Tính đến thời điểm hiện tại, các thỏa thuận thương mại tác động lớn nhất đến ngành dệt may của Việt Nam bao gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)
VKFTA được ký kết vào ngày VKFTA chính thức được ký kết vào ngày 05/05/2015 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2016. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 4 của Việt Nam. Trong năm 2015 kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hàn Quốc đạt 2.089 triệu USD.
Một số nội dung chính của hiệp định này: (i) Mức cắt giảm thuế quan: Thuế xuất nhập khẩu của 24 mặt hàng dệt may sẽ được đưa về mức 0% thay vì 8-13% như hiện nay; và (ii) Nguyên tắc xuất xứ: Hàng hóa phải đạt hàm lượng giá trị khu vực (RVC) ít nhất 40% tính theo trị giá FOB, hoặc trải qua một quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa (CC) mới được hưởng ưu đãi thuế.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
EVFTA chính thức đạt được thỏa thuận vào ngày 02/12/2015, hiệp định dự kiến bắt đầu có hiệu lực vào năm 2017. EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam, trong năm 2015 kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU đạt 3.316 triệu USD.
Một số nội dung chính của hiệp định này: (i) Mức cắt giảm thuế quan: Trong vòng 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lưc, thuế tất cả các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được đưa về 0% (so với mức trung bình là 12% hiện nay); (ii) Nguyên tắc xuất xứ: từ vải trở đi (các sản phẩm dệt may có xuất xứ từ khâu vải ở trong khu vực).
1.3. Những vấn đề cơ bản về phát triển tín dụng đối với ngành dệt may1.3.1. Khái niệm phát triển tín dụng đối với ngành dệt may