ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠ

Một phần của tài liệu 1151 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 92)

LẺ

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT

NAM - CHI NHÁNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Trên cơ sở bám sát định hướng chỉ đạo từ Trụ sở chính Vietcombank, trong hoạt động TDBL, Vietcombank Nam Định đã đề ra định hướng phát triển trong giai đoạn tới cho Chi nhánh, cụ thể như sau:

V Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng TDBL ở mức trên 30%, đẩy mạnh phát triển TDBL thông qua các phòng giao dịch và bộ phận bán lẻ Phòng Khách hàng. Phấn đấu tăng dần thị phần TDBL của Chi nhánh trên địa

bàn lên 10% và tăng tỷ trọng dư nợ TDBL trong tổng dư nợ lên mức tối thiểu

60% vào năm 2025. Tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc phải luôn gắn liền

với chất lượng tín dụng, đảm bảo hiệu quả và kiểm soát được rủi ro.

V Chú trọng tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ vào các sản phẩm chuẩn lên mức ngang bằng với tỷ lệ bình quân toàn hàng của Vietcombank (năm 2019 là 67%), tập trung vào các lĩnh vực SXKD, tiêu dùng có TSBĐ và có mức lãi

suất đầu ra cao. Hạn chế cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay lĩnh vực có mức NIM thấp, cho vay tiêu dùng không có TSBĐ.

liệt thực hiện các giải pháp để hoàn thành được kế hoạch tăng trưởng đặt ra.

S Tiếp tục rà soát danh mục tín dụng bán buôn: duy trì và giảm dần dư nợ khách hàng có lãi suất cho vay thấp, hiệu quả tổng thể không cao, dư nợ không có TSBĐ hoặc tỷ lệ TSBĐ thấp, tình hình tài chính suy giảm; kiểm soát và giảm dần dư nợ cho vay đối với các khách hàng tiềm ẩn rủi ro. Ưu tiên dành room tín dụng của Chi nhánh cho phát triển TDBL.

S Chú trọng nâng cao công tác kiểm soát rủi ro tín dụng; xử lý thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn. Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro. Bám sát khách hàng để kịp thời đôn đốc, thu hồi nợ đúng hạn, hạn chế rủi ro thấp nhất, đảm bảo chất lượng tín dụng trong giới hạn được Trụ sở chính giao cho. Tập trung, quyết liệt và sát sao trong công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, nợ có vấn đề; phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên Ban giám đốc, Lãnh đạo phòng và cán bộ tại Chi nhánh trong công tác thu hồi nợ, có các mốc thời hạn cụ thể.

S Tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ các quy định, quy trình nghiệp vụ về hoạt động tín dụng của Vietcombank. Quán triệt tới các CBKH luôn luôn ý thức phải đề cao tăng cường kiểm soát quản trị rủi ro tín dụng trong suốt cả quá trình trước, trong và sau khi cho vay; nhất quán tinh thần chỉ đạo trong toàn Chi nhánh về tăng trưởng phải đi đôi với chất lượng, hiệu quả, không chấp nhận đánh đổi tăng trưởng quy mô, doanh số bằng mọi giá.

S Ưu tiên các nguồn lực cho công tác phát triển mạng lưới, mở mới phòng giao dịch tại các địa bàn tiềm năng chưa khai thác, sớm bổ sung đủ nhân sự TDBL tại các phòng kinh doanh để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng.

S Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng, chia sẻ kinh nghiệm cho các cán bộ.

S Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng cáo thương hiệu và giới thiệu sản phẩm dịch vụ bán lẻ của Vietcombank Nam Định tới đông đảo

khách hàng, nhấn mạnh vào các sản phẩm TDBL Chi nhánh có thế mạnh.

Một phần của tài liệu 1151 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 92)