Chính sách tín dụng của MB cũng như công tác quản trị rủi ro khá tốt góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng đối với ngành dệt may, tuy nhiên bên cạnh những điểm tích cực MB còn một số hạn chế về tiềm lực tài chính, quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, sản phẩm, mô hình tổ chức, hoạt động marketing, nhân sự và công nghệ ảnh hưởng đến hoạt động phát triển tín dụng đối với ngành dệt may.
2.4.3.1. Tiềm lực tài chính của MB tốt song uy tín trong lĩnh vực tài trợ thương
mại chưa cao, sản phẩm chưa đa dạng
MB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có tiềm lực tài chính tốt song uy tín trong lĩnh vực tài trợ thương mại chưa cao dẫn đến các TCTD nước ngoài chưa tin tưởng để lựa chọn MB là ngân hàng đại lý, phát hành LC, Nhờ thu vì vậy khả năng khai thác đối với khách hàng ngành dệt may thấp (theo Moody’s thì cả Vietinbank, Vietcombank, BIDV đều ở mức B1, trong khi MB chỉ ở mức B3).
Mặc dù có tiềm lực tài chính tốt song so với các NHTM cổ phần nhà nước như BIDV, Vietinbank thì MB luôn đi sau về việc đón đầu các dự án lớn của các doanh nghiệp đầu ngành dệt may.
MB đã xây dựng quy trình phê duyệt và thẩm định tín dụng tập trung nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhưng kèm theo đó là sự gia tăng trong thời gian cấp tín dụng cho khách hàng. Đồng thời, quy trình tín dụng còn rườm ra, nhiều khâu bị trùng lặp mà không tạo giá trị gia tăng hay giảm thiểu rủi ro cho MB.
Hiện tại không có luồng quy trình riêng đối với Khách hàng ngành dệt may mà các khâu ra quyết định cho vay, giải ngân, phát hành bảo lãnh, mở L/C, TTQT,.. ..đều thực hiện theo quy trình chung của MB (Phụ lục 03).
2.4.3.3. Chính sách tín dụng chưa xác định nhóm khách hàng mục tiêu theo ngành
Ngành dệt may đã được hoạch định là ngành ưu tiên theo chính sách tín dụng của MB, tuy nhiên chưa có các văn bản cụ thể định hướng về nhóm khách hàng mục tiêu cũng như cơ chế về phí, lãi suất, tài sản cho nhóm khách hàng mục tiêu, do đó chưa định hướng các đơn vị kinh doanh tập trung vào nhóm khách hàng có nhiều tiềm năng.
2.4.3.4. Sản phẩm chưa đa dạng, chưa tập trung vào nhu cầu của Khách hàng
Mặc dù đã có sản phẩm đặc thù cho ngành dệt may, tuy nhiên các quy định trong sản phẩm vẫn còn chung chung và khá giống các sản phẩm khác như chỉ quy định về điều kiện khách hàng, cơ cấu tài sản nhưng thiếu các hướng dẫn, mẫu biểu về việc quản lý sau vay, quản lý tài sản. Sản phẩm dẫn chiếu tới nhiều quy định, chính sách, sản phẩm khác dẫn đến người sử dụng khó nắm được thông tin một cách nhanh chóng, chính xác để thực hiện sản phẩm.
Chưa xây dựng được các sản phẩm đục lỗ để tự động hoá quá trình cấp tín dụng, giảm thời gian cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng.
Mới có chính sách tài trợ trung dài hạn đối với Khách hàng FDI dệt may (quy mô 500 tỷ đồng). Chưa có sản phẩm dành riêng cho tài trợ trung dài hạn đối với Khách hàng ngành dệt may, dẫn đến việc đánh giá các tiêu chí lựa chọn các dự án trung hạn còn khó khăn, nhiều chi nhánh đề xuất nhưng bị từ chối do lựa chọn dự án không phù hợp với định hướng.
Chưa có chính sách hợp tác, đón đầu các dự án trong tương lai của nhóm Khách hàng truyền thống.
