Đánh giá định lượng

Một phần của tài liệu 1156 phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng ngành dệt may tại NHTM CP quân đội trong quá trình hội nhập kinh tế luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 65)

2.3.1.1. Quy mô, cơ cấu tín dụng

Quy mô tín dụng

Mức tăng dư nợ tín dụng: Dư nợ tín dụng tại MB đối với ngành dệt may tăng qua các năm (Năm 2016 dư nợ tín dụng ngành dệt may tại MB là 4.054 tỷ đổng tăng 971 tỷ đồng so với năm 2015; Năm 2015 tăng 755 tỷ đồng).

Tốc độ tăng trưởng: Trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2016, tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn dương, mức tăng bình quân trong giai đoạn trên là 28%/năm cho thấy quy mô tín dụng ngành dệt may tăng trưởng qua các năm.

Tỷ trọng dư nợ ngành dệt may so với dư nợ toàn hàng: (i) Ve mục tiêu, mặc dù là 1 trong 6 ngày ưu tiên tài trợ, tuy nhiên trong suốt giai đoạn 2014-2016 MB luôn đặt mục tiêu tỷ trọng dư nợ ngành dệt may so với dư nợ toàn hàng là 3% (không thay đổi qua các năm); (ii) Tỷ trọng dư nợ ngành dêt may tăng qua các năm

(Năm 2014 là 2,31%, năm 2015 là 2,54% và năm 2016 là 2,69%); (iii) Quy mô tín dụng mở rộng qua các năm nhưng không đạt được mục tiêu đề ra.

Cơ cấu tín dụng

Theo kỳ hạn, dư nợ ngành dệt may chủ yếu là dư ngắn hạn cho thấy MB đang ưu tiên tập trung vào phân khúc ít rủi ro hơn, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm, tỷ trong dư nợ trung dài hạn tăng (chủ yếu là trung hạn máy móc thiết bị, ít đầu tư dự án).

Theo phân khúc khách hàng, dư nợ ngành dệt may chủ yếu tập trung vào phân khúc SME do phân khúc này chiếm số lượng lớn giúp MB phân tán rủi ro, tuy nhiên phân khúc SME ít tiềm năng khái thác các sản phẩm dịch vụ khác như tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế. Tỷ trọng dư nợ CIB có xu hướng tăng do MB đã có kế hoạch khai thác và chăm sóc các khách hàng lớn tốt hơn.

Theo địa bàn, dư nợ ngành dệt may chủ yếu tập trung vào Miền Bắc do lợi thế về thương hiệu và uy tín. Trong khi đó, doanh nghiệp ngành dệt may chủ yếu tập trung tại Miền Nam khoảng 62% (Biểu đồ 2.12) MB chưa khai thác tốt tại thị trường Miền Nam do thương hiệu và uy tín của MB còn hạn chế so với các ngân hàng cổ phẩn nhà nước và một số NHTM khác như TCB, Sacombank.

Biểu đồ 2.12: Doanh nghiệp dệt may phân bổ theo vùng lãnh thổ năm 2016

■ Đông Nam Bô

■ Đòng bằng Sông Hỏng

■ Bắc Trung Bộ, Duyên hái Mièn Trung

■ Đông bằng Sông Cửu Long

(Nguồn: Bộ Công thương) Theo loại hình doanh nghiệp, trong suốt giai đoạn 2014-2016, dư nợ từ khách hàng là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm trên 90%, năm 2016 doanh nghiệp FDI chỉ chiếm có 7% dư nợ ngành còn lại là doanh nghiệp tư nhân (48%) và doanh nghiệp nhà nước (45%). MB khai thác khá tốt các

doanh nghiệp nhà nước nhưng chưa khai thác được doanh nghiệp FDI - đây là các doanh nghiệp chiếm số lượng nhỏ (khoảng 15% đến 20% tổng số doanh nghiệp dệt

may theo biêu đô 2.13) nhưng đang chiêm lĩnh ngành dệt may (Kim ngạch xuât khẩu chiêm đên 60% theo biêu đô 2.14)

Biểu đồ 2.13: Cơ cấu doanh nghiệp theo loại hình

Biểu đồ 2.14: Tỷ trọng xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp FDI

và doanh nghiệp Việt Nam

(Nguồn : Tổng hợp từ Vitas)

