2.2.1.1. về mục tiêu
Theo chính sách tín dụng năm 2016 Dệt may được xếp vào 1 trong 6 nhóm ngành hấp dẫn, tiềm năng. Dư nợ ngành dệt may theo kế hoạch từ năm 2012 đến năm 2016 đề ra là 3% dư nợ toàn ngân hàng với biên độ là 2%. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến năm 2016, MB chưa hoàn thành kế hoạch đối với ngành dệt may (Biểu đồ 2.2 và Biểu đồ 2.3).
Biểu đồ 2.2: Chỉ tiêu kế hoạch theo chính sách tín dụng của MB đối với ngành dệt may giai đoạn 2012-2016
Nguồn: Chính sách tín dụng của MB, 2014-2016 2.2.1.2. Về chiến lược, chính sách, sản phẩm cụ thể
Hiện MB có 97 sản phẩm chung dành cho các khách hàng doanh nghiệp và có 05 chính sách, sản phẩm, hướng dẫn đã được ban hành riêng cho ngành dệt may. Cho thấy số lượng sản phẩm khá đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu của Khách hàng.
Theo chỉ đạo tín dụng của Ban điều hành: Dệt may nhiều năm liền là ngành ưu tiên phát triển của cả 2 Khối CIB và SME, riêng đối với khối SME hạn chế tài trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh từ bông thành sợi.
Nhìn chung dệt may là ngành đã được nhận diện về tiềm năng phát triển tại MB và được các Khối Kinh doanh ưu tiên tài trợ. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của tác giả, các sản phẩm, chính sách đối với ngành vẫn có thể điều chỉnh theo hướng cạnh tranh hơn.
Vietinbank có sản phẩm liên quan đến tài trợ sau khi giao hàng sử dụng phương thức tradecard, theo đó có thể tài trợ tới 90% giá trị KPT từ trade card. Các TCTD có dư nợ lớn đối với ngành dệt may hầu hết không có sản phẩm riêng đối với
ngành mà áp dụng các sản phẩm đại trà chung và thực hiện tài trợ theo từng Khách hàng cụ thể.