Hiện nay mô hình tổ chức của MB đã xác định rõ ràng các khối kinh doanh gồm khối bán buôn, khối bán lẻ, khối vốn và kinh doanh vốn, khối tác nghiệp; Các khối nghiệp vụ (Khối thẩm định, khối vận hành, khối quản trị rủi ro, khối tài chính kế toán) nhưng sự phối hợp giữa các khối, các bộ phận chưa được thông suốt dẫn đến việc thu thập số liệu, quản trị thông tin còn chồng chéo, chưa hiệu quả.
Mô hình tổ chức còn thiếu các phòng ban chuyên trách, cụ thể: Tại Hội sở chưa có phòng ban cụ thể nào nghiên cứu và triển khai các chính sách, sản phẩm đối với các doanh nghiệp FDI. Tại chi nhánh, không có phòng, nhóm hay RM chuyên phụ trách tiếp cận và phục vụ nhóm doanh nghiệp FDI.
Việc tổ chức công việc, bố trí chức năng nhiệm vụ của chuyên viên QHKH tại chi nhánh chưa rõ ràng dẫn đến chuyên viên QHKH phải đảm đương nhiều công việc tác nghiệp nội bộ, giảm thời gian để trực tiếp marketing, tiếp thị khách hàng, tư vấn, bán sản phẩm dịch vụ.
Các thiết chế, quy định trong quản lý kinh doanh hoạt động ngân hàng còn chưa đầy đủ, chưa được chuẩn hóa và hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thiếu các cơ chế chính sách đồng bộ để thúc đẩy và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh phát triển (cơ chế giao và đánh giá kế hoạch kinh doanh, cơ chế ghi nhận, đánh giá kết quả kinh doanh của chi nhánh, đánh giá cán bộ, cơ chế phân phối thu nhập).
2.4.3.6 Hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh, uy tín của MB
Công tác chủ động tìm kiếm chăm sóc khách hàng còn yếu đặc biệt là trong công tác quảng bá hình ảnh, uy tín và thúc đẩy bán hàng với đối tượng Khách hàng FDI còn chưa nổi bật, các doanh nghiệp FDI chưa biết đến thương hiệu MB.
Hình ảnh, uy tín của MB theo các hệ thống xếp hạng tín nhiệm quốc tế còn chưa cao dẫn đến hoạt động TTQT tại MB còn kém phát triển do nhiều TCTD tại các nước xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa tin tưởng lựa chọn MB là ngân hàng phát hành L/C, thông báo L/C,...
2.4.3.7. Đội ngũ nhân sự và công tác đào tạo
Nhận thức và trình độ của một số cán bộ tại một số chi nhánh còn hạn chế, thể hiện ở một số điểm sau
khách hàng và áp dụng các chính sách còn chưa chính xác, chưa phù hợp với điều kiện
thực tại, mức độ rủi ro của khách hàng còn cao, đặc biệt là cung cấp thông tin của khách
hàng chưa trung thực, chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính còn mang tính chủ quan. Việc khai báo các thông tin khoản vay của khách hàng trên phân hệ chưa thực hiện đầy đủ, chính xác, ảnh hưởng đến chiết suất dữ liệu phục vụ đánh giá kết quả, hiệu quả sản phẩm cũng như việc xây dựng định hướng, kế hoạch phát triển và quản lý sản phẩm chưa chính xác.
Quá trình giám sát cho vay còn bộc lộ những bất cập do trình độ cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn dẫn đến rủi ro cao.
Cán bộ thẩm định tại hội sở chủ yếu là những người trẻ tuổi, ít kinh nghiệm thực tiễn dẫn đến khả năng nhận diện rủi ro hạn chế hoặc đưa ra các điều kiện cấp tín
dụng không khả thi dẫn đến chi nhánh không triển khai khai thác khách hàng được. Cán bộ phát triển kinh doanh, phát triến sản phẩm tại khối kinh doanh tại Hội sở chưa nắm bắt được nhu cầu của Khách hàng do không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thông tin, dữ liệu thu thập được về khách hàng hạn chế do đó chưa xây dựng được các sản phẩm phù hợp, các tiêu chí đưa ra còn chung chung không có khả năng sàng lọc khách hàng cũng như đánh trúng vào nhu cầu của Khách hàng.
