- Tuân thủ nghiêm túc các quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động tín dụng của NHNN và Vietcombank. Quán triệt tới các cán bộ thẩm
định, CBKH luôn luôn ý thức phải đề cao nguyên tắc an toàn, hiệu quả, bền vững trong phát triển tín dụng nói chung và TDBL nói riêng. Tăng cường các
biện pháp kiểm soát và phòng ngừa rủi ro, cảnh báo sớm các khoản nợ có
vấn đề
để sớm có các biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời. Nhất quán quan điểm chỉ đạo
sánh mức độ tiện ích của từng sản phẩm với sản phẩm mà Chi nhánh đang cung cấp. Nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng và đặc biệt tìm hiểu, phân tích các sản phẩm TDBL chủ chốt trên thị trường hiện nay của các đối thủ cạnh tranh khác, nhằm phục vụ công tác cải tiến, hoàn thiện sản phẩm và việc phát triển các sản phẩm mới đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng.
- Tích cực thực hiện công tác marketing, quảng bá các sản phẩm TDBL tới các khách hàng cá nhân thuộc các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán lương qua tài khoản tại Vietcombank Nam Định; tăng cường bán kèm, bán chéo và chú trọng marketing từng sản phẩm TDBL chủ chốt.
- Đối với những khách hàng có thu nhập lớn và uy tín cao, ngân hàng nên chủ động cử cán bộ tới giới thiệu sản phẩm cùng những tiện ích của ngân hàng. Bởi nhóm khách hàng này tuy không nhiều những sẽ là những khách hàng quan trọng, mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Không chỉ thế nhóm khách hàng này thường có quan hệ rộng nên cũng sẽ là những người quảng bá, giới thiệu rất tốt các SPDV của Vietcombank cho các khách hàng khác. - Bên cạnh đó, Chi nhánh cần tăng cường quan hệ với báo chí và các ban
ngành có liên quan, nên thực hiện quảng bá sản phẩm thông qua kênh truyền
thông gồm cả trực tiếp và gián tiếp như: chạy các chương trình quảng cáo trên
phương tiện thông tin đại chúng, treo băng rôn tại các trục đường phố chính, ở
các trung tâm huyện, xã,.. tham gia tài trợ các lễ hội văn hoá, các sự kiện chính trị, văn hóa, du lịch... Tích cực và chủ động tham gia các hoạt động từ thiện xã hội tại địa phương cũng là dịp để Chi nhánh nâng cao hình ảnh, uy tín của mình đến khách hàng.
3.4. KIẾN NGHỊ
3.4.1. Kiến nghị về chính sách đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
- Thực trạng các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam thường có nhiều thay đổi và chồng chéo, điển hình như các thủ tục liên quan đến nhà đất, là tài sản thế chấp chủ yếu trong hoạt động TDBL, thay đổi nhiều lần gây khó khăn trong vấn đề xử lý hồ sơ tài sản thế chấp của các NHTM. Do vậy, Chính phủ cần tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lý, nâng cao hiệu lực pháp lý nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động liên quan đến NHTM nói chung theo hướng đầy đủ, đồng bộ vừa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế nhưng vẫn giữ được những điểm đặc thù, phù hợp nền kinh tế Việt Nam. - Thực tế hiện nay, việc cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản gắn liền
với đất cho pháp nhân và thể nhân còn thiếu đồng bộ và không thống nhất cách thức xử lý giữa các địa phương, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng. Cần sớm ban hành các quy định về vấn đề này để quy định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian xử lý cho người dân, doanh nghiệp.
- Ban hành các văn bản của Bộ và các văn bản hướng dẫn thực hiện, việc xử lý phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi khách hàng vay vốn không thực hiện đúng cam kết trả nợ vay cho ngân hàng. Hiện nay, thủ tục xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ rất rườm rà tốn nhiều thời gian.
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN cần tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho hệ thống các NHTM trong hoạt động TDBL nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh nói chung, các kiến nghị đề xuất bao gồm:
thể về các mặt hoạt động của NHTM trên cơ sở không có sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, gây khó khăn trong việc triển khai áp dụng của các NHTM.
- Nâng cao tính hiệu quả và tính khả thi của các quyết định của NHNN, đặc biệt là những quyết định liên quan đến hoạt động TDBL của các NHTM. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các
TCTD để mọi hoạt động đều đi vào khuôn khổ chung, đồng thời hạn chế các
trường hợp cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực tài chính - ngân
hàng trên
thị trường. Đặc biệt cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay không có tài sản
thế chấp, cho vay trả góp,.. của các công ty tài chính.
3.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- Đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Các sản phẩm TDBL của Viecombank hiện nay còn thiếu một số sản phẩm đáp ứng đa dạng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng vay vốn. Do đó, trong thời gian tới, Trụ sở chính Vietcombank cần nghiên cứu và xây dựng danh mục sản phẩm có tính đến nhiều đối tượng khách hàng, phù hợp với những đặc điểm riêng của từng địa phương và chú trọng thiết kế sản phẩm khác biệt, có lợi thế so sánh vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khác.
