Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu 1156 phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng ngành dệt may tại NHTM CP quân đội trong quá trình hội nhập kinh tế luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 74)

2.4.2.1. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Dưới sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các nước xuất khẩu dệt may và tác động của các hiệp định thương mại quốc tế đã và đang đàm phán nhiều doanh nghiệp từng bước thay đổi chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư xây dựng các dự án nhà máy sản xuất, mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại để chuyển đổi sang các phương thức sản xuất mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên chỉ một số doanh nghiệp lớn như Vinatex, các doanh nghiệp FDI có thể tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng hơn, phần còn lại do chưa có kinh nghiệm hoặc đối tác đầu ra chưa ổn định nên khó tiếp cận vay ngân hàng hơn.

Việc thay đổi chiến lược phát triển của các doanh nghiệp ngành dệt may dẫn đến nhu cầu vốn trung hạn tăng mạnh trong khi các ngân hàng thường dè dặt tiếp cận các dự án trung hạn do quy mô đầu tư các dự án ngành dệt may thường lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ nhạy cao, đầu ra chưa ổn định và đặc biệt là khó khăn trong việc đánh giá ảnh hưởng đến môi trường đối với các dự án nhà máy sợi, dệt.

2.4.2.2. Kiến thức, thông tin của doanh nghiệp về tín dụng ngân hàng còn hạn chế

Các doanh nghiệp ngành dệt may chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ do đó công tác chuẩn bị và cung cấp các hồ sơ vay vốn thường chậm kéo dài thời gian được vay vốn ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán đầu vào.

Một số sản phẩm không cần đến tài sản thế chấp độc lập mà vẫn có thể vay vốn như chiết khấu bộ chứng từ, bao thanh toán nhưng các doanh nghiệp thường không hiểu rõ về sản phẩm hoặc cho rằng cần phải chuẩn bị nhiều hồ sơ do đó rất ít khi sử dụng, vì thế giảm cơ hội tiếp cần nguồn vốn vay ngân hàng, đồng thời ngân hàng cũng ít thu được lợi nhuận từ các dịch vụ khác.

Ngành dệt may là ngành chịu tác động lớn từ các yếu tố như kinh tế, chính trị, văn hoá và điều kiện khí hậu do đó hoạt động tín dụng đối với ngành dệt may tiềm ẩn nhiều rủi ro như rủi ro mất vốn, rủi ro tỷ giá, rủi ro quản lý tài sản bảo đảm, rủi ro biến động giá cả hàng hoá đầu vào, rủi ro do biến đổi khí hậu. Vì vậy MB thường hạn chế tài trợ một số lĩnh vực trong ngành dệt may như: (i) Các doanh nghiệp sản xuất sợi (Hạn chế do các doanh nghiệp này thường ít có kinh nghiệm, hay gây ô nhiễm môi trường); (ii) Các doanh nghiệp trồng nguyên vật liệu (do chịu tác động lớn từ khí hậu). Việc hạn chế một số lĩnh vực trên giúp MB có tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng dẫn đến khả năng cạnh tranh đối với ngành dệt may chưa cao do ít có kinh nghiệm tài trợ lĩnh vực sản xuất sợi, trồng nguyên vật liệu.

2.4.2.4. Doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp

vừa

nhỏ, không có tài sản thế chấp, năng lực tài chính hạn chế

Một là, doanh nghiệp dệt may chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Gần 80% các doanh nghiệp ngành dệt may là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng bị hạn chế.

Biểu đồ 2.28: Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam Hai là, thiếu tài sản bảo đảm hoặc nhận tài sản bảo đảm là hàng tồn kho yêu cầu nhiều thủ tục hơn

Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu vào vốn tự có, vốn chiếm dụng bên thứ ba và thế chấp vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên tài sản bảo đảm như BĐS, PTVT, MMTB là ít hoặc không có, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập vì vậy khi muốn vay ngân hàng để mởi rộng sản xuất kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp thường vấp phải điều kiện thế chấp tài sản.

Trường hợp các doanh nghiệp thế chấp hàng tồn kho thông thường phải là những doanh nghiệp uy tín hoặc các TCTD có biện pháp quản lý hàng hoá chặt chẽ do đó kéo theo nhiều thủ tục, hồ sơ phức tạp.

Ba là, tình hình kinh doanh gặp khó khăn

Tình hình tài chính thường mất cân đối vốn, hệ số thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn

1 chiếm trên 50% trong tổng số 52 doanh nghiệp ngành may khảo sát theo phụ lục 1.

Biểu đồ 2.29: Cân đối tài chính của doanh nghiệp ngành may 2016

(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2016 các doanh nghiệp)

Một phần của tài liệu 1156 phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng ngành dệt may tại NHTM CP quân đội trong quá trình hội nhập kinh tế luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w