Về công tác đào tạo, MB đã chú trọng công tác đào tạo cho các cán bộ nhân viên tuy nhiên, công tác đào tạo còn mang tính hình thức, chưa đồng bộ.
2.4.3.8. Công nghệ
Chưa đầu tư đồng bộ giữa công nghệ phần mềm, phần cứng và nguồn chất xám nên khai thác sử dụng tính năng công nghệ còn hạn chế.
Đầu tư công nghệ còn manh mún, chưa đầu tư một cách thống nhất, bài bản dựa trên một tầm nhìn dài hạn và bao quát, có chương trình phần mềm vẫn ứng dụng chung giữa những công nghệ cũ với những công nghệ mới hoặc chỉ mua một số chương trình của phần mềm sau đó về tự phát triển dẫn đến thời gian ứng dụng công nghệ bị kéo dài hay gặp lỗi trong quá trình sử dụng. Khả năng thu thập dữ liệu để xây
điểm hoạt động của các doanh nghiệp ngành dệt may, vì vậy rất nhiều doanh nghiệp được xếp hạng A, AA nhưng vẫn thường xuyên quá hạn tại MB, đồng thời nhiều doanh nghiệp bị xếp hạng BBB, BB không đủ điều kiện sử dụng sản phẩm tại MB.
Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản trị điều hành còn thiếu. Các dự án CNTT triển khai chậm tiến độ (Dự án PD, dự án CRA, dự án BPM,...). Chưa khai thác hết thế mạnh của CNTT để phục vụ cho công tác quản lý và điều hành dẫn đến thời gian xử lý hồ sơ cho Khách hàng kéo dài hơn.
Chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ để xây dựng các sản phẩm tự động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với ngành dệt may tại MB giai đoạn 2012-2016. Trên cơ sở đánh giá và phân tích số liệu thực tế qua các báo cáo của MB, đề tài đã xác định được những điểm mạnh cần tiếp tục duy trì và phát triển, cũng như những hạn chế ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tín dụng đối với ngành dệt may của MB qua đó tìm ra nguyên nhân gây ra những hạn chế. Từ đó có những giải pháp phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu nhằm phát triển hoạt động tín dụng đối với ngành dệt may, giúp MB cải thiện cơ
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG NGÀNH DỆT MAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN QUÂN ĐỘI
3.1. Xu hướng phát triển và triển vọng ngành dệt may giai đoạn 2016 -2020
3.1.1. Quan điểm của Đảng, nhà nước về phát triển ngành dệt may
Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt may đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 (3218/QĐ-BCT): Ngành dệt may phấn đấu trở thành ngành mũi nhọn, đóng góp 15% vào kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 70% vào
năm 2030 và xây dựng được một số thương hiệu thời trang xuất khẩu (OBM).
(Nguồn: Bộ Công Thương)
Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, quy hoạch phát triển ngành dệt may hiện tại đã lỗi thời khi năm 2015 kim ngạch đã đạt 27 tỷ USD (so với quy hoạch 24 tỷ USD). Một số nội dung khác trong quy hoạch ngành dệt may: Việt Nam chủ trương phát triển ngành theo hướng hiệu quả và bền vững thông qua chuyển từ mạnh sản xuất từ gia công (CMT) sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm (FOB) đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành; Phát triển các khu, cụm công nghiệp sợi dệt nhuộm tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng
nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang dệt may tại các đô thị và thành phố lớn; Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển dệt may, kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.
Ve quy hoạch vùng miền, chính phủ quy hoạch các tỉnh thành có thế mạnh về dệt may tại các khu vực Bắc - Trung - Nam để phát triển lĩnh vực dệt may, không phát triển dàn trải.
