Quy mô tín dụng đối với ngànhdệt may

Một phần của tài liệu 1156 phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng ngành dệt may tại NHTM CP quân đội trong quá trình hội nhập kinh tế luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 51)

2.2.2.1. Hoạt động cho vay

Quy mô dư nợ: Quy mô dư nợ tăng qua các năm và luôn là ngành thuộc TOP 10 ngành có dư nợ lớn nhất tại MB. Dư nợ tại thời điểm 31/12/2016 đạt 4.054 tỷ đồng tăng 31% so với năm trước và chiếm 2,69% dư nợ toàn hàng. Tuy nhiên

con số này chưa đạt được mục tiêu đề ra của MB (3%, biên độ ±2%).

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ ngành dệt may

(Nguồn: Phòng MIS, Khối Tài chính Kế toán) Tốc độ tăng trưởng dư nợ: Ngành dệt may là ngành giữ được tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm gần nhất là 28%/năm, cao hơn mức tăng trưởng dư nợ bình quân toàn ngân hàng (22%/năm).

Biểu đồ 2.4: Quy mô dư nợ và tốc độ tăng trưởng ngành dệt may

(Nguồn: Phòng MIS, Khối Tài chính Kế toán) 2.2.2.2 Hoạt động bảo lãnh

Dịch vụ bảo lãnh là một trong những dòng sản phẩm dịch vụ chủ lực có mức

cấp đầy đủ các loại hình bảo lãnh như bảo lãnh thanh toán (Bảo lãnh thanh toán hợp đồng, thanh toán thuế xuất nhập khẩu, thanh toán trái phiếu), bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh đảm bảo chất lượng hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh bảo hành,...Tuy nhiên, MB chưa khai thác được sản phẩm và dịch vụ này đối với ngành dệt may.

Theo biểu đồ 2.5, dư bảo lãnh của các khách hàng dệt may qua các năm đều chiếm tỷ trọng nhỏ so với dư toàn ngành. Năm 2014, dư bảo lãnh chỉ đạt 28 tỷ đồng chiếm 1% dư nghĩa vụ của ngành dệt may và chỉ chiếm 0,04% so với toàn hàng. Năm 2015 đạt 179 tỷ đồng tăng 539% so với năm 2014 và chiếm 5% dư nghĩa vụ của ngành dệt may. Năm 2016 đạt 211 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2015 và chiếm 4% dư nghĩa vụ của ngành dệt may.

Biểu đồ 2.5: Dư bảo lãnh và tốc độ tăng trưởng bảo lãnh ngành dệt may tại MB, tỷ đồng

(Nguồn: Phòng Mis, Khối Tài chính Kế toán)

Dư bảo lãnh tập trung chủ yếu ở một số doanh nghiệp thương mại trong nước, chủ yếu là bảo lãnh thanh toán cho các nhà cung cấp trong nước hoặc bảo lãnh cho nhà thầu xây dựng nhà xưởng sản xuất, nhà cung cấp MMTB trong phương án tài trợ trung dài hạn. Do đa số nguồn nguyên liệu đầu vào là nhập khẩu, đầu ra là xuất khẩu trong khi MB chủ yếu khai thác được các doanh nghiệp thương mại trong nước, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khả năng khai thác còn hạn chế dẫn đến dư bảo lãnh thấp.

2.2.2.3.Hoạt động thanh toán Hoạt động L/C

EUR JPY USD________ Tổng (USD) Tỷ trọng Nhập khẩu TTR NK 87.891 4.408.970 31.041.44 8 5 31.174.63 % 64 L/C NK 17.489.68 4 4 17.489.68 % 36 Xuất khẩu TTR XK 43.273.01 6 43.273.01 6 84 % L/C XK 7.806.464 7.806.46 4 16 %

Dư L/C của Khách hàng ngành dệt may đang chiếm tỷ trọng nhỏ so với quy mô dư nợ ngành. Năm 2014 dư L/C đạt 390 tỷ đồng chiếm 14% dư nghĩa vụ của ngành. Năm 2015 dư L/C đạt 415 tỷ đồng chiếm 11% dư nghĩa vụ ngành. Năm 2016 dư L/C đạt 454 tỷ đồng chiếm 10% dư nghĩa vụ ngành. Dư vậy về quy mô L/C có tăng trưởng quan các năm nhưng tốc độ tăng trưởng thấp và giảm qua các năm.

Biểu đồ 2.6: Dư L/C và tốc độ tăng trưởng L/C ngành dệt may tại MB

(Nguồn: Phòng MIS, Khối Tài chính Kế toán)

Quy mô L/C như trên là chưa tương xứng với nhu cầu của ngành. Như đã phân tích tại phần đánh giá thị trường, ngành dệt may Việt Nam hiện tại đang phải nhập khẩu tới 70%, trong đó phương thức thanh toán đầu vào của các Khách hàng chiếm khoảng 50% là L/C, như vậy ước tính nhu cầu mở L/C của Khách hàng trong ngành dệt may phải vào khoảng tối thiểu 30% đến 40% dư nợ (chưa tính đến các L/C thanh toán bằng vốn tự có).

Nguyên nhân của việc dư L/C còn thấp là do nhiều đối tác đầu vào của Khách hàng còn chưa chấp nhận ngân hàng mở L/C là MB. Đa số các Khách hàng mở L/C qua các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank,... doanh nghiệp FDI thường mở L/C qua ngân hàng cùng quốc gia hoặc các ngân hàng quốc tế. Ngoài ra, theo khảo sát một số Chi nhánh tài trợ trong ngành thì thời gian mở L/C của MB vẫn còn chậm hơn so với các ngân hàng cổ phẩn nhà nước.

Thanh toán trong nước

Tận dụng được hệ thống mạng lưới các chi nhánh MB trên toàn quốc, đồng thời tham gia kết nối với các kênh thanh toán điện tử như: thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán song phương, thanh toán nhanh 24/7, thanh toán trực tuyến chứng khoán. MB đã đảm bảo hoạt động thanh toán trong nước được thực hiện

nhanh chóng, chính xác, với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng thu nhập cho ngân hàng. Trong 5 năm qua, hoạt động thanh toán trong nước tương đối ổn định.

Thanh toán quốc tế

Doanh số thanh toán quốc tế tăng qua các năm, tuy nhiên quy mô tương đối thấp so với một số TCTD khác. Theo số liệu so sánh, mặc dù dư nợ bằng khoảng 1/3 BIDV, tuy nhiên doanh số thanh toán quốc tế chỉ bằng 1/6 BIDV đối với các Khách hàng hoạt động trong ngành dệt may. Thêm vào đó, các hình thức thanh toán quốc tế khác như D/P, D/A MB chưa khai thác và phát triển được đối với ngành dệt may.

Biểu đồ 2.7: Doanh số thanh toán quốc tế của MB giai đoạn 2014-2016

■ Nhập khâu (USD) BXuatkhau(USD)

Nguồn: Phòng MIS, Khối tài chính kế toán

Dưới đây là doanh số TTQT của các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực

may mặc mà MB đang tài trợ trong năm 2016, trong đó có thể thấy hình thức thanh

toán chủ yếu được dùng trong hoạt động xuất nhập khẩu là TTR và L/C.

Một phần của tài liệu 1156 phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng ngành dệt may tại NHTM CP quân đội trong quá trình hội nhập kinh tế luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 51)