- Do số lượng hồ sơ khách hàng TDBL rất lớn, nhưng hiện tại các chi nhánh đa phần đang phải theo dõi thủ công nên Trụ sở chính cần phải sớm nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý để hỗ trợ các chi nhánh chiết xuất các
loại báo cáo quản trị, báo cáo theo dõi hồ sơ của khách hàng, thông báo các khoản đến hạn, tài sản đến kỳ định giá lại,.. theo quy định của Vietcombank. - Đẩy nhanh quá trình triển khai Dự án RTOM để hỗ trợ các chi nhánh
- Tăng cường đào tạo theo các chương trình, nội dung đề xuất “đặt hàng” từ phía các chi nhánh để nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết theo mảng nghiệp vụ cho cán bộ theo yêu cầu của công việc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở bám sát định hướng chiến lược của Vietcombank nói chung và định hướng phát triển TDBL của Vietcombank Nam Định nói riêng, Chương 3 đã tập trung nghiên cứu và đưa ra 6 nhóm giải pháp đề xuất áp dụng tại Vietcombank Nam Định để phát triển hoạt động TDBL trong giai đoạn 2020 - 2025. Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu lên 3 nhóm kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, với NHNN Việt Nam và Trụ sở chính Vietcombank nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong khuân khổ hành lang pháp lý, cũng như tạo điều kiện môi trường thông thoáng và có các công cụ, chính sách hữu ích để hỗ trợ các NHTM nói chung và Vietcombank Nam Định nói riêng triển khai hoạt động TDBL được thuận lợi.
Các nhóm giải pháp đưa ra đều xuất phát từ các nguyên nhân của sự tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong Chương 2, trong đó nhấn mạnh vào các giải pháp để khắc phục những nguyên nhân chủ quan, các vấn đề nội tại của Chi nhánh. Tựu chung của các giải pháp đưa ra là tăng cường năng lực cạnh tranh của Chi nhánh, đẩy mạnh triển khai công tác phát triển thị trường, mở rộng khách hàng tiềm năng, tận dụng triệt để các sản phẩm chuẩn TDBL có thế mạnh để tích cực thúc đẩy bán hơn nữa, nâng cao năng lực đội ngũ CBKH gồm cả về lượng và chất, trong đó chú trọng vào công tác đào tạo cho cán bộ. Đi kèm với đó, giải pháp về nâng cao chất lượng TDBL có vị trí vô cùng quan trọng, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng TDBL của Vietcombank Nam Định đi đúng định hướng, tăng trưởng, mở rộng phải luôn gắn liền với an toàn, hiệu quả và kiểm soát được rủi ro.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đối chiếu với mục đích nghiên cứu, luận văn đã khái quát hoá những căn cứ khoa học, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Định, đây là một trong các vấn đề cấp thiết cần phải được tập trung nghiên cứu và đề ra những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Vietcombank Nam Định.
Trong khuôn khổ luận văn “Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Định”. Tác giả đã nghiên cứu khung lý thuyết về hoạt động TDBL tại các NHTM, các sản phẩm TDBL, chỉ tiêu đánh giá chất lượng TDBL và một số kinh nghiệm triển khai TDBL của một số NHTM tại Việt Nam. Dựa trên nền tảng lý thuyết đã nghiên cứu, kết hợp với thực tế số liệu tình hình kinh doanh của Vietcombank Nam Định trong 5 năm qua, luận văn đã phân tích chi tiết thực trạng TDBL tại đơn vị, qua đó chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những mặt còn tồn tại, hạn chế trong hoạt động TDBL. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động TDBL tại Vietcombank Nam Định trong thời gian tới. Với đề tài nghiên cứu này, tác giả hy vọng sẽ góp phần giúp cho hoạt động TDBL tại Vietcombank Nam Định ngày càng phát triển.
Tác giả xin được cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Mai Thanh Quế, của các bạn bè, đồng nghiệp trong thời gian học tập và nghiên cứu. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng để kết quả nghiên cứu có thể được vận dụng vào thực tiễn hoạt động tại Vietcombank Nam Định, song cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, và bạn đọc quan tâm đến chủ đề này để luận văn được tiếp tục hoàn thiện và có tính ứng dụng thực tế cao hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Frederic S.Minskin (1998), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính,
Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3. NHNN - Chi nhánh tỉnh Nam Định (2015-2019), Báo cáo số liệu tổng hợp tình hình hoạt độngcủa các TCTD, Nam Định.
4. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Định (2015- 2019), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2015 - 2019,
Nam Định.
5. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Thanh Hương (2002), Giáo trình Kế toán Ngân hàng, Học
viện Ngân hàng, Hà Nội.
7. Luật các tổ chức tín dụng (2010), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 9. Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(1997), Tài liệu hội thảo.
10.Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình tiền tệ Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Hà
Nội.
11.Vietcombank (2017, 2018, 2019), Báo cáo thường niên.
Website
12.www.cafef.vn
13.www.tapchinganhang. gov.vn 14.www.vietcombank. com.vn