■ Tư nhân BNhanuoc BFDI

(Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam) 2.3.1.3. Số lượng và cơ cấu khách hàng

Số lượng Khách hàng

Số lượng Khách hàng có dư nợ trong ngành dệt may tại thời điêm 21/12/2016 của MB gôm 253 Khách hàng, tăng trưởng 22% về số lượng so với cùng kỳ năm 2015. Mặc dù chiêm tỷ trọng dư nợ đên 42%, nhưng số lượng Khách hàng CIB chỉ là 26 Khách hàng, tương đương 10,2% tổng số lượng Khách hàng có dư nợ trong ngành tại MB.

Biểu đồ 2.15: Số lượng Khách hàng ngành dệt may tại MB giai đoạn 2013-2016

Nguồn: Phòng MIS, Khối Tài Chính Kế Toán

Xét theo đối tượng Khách hàng

Đối tượng doanh nghiệp có vốn tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ ngành (48%), sau đó là nhóm doanh nghiệp nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp do Vinatex góp vốn) chiếm 45%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng 7%. Các doanh nghiệp do Vinatex góp vốn cũng chỉ chiếm tỷ trọ

ng Biểu đồ 2.16: Dư nợ ngành dệt may MB phân loại theo đối tượng Khách

nj1 hàng năm 2016

ỏ trong tổng dư nợ ngành tại MB là 14%.

Nguồn: Phòng Mis, Khối Tài Chính Kế Toán

Đến thời điểm 31/12/2016, chỉ có 13 trong tổng số 17 khách hàng FDI trong ngành dệt may đang giao dịch với MB có dư nợ, chiếm 5% số lượng Khách hàng ngành dệt may đang giao dịch với MB; Dư nợ thời điểm 31/12/2016 đạt 250 tỷ đồng, chiếm 7% tổng dư nợ ngành dệt may của MB. Đây là con số khá khiêm tốn so với quy mô ngành chỉ chiếm gần 1% dư nợ dành cho các khách hàng FDI trong ngành dệt may của toàn hệ thống ngân hàng.

Xét theo phương thức hoạt động

Phân chia theo Khách hàng ngành dệt sợi và ngành may, tỷ trọng dư nợ và số lượng Khách hàng ngành dệt chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng Khách hàng và dư nợ tại MB. Tuy nhiên, dư nợ trung bình trên 01 Khách hàng ngành dệt (34.456 triệu

đồng) lớn hơn ngành may (11.332 triệu đồng) do ngành sợi, dệt thường là các Khách hàng có quy mô lớn, cần nhiều vốn và chủ yếu là đầu tư trung dài hạn.

Biểu đồ 2.17: Số lượng và dư nợ Khách hàng ngành dệt may MB theo phương thức hoạt động năm 2016

Nguồn: Phòng Mis, Khối Tài Chính Kế Toán

về mức độ tập trung dư nợ, khoảng 20% số lượng Khách hàng chiếm 80% dư nợ ngành dệt may tại MB, mức độ tập trung dư nợ cao.

về khả năng khai thác Khách hàng: 7/10 doanh nghiệp ngành may và 6/8 doanh nghiệp ngành dệt thuộc VNR 500 là Khách hàng của MB.

Kết luận: MB có danh mục khách hàng tiềm năng tuy nhiên khả năng khai thác các đối tượng, lĩnh vực tiềm năng trong ngành chưa cao.

2.3.1.4. Thị phần

Sự gia tăng thị phần của ngành dệt may trong cơ cấu ngành cấp tín dụng của MB

Thị phần đối với ngành dệt may tăng qua các năm, năm 2014 tăng 0,06%, năm 2015 tăng 0,31% và năm 2016 gia tăng 0,15%, cho thấy định hướng mở rộng ngành dệt may của MB.

