng n hàng, Đại học kinh tế quốc d ân, Hà Nội.
20. Trương Quang Thông (2010), Quản trị NHTM, Nxb Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh
21. Vũ Mai Dung (2013), Phát triển hoạt động bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính- Ng n hàng, Học Viện Tài Chính, Hà Nội.
22. Vũ Thị Ngọc Dung (2007), Phát triển các dịch vụ ng ân hàng bán lẻ - một xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng, Tạp chí ngân hàng, số 7,
trang 16,17.
23. Vũ Thị Ngọc Dung (2009), Phát triển hoạt động bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc d ân, Hà Nội