Giải pháp tổ chức, sắp xếp lại mô hình bán, nâng cao năng lực đội ngũ

Một phần của tài liệu 1151 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 94)

đội

ngũ nhân sự bán hàng

Để đẩy mạnh phát triển TDBL thì trước hết Vietcombank Nam Định cần phải thay đổi, sắp xếp lại mô hình tổ chức Phòng khách hàng theo hướng phân tách bộ phận TDBL một cách độc lập, chuyên trách và tách bạch với bộ phận TD bán buôn. Phân định rõ chức năng nhiệm vụ cũng như đối tựợng khách hàng phục vụ của từng bộ phận để không có sự trùng lặp, đảm bảo liên thông và vận hành thông suốt giữa các bộ phận với nhau. Từ đó, các bộ phận chuyên trách sẽ được đầu tư một cách toàn diện hơn, chuyên nghiệp hơn, đồng thời các cán bộ trong bộ phận được đào tạo bài bản từ kiến thức đến kỹ năng, dẫn đến khả năng phục vụ khách hàng tốt hơn, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Chi nhánh cần có kế hoạch tuyển dụng mới, sắp xếp luân chuyển cán bộ để sớm bổ sung đủ nhân sự CBKH cho các phòng khách hàng, phòng giao dịch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động TDBL.

Trong bất kỳ hoạt động nào của một tổ chức, đội ngũ nhân viên luôn có một vai trò vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công của tổ chức. Do vậy, công tác xây dựng một đội ngũ nhân sự vững mạnh, đoàn kết, gắn bó

đầu của bất kỳ một ngân hàng nào. Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự được thực hiện thông qua một số giải pháp sau đây:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên trong dài hạn đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế, trong đó các chương trình đào tạo về chuyên môn, về kỹ năng cho từng công việc, từng bộ phận riêng biệt trên cơ sở kết hợp lý thuyết cơ bản với kiến thức thực tiễn. Đồng thời, việc đào tạo phải đúng đối tượng, không nên đào tạo một cách dàn trải, không có trọng tâm. - Đào tạo chuyên sâu các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp cho đội ngũ

nhân viên bán hàng cả về nghiên cứu ứng dụng lẫn về marketing, kỹ năng tiếp

cận khách hàng và đàm phán, chốt bán sản phẩm đến khách hàng.

- Chú trọng đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung (lãnh đạo phòng) như về phương pháp lập kế hoạch kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo,làm việc nhóm, phân công công việc, kỹ năng tạo động lực cho CBNV,...

- Xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ nhân viên tự học tập, nâng cao kiến thức và rèn luyện bản thân cùng với chính sách đãi ngộ nhân tài, động viên cán bộ có năng lực, tâm huyết, gắn bó với Chi nhánh.

- Ngoài việc cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo của Trụ sở chính, Chi nhánh nên thường xuyên tự tổ chức các chương trình đào tạo dưới

nhiều hình thức để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, kỹ

năng cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ. Đồng thời, đội ngũ CBKH cần được bố trí công việc hợp lý theo đúng năng lực, phân công nhiệm vụ cụ

thể, CBKH làm việc theo nhóm, quản lý hồ sơ vay theo địa bàn, từ đó có thể

trách nhiệm của mình trong công việc đồng thời sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tư vấn, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng.

- Khuyến khích các CBKH tích cực tham gia các chương trình thi đua định kỳ, đột xuất của Trụ sở chính Vietcombank triển khai như: Chương trình thi đua bán sản phẩm tín dụng thể nhân hàng tháng; Chương trình thi đua Tín dụng SME; Chương trình thi đua bán sản phẩm cho vay xe ô tô,... Có cơ chế động viên, khen thưởng kịp thời nhằm tạo động lực, khuyến khích tất cả các CBNV trong Chi nhánh tích cực, hăng say làm việc.

Một phần của tài liệu 1151 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w