Biểu đồ 2.18: Mức gia tăng thị của ngành dệt may trong cơ cấu ngành cấp tín dụng của MB giai đoạn 2014-2016

—♦—Mức gia tăng thị phân

Nguồn: Phòng MIS, Khối tài chính kế toán

Quy mô tín dụng đối với các Khách hàng hiện hữu của MB

MB có lợi thế khi sở hữu một danh mục khách hàng tốt, tiềm năng, tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ của MB so với tổng dư nợ của các Khách hàng đầu ngành tại các TCTD lại rất thấp, thường chỉ ở mức 5 - 10% tổng dư nợ của Khách hàng, chưa kể đến dư các nghĩa vụ tín dụng khác như L/C, Bảo lãnh.

Biểu đồ 2.19: Dư nợ tại MB của một số doanh nghiệp năm 2016 (tỷ đồng)

(Nguồn: CIC thời điểm 31/12/2016)

Bên cạnh đó, MB cũng chưa khai thác được nhiều Khách hàng ở quy mô nhỏ hơn, tỷ lệ sử dụng hạn mức không cao (trung bình khoảng 30% đến 40% giá trị hạn mức được cấp).

Quy mô tín dụng của MB so với các TCTD khác

Theo nghiên cứu của Phòng chiến lược và phát triển kinh tế MB, tổng dư nợ vay của ngành dệt may Việt Nam năm 2016 vào khoảng 120 nghìn tỷ đồng. Trong đó, dư nợ ngành dệt may tập trung chính vào hai nhóm là ngân hàng nước ngoài và ngân hàng cổ phẩn nhà nước.

Biểu đồ 2.20: Thị phần tài trợ ngành dệt may Việt Nam của các TCTD năm 2016

(Nguồn: Phòng chiến lược và phát triển kinh tế MB) Ngân hàng nước ngoài: Nhóm ngân hàng Hàn Quốc chiếm thị phần chủ yếu (31% tổng dư nợ tín dụng nhóm khách hàng đầu ngành) với vị trí đứng đầu là Shinhanbank (10%), Woori (7%), tiếp sau là nhóm ngân hàng Đài Loan, Trung Quốc chiếm thị phần thấp hơn khá nhiều (3%). Các ngân hàng nước ngoài có lợi thế tiếp cận được các khách hàng FDI theo quốc gia như các doanh nghiệp Hàn Quốc thường vay ngân hàng Hàn Quốc; các doanh nghiệp Đài Loan thường vay các ngân hàng đến từ Đài Loan, Trung Quốc, ngoài ra các doanh nghiệp FDI cũng thường có quan hệ với các ngân hàng toàn cầu như ANZ, HSBC và Citi Bank. Đây là nguyên nhân giúp thị phần tín dụng đối với nhóm dệt may - da giày đầu ngành của khối ngân hàng nước ngoài ở mức cao. Toàn nhóm ngân hàng nước ngoài chiếm tỷ trọng 38% tổng dư nợ ngành dệt may

Ngân hàng cổ phẩn nhà nước: Các ngân hàng lớn nhất tài trợ ngành dệt may là Vietcombank (19%), Vietinbank (9%), BIDV (12%). Đây là các ngân hàng có quan hệ truyền thống với các đối tác dệt may lớn, đồng thời có nhiều chính sách đẩy mạnh tài trợ đối với ngành. Chẳng hạn, BIDV thoả thuận cho Vinatex vay 600 triệu USD giai đoạn 2014-2016 nhằm đầu tư, mở rộng và đổi mới công nghệ. Vietcombank đã dành khoảng 3.000 tỷ đồng cho vay Vinatex và các đơn vị thành viên.

MB đứng thứ 4 trong số các ngân hàng trong nước với dư nợ 3,6% tổng dư nợ ngành. Mặc dù đứng thứ 4 nhưng khoảng cách về quy mô của MB so với các ngân hàng dẫn đầu khối trong nước là rất lớn đồng thời đang chịu sự cạnh tranh

Khối Năm 2015 Năm 2016

SME CIB SME CIB

- TOI 3,67% 2,14% 4,03% 2,32%

- Tổng doanh thu thuần trước rủi ro 70.300 19.824 96.500 27.60

9

+ Thu lãi thuần 57.580 16.42

9 0 84.21 8 23.17 + Thu bảo lãnh 2.03 0 28 2.35 0 37^

+ Thu thanh toán quốc tế 8.25

0 3.006 0 7.94 4.314

+ Thu ngoài lãi khác 1.89

0

361" 2.05

0 78

mạnh mẽ từ một số ngân hàng khác như VIB, Techcombank,... Các ngân hàng này đang có mức dư nợ ngành dệt may bằng khoảng 60% dư nợ ngành dệt may của MB.