3.1.2. Xu hướng phát triển ngành dệt may
3.1.2.1. Doanh số xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2020
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 31 tỷ USD vào năm 2016 và 45-50 tỷ USD vào năm 2020, tăng trưởng bình quân cả giai đoạn là 11,5%/năm. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng này theo nhóm nghiên cứu có thể chậm lại ở mức dưới 5- 7% do các tác động của thị trường lao động, tỷ giá và khả năng TPP bị dời thời hạn hiệu lực do phía Mỹ không ủng hộ.
3.1.2.2. Các doanh nghiệp FDI chiếm lĩnh thị trường
Các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư lớn vào Việt Nam trong lĩnh vực dệt may để đón đầu các tác động của các hiệp định thương mại tự do. Với sự gia tăng của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam sẽ thu hút được rất nhiều lao động, đồng thời cũng giúp cho nguồn cung dệt may tại Việt Nam tăng trưởng tốt, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.
Bảng 3.2: Các dự án dệt may FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2015
Bảng 3.3: Tên một số dự án FDI đang đầu tư tại Việt Nam
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Theo Bộ kế hoạch Đầu tư, FDI sẽ tiếp tục đổ vào dệt may trong các năm tới, tuy với giá trị thấp hơn các năm trước, tuy nhiên doanh nghiệp FDI sẽ là một trong các yếu tố quan trọng của ngành dệt may Việt Nam khi chiếm tới hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của ngành.
3.1.2.3. Thúc đẩy đầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị ngành tại Việt Nam
Để có thể chủ động về nguồn nguyên liệu, đồng thời đón đầu khi TPP có hiệu lực, các doanh nghiệp chủ chốt đang đi theo xu hướng đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm và sản xuất sợi, có thể kể đến như Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (CSFC), Công ty cổ phần Dệt Thành Công (TCM), và Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex). Ngay cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang đổ tiền đầu tư vào các nhà máy quay sợi, đan và nhuộm tại Việt Nam, điển hình là Tập đoàn Itochu Nhật Bản, Tập đoàn Viễn Đông Thế Kỷ Mới từ Đài Loan hay Tập đoàn Crystal từ Hongkong.
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các dự án đầu tư của Vinatex vào lĩnh vực dệt may năm 2015
Nguồn: VIRAC, Vinatex
Hạ tầng khu công nghiệp
Tập đoàn Dệt may Việt Nam sẽ chi 9,400 tỷ đồng để trong giai đoạn 2015- 2017
để đầu tư cho 59 dự án dệt, nhuộm, may,... Trong riêng năm 2015, Tập đoàn đầu tư 2,425 tỷ đồng, 61.6% là cho lĩnh vực sợi và dệt nhuộm.
Vào tháng 6/2015, Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ liên doanh với Công ty Uni Industrial & Investment Corporation đầu tư hơn 90 triệu USD để thành lập Công ty Cổ phần sợi, dệt nhuộm Unitex và đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi, vải, dệt nhuộm tại Khu công nghiệp Thành Thành Công (Tây Ninh). Khi đi vào vận hành, ước tính, mỗi năm nhà máy có khả năng sản xuất 15 triệu kg xơ, sợi và 12 triệu kg vải thành phẩm, các loại dây bện và lưới. Các dự án FDI cũng đầu tư nhiều vào lĩnh vực này. Với các dự án đầu tư lớn từ nước ngoài và sự nỗ lực của các doanh nghiệp nội địa, theo tập đoàn dệt may Việt Nam, dự kiến ngành sẽ tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 70% vào năm 2020.
3.1.2.4. Tạo sự phân hóa lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành
Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 06 tháng đầu năm 2016 đạt 10,7 tỷ USD, tăng 5.1% so với cùng kỳ, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu giảm tới 30 - 40% so với cùng kỳ năm 2015. Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, sự tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may trong 06 tháng đầu năm 2016 chủ yếu là do đóng góp của các doanh nghiệp FDI, trong khi các doanh nghiệp ngành dệt may nội địa đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn hàng mới, đặc biệt là các đơn hàng sơ mi, quần, áo jacket; nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức cạnh tranh yếu