Đặc điểm của tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu 1151 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 31)

Tín dụng bán lẻ là loại hình tín dụng có một số đặc điểm như sau:

1.2.2.1. Quy mô mỗi khoản vay nhỏ, số lượng các khoản vay lớn

Khách hàng bán lẻ thường có hai mục đích vay:

bổ sung vốn kinh doanh. Quyền hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình được pháp luật thừa nhận, nhưng do năng lực hạn chế nên hoạt động kinh doanh thường không có quy mô lớn.

Thứ hai, là cá nhân vay đáp ứng nhu cầu vốn để tiêu dùng. Khoản vay cá nhân cho mục đích này trực tiếp phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống như mua nhà đất, mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng, sửa chữa nhà, du học...

Số tiền cho vay hai mục đích này đều bị giới hạn bởi những điều kiện từ ngân hàng đó là: tính hợp lý của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, số lượng các khoản tín dụng bán lẻ là rất lớn do hai nguyên nhân:

- Số lượng khách hàng bán lẻ đông do đối tượng của loại hình cho vay này làmọi cá nhân trong xã hội, từ những người có thu nhập cao đến những người có thu nhập trung bình và thấp.

- Nhu cầu tín dụng phong phú và đa dạng của khách hàng bán lẻ, vì khi chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vay ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống.

1.2.2.2. Tín dụng bán lẻ thường dẫn đến các rủi ro

a, Rủi ro do thông tin bất cân xứng

Khi thẩm định cho vay thì thông tin về bản thân khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng đưa đến quyết định cho vay, bên cạnh tính hợp lý và hợp pháp của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo.

Đối với khách hàng là tổ chức, việc nắm bắt thông tin khách hàng là tương đối thuận lợi do có rất nhiều nguồn thông tin được công khai như: báo cáo tài chính, thông tin xếp hạng tín dụng, tình hình nộp thuế, uy tín quan hệ với các đối tác.

nợ, mục đích sử dụng vốn vay thường khó đầy đủ và rõ ràng dẫn đến rủi ro thông

tin bất cân xứng, khiến cho việc thẩm định khách hàng thiếu chính xác. Nguồn trả

nợ chủ yếu của khách hàng bán lẻ là từ thu nhập ổn định ở thời điểm hiện tại. Do

vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khoẻ, mất việc làm hay gặp các biến cố bất

ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ không trả được nợ vay cho ngân hàng.

b, Rủi ro tác nghiệp

Do đặc điểm của tín dụng bán lẻ là quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn, vì vậy để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng nhằm nâng cao kết quả công việc đòi hỏi sự phục vụ nhanh chóng của cán bộ khách hàng. Do đó, trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng các cán bộ thường hay chủ quan, thậm chí lợi dụng sự lỏng lẻo của công tác quản lý và sơ hở của các quy định để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng, hoặc thông đồng với khách hàng gây ra những tổn thất cho ngân hàng.

Rủi ro này còn tăng lên đối với cho vay tín chấp, do ngân hàng cấp tín dụng trên cơ sở thẩm định uy tín của khách hàng tốt hay xấu mà không có biện pháp đảm bảo bằng tài sản. Trong trường hợp đó, nếu khách hàng thực sự không có khả năng trả nợ vay hoặc có khả năng, nhưng không có ý chí trả nợ vay trong khi việc quản lý thông tin về sự thay đổi nơi cư trú, công việc của khách hàng là một điều không dễ dàng thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng khi xử lý khoản vay để thu hồi nợ.

1.2.2.3. Tín dụng bán lẻ gây tốn kém nhiều chi phí

Do đặc điểm của khách hàng bán lẻ là số lượng nhiều và phân tán rộng nên để duy trì và phát triển tín dụng bán lẻ sẽ tốn kém nhiều chi phí cho các công tác:

chính xác từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến quyết định cho vay, giải ngân và thu nợ.

- Các chi phí liên quan như: chi phí quản lý, văn phòng phẩm, điện, nước, điện thoại, công tác phí hỗ trợ cán bộ khách hàng,..

Một phần của tài liệu 1151 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 31)