Có thể thấy, quy mô tài trợ ngành của MB hiện tại còn khá khiêm tốn. Cùng với sự phát triển của ngành dệt may, MB có khả năng mở rộng quy mô dư nợ và thị phần tài trợ ngành trong tương lai nếu có các chiến lược phù hợp.

Nhóm TCTD có vốn nhà nước bao gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV và nhóm Ngân hàng nước ngoài đang là các đối thủ cạnh tranh chính của MB trong hoạt động tín dụng của MB đối với ngành dệt may.

Quy mô tín dụng của MB so với nhu cầu vốn sản xuất của ngành dệt may

Theo số liệu từ Tổng cụ thống kê năm 2013 nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của ngành dệt may đạt 398.262 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009-2013 khoảng 19,3%/năm. Giả định tốc độ này giữ nguyên trong năm 2014 - 2015, năm 2016 nhu cầu vốn sản xuất của ngành có thể đạt 676.393 tỷ đồng . Tuy vậy tổng dư nợ của ngành dệt may khoảng 120.000 tỷ đồng mới đáp ứng được 18% nhu cầu tín dụng của ngành.

Biểu đồ 2.21. Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của ngành dệt may giai đoạn 2009-2016

Nguồn: Tổng cục thuế (GSO)

Dư nợ của MB còn khá khiêm tốn so với nhu cầu vốn tín dụng của ngành (Bằng 0,6% nhu cầu vốn tín dụng của ngành).

Ket luận: Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của ngành dệt may còn rất lớn, tuy nhiên các TCTD nói chung và MB nói riêng vẫn chưa khai thác được triệt để. Dư nợ cấp cho ngành dệt may của toàn hàng chỉ bằng 18% nhu cầu vốn của ngành dệt may, dư nợ của MB đối với ngành dệt may chiếm khoảng 0,6%.

2.3.1.5. Hiệu quả hoạt động

TOI thu được từ khách hàng doanh nghiệp ngành dệt may ở mức trung bình đối

với cả 02 phân khúc khách hàng. TOI từ doanh nghiệp SME năm 2016 có tăng trưởng từ 3,67% lên 4,03%, trong đó chủ yếu tăng trưởng từ thu lãi thuần. Mức TOI này đã vượt mức tối thiểu chung cho Khách hàng SME theo Chính sách tín dụng của HĐQT năm 2017 là 3,5%. Tổng doanh thu thuần trước rủi ro tăng 37% so với năm 2015. Với Khách hàng CIB, TOI năm 2016 ở mức 2,32%, tăng trưởng so với mức 2,14% năm 2015 gần sát mức tối thiểu chung của danh mục Khách hàng CIB là 2,4%. Ve số tuyệt đối, tổng doanh thu thuần trước rủi ro đã có sự tăng trưởng khá tốt (41%).

thu từ các hoạt động khác còn thấp, trong đó có thể thấy với Khách hàng SME mặc dù tổng doanh thu tăng 37% nhưng thu ngoài lãi giảm so với năm 2015. Khách hàng CIB cho thấy sự tăng trưởng về doanh thu ngoài lãi năm 2016 với một số Khách hàng mang lại doanh thu ngoài lãi lớn như: GILIMEX (thu ngoài lãi 800 triệu đồng ~ 24% doanh thu); Sợi Phú Bài (thu ngoài lãi 309 trđ ~ 69% doanh thu) CN ĐN Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú (thu ngoài lãi 342 trđ ~ 57% doanh thu),... trong đó nằm chủ yếu ở thu dịch vụ thanh toán quốc tế.

"2 Công ty Cổ phần SX XNK Dệt May 15,4

^3 Công ty Cổ phần Thanh Thảo 2,6

Biểu đồ 2.22: Cơ cấu doanh thu trước rủi ro từ ngành dệt may Doanh nghiệp SME

(Nguồn: Khối SME)

Doanh nghiệp CIB

(Nguồn: Khối CIB)

thể thấy, TOI ngành dệt may còn có tiềm năng tăng trưởng, đặc biệt từ

phí dịch vụ thanh toán quốc tế do đặc thù Khách hàng ngành dệt may có tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu lớn.

