Cơ cấu tín dụng đối với ngànhdệt may

Một phần của tài liệu 1156 phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng ngành dệt may tại NHTM CP quân đội trong quá trình hội nhập kinh tế luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 53)

2.2.3.1. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn

về cơ cấu: Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu, tại 31/12/2016, dư nợ ngắn hạn là 2.749 tỷ đồng chiếm 68% tổng dư nợ, dư nợ trung dài hạn chỉ ở mức 1.035 tỷ đồng tương đương 32% thấp hơn so với trung bình toàn hàng là 34,2%.

về xu hướng: Có sự thay đổi về cơ cấu dư nợ, theo đó tỷ trọng dư nợ ngắn hạn vẫn ở mức cao nhưng có xu hướng giảm qua các năm, trong khi tỷ trọng dư nợ trung dài hạn có xu hướng tăng lên.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

(Nguồn: Phòng Mis, Khối Tài chính Kế toán)

Trong tổng số 253 Khách hàng, chỉ có 18 khách hàng có dư nợ trung dài hạn trên 10 tỷ đồng, còn lại là dư nợ nhỏ lẻ (chủ yếu vay bổ sung năng lực MMTB). Chỉ có 01 Khách hàng dư nợ trên 100 tỷ đồng; 02 Khách hàng dư nợ trên 50 tỷ đồng.

Dư nợ trung dài hạn lĩnh vực may chiếm 65%; lĩnh vực sợi dệt chiếm 45% - tập trung chủ yếu ở Công ty cổ phần Hóa dầu & Xơ sợi dầu khí (208 tỷ đồng và toàn bộ là nợ xấu).

2.2.3.2. Cơ cấu tín dụng theo phân khúc khách hàng

Về cơ cấu: Dư nợ chủ yếu tập trung ở phân khúc khách hàng SME (luôn chiếm trên 50%). Tại thời điểm 31/12/2016, dư nợ tại phân khúc SME là 2.311 tỷ đồng chiếm 57% dư nợ ngành, dư nợ phân khúc CIB là 1.743 tỷ đồng chiếm 43% dư nợ ngành.

Về xu hướng: Tỷ trọng dư nợ đang có sự thay đổi giữa hai phân khúc, phân khúc CIB có xu hướng tăng trưởng từng năm, trong khi đó dư nợ phân khúc SME có xu hướng giảm qua các năm.

(Nguồn: Phòng Mis, Khối Tài chính Kế toán) 2.2.3.3. Cơ cấu tín dụng theo khu vực

Dư nợ ngành dệt may chủ yếu tập trung tại Miền Bắc, tiếp đến là Miền Nam và Miền Trung. Dư nợ tại khu vực Miền Bắc tăng, Miền Nam có xu hướng giảm và Miền Trung ổn định qua các năm. Đến 31/12/2016, tỷ trọng dư nợ của ba vùng Bắc, Trung, Nam lần lượt là 59%, 19% và 22%. Cơ cấu dư nợ của MB theo vùng miền biến động ngược chiều với cơ cấu doanh nghiệp theo vùng miền. Miền Nam là khu vực có nhiều doanh nghiệp dệt may nhất (chiếm 62%) nhưng MB chưa khai thác được các doanh nghiệp dệt may tại khu vực này, dư nợ tại Miền Nam chỉ chiếm 22% dư nợ toàn ngành tương ứng 892 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.10: Dư nợ ngành dệt may tại MB theo khu vực

■ Miền Bắc

■ Miền Trung

■ Miền Nam

(Nguồn: Phòng Mis, Khối Tài chính Kế toán)

Đến 31/12/2016, có 68/97 Chi nhánh có dư nợ tài trợ lĩnh vực dệt may. Chi nhánh Đà Nang là Chi nhánh có dư nợ lớn nhất trong ngành với dư nợ tại thời điểm 31/12/2016 đạt 308.512 triệu đồng, tiếp đó là các Chi nhánh Nam Định (303.617 triệu đồng) và Chi nhánh Thái Bình (265.354 triệu đồng).

Một phần của tài liệu 1156 phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng ngành dệt may tại NHTM CP quân đội trong quá trình hội nhập kinh tế luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 53)