Ket luận: Lợi ích thu được từ Khách hàng còn chưa đa dạng, chủ yếu ở lãi vay, lợi ích từ các sản phẩm dịch vụ khác như L/C, bảo lãnh, nhờ thu còn khiêm tốn.

2.3.1.6. Mức độ an toàn

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu

Theo biểu đồ 2.17 và 2.18, tỷ lệ nợ xấu của ngành dệt may luôn thấp hơn của tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng và luôn dưới 1%. Trái ngược với nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn của ngành dệt may luôn ở mức rất cao, năm 2016 lên đến 6% trong khi nợ quá hạn của toàn ngân hàng là 2,6%.

Biểu đồ 2.23: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngành dệt may của MB

Nguồn: Phòng MIS, Khối Tài chính Kế toán và BCTC đã kiểm toán, 2012-2016

Mức độ tập trung của nợ quá hạn, nợ xấu

Bảng 2.5: Một số Khách hàng có dư nợ quá hạn lớn tại MB thời điểm 31.12.2016

án nhà máy sản xuất sợi hóa học của Khách hàng theo phương án đồng tài trợ với: Vietcombank, Vietinbank, Techcombank... Nguyên nhân nợ quá hạn là do Khách hàng sản xuất với công suất không đạt như kỳ vọng, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu thị trường. Đây cũng là rủi ro phổ biến trong ngành sợi của Việt Nam khi chất lượng sản phẩm của ngành sợi Việt Nam còn yếu kém và khó cạnh tranh với nguồn sợi nhập khẩu về cả giá bán và chất lượng.

Kết luận: MB có ưu điểm là có tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp (dưới 1%) tuy nhiên nhược điểm là tỷ lệ nợ quá hạn ở mức khá cao (gần 7%), nguyên nhân là do khả năng lựa chọn, phân loại khách hàng còn hạn chế, việc quản lý sau vay còn chưa đồng bộ, nhiều sai sót.

Cơ cấu tài sản bảo đảm

Biểu đồ 2.24: Cơ cấu TSBĐ ngành dệt may tại MB thời điểm 31.12.2016

Nguồn: Phòng MIS, Khối Tài Chính Kế Toán

Hàng tồn kho và máy móc thiết bị là hai loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu TSBĐ của ngành với tỷ lệ đảm bảo khoảng 23% dư nợ ngành phù hợp với đặc thù chung của Khách hàng ngành dệt may.

Nhà đất (bao gồm cả nhà đất tư nhân và văn phòng nhà xưởng) chiếm 20% trong dư nợ ngành tại MB. TSBĐ khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Ngoài ra, MB còn cấp tín dụng không có tài sản khá lớn đối với ngành dệt may (khoảng 17%). MB cho vay tín chấp chủ yếu với một số Khách hàng lớn, hoạt động lâu năm và có thương hiệu trong ngành. Các Khách hàng có giá trị cấp tín dụng tín chấp lớn tập trung nhiều tại khu vực phía Nam.

Phương thức quản lý tài sản bảo đảm: Ngoài các tài sản bảo đảm như BĐS, GTCG, PTVT được quản lý theo quy định của MB, ngành dệt may có một số đặc thù riêng trong quản lý các tài sản bảo đảm là HTK, MMTB, nhà xưởng,...

Ket luận: Có thể thấy cơ cấu và khả năng quản lý tài sản bảo đảm của các Khách hàng thuộc ngành dệt may là khá rủi ro. Tuy nhiên với đặc thù giá trị tài sản cố định/ TTS thấp, việc MB nhận các tài sản bảo đảm tốt của Khách hàng là khó khả thi trong điều kiện MB là TCTD tiếp cận sau. Do đó để giảm thiểu rủi ro cho

T

T Loại hình phtrangán Khâu

hán

Một phần của tài liệu 1156 phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng ngành dệt may tại NHTM CP quân đội trong quá trình hội nhập kinh tế luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 65)