Mô hình tổ chức

Một phần của tài liệu 1156 phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng ngành dệt may tại NHTM CP quân đội trong quá trình hội nhập kinh tế luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

Đến 31/12/2016, MB có 7 công ty thành viên và 1 khối ngân hàng

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của MB

2.1.3.1. Năng lực tài chính vững mạnh Tiềm lực tài chính

Sức mạnh độc lập Không b- b- b b Mức sàn về khả năng được hỗ

trợ

^B ^B+ ^B+ Không Không

Mức hỗ trợ ^4 ^4 ^4 ~5 ~5

Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán 2012-2016

Tốc độ tăng trưởng bình quân TTS giai đoạn 2012-2016 đạt 10%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân vốn chủ sở hữu 18,8%/năm. Tăng trưởng vốn điều lệ cho phép ngân hàng có khả năng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng và mở rộng các cơ hội đầu tư từ đó làm gia tăng tài sản.

Đến 31/12/2016, TTS đạt 256.259 tỷ đồng tăng 16% cao nhất trong 05 năm trở lại đây. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.651 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh hiệu quả (ROA và ROE đạt lần lượt l,21% và 11,6%) và ở mức cao hơn trung bình ngành (ROA và ROE trung bình ngành đạt lần lượt là 0,54% và 7,87% (Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia)), tuy nhiên có xu hướng giảm qua các năm.

Xây dựng thương hiệu

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển thương hiệu đối với phát triển hoạt động tín dụng, MB đã xây dựng hiệu riêng mang đậm chất quân đội đó là “Vững vàng, tin cây” và là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và cá nhân trong nước. Tuy nhiên chưa được biết đến nhiều trên thị trường quốc tế.

Vị thế của MB theo xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế

hơn so với các đơn vị cùng ngành. Đối với IDR dài hạn của MB được xếp hạng sức mạnh độc lập ở “B”, phản ánh thương hiệu nhỏ nhưng chất lượng khoản vay tốt hơn so với các ngân hàng cổ phẩn nhà nước và hồ sơ tín dụng ổn định.

Hãng xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới Moody's nâng mức xếp hạng tín dụng dài hạn và Xếp hạng tín dụng cơ sở (BCA) của MB từ Caa1 lên B2.

Hoạt động của MB gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM cổ phần khối nhà nước do uy tín và được doanh nghiệp và người dân trên địa bàn coi như là những ngân hàng thân quen và gần gũi với thời gian hoạt động lâu năm. Bên cạnh đó MB chịu sự cạnh tranh gay gắt từ một số NHTM cổ phần khác như Techcombank, ACB và VPBank.

2.1.3.2. Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có khả năng tiếp cận nhanh chóng với những nghiệp vụ ngân hàng mới và hiện đại

Tính đến 31/12/2016, toàn hệ thống có 10.656 nhân viên, trong đó riêng lĩnh vực ngân hàng là 7.886 nhân viên. Trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 91%, các nhân viên luôn được đào tạo bài bản, với phong cách làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy. MB luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ MB phải là một lợi thế trong cạnh tranh” cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.

2.1.3.3. Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước

Đến hết 31/12/2016, MB có 01 trụ sở chính, 89 chi nhánh và Sở giao dịch, 176 phòng giao dịch, 02 chi nhánh tại nước ngoài và 01 văn phòng đại diện tại Nga cùng hàng nghìn máy ATM/POS đặt tại 63 tỉnh/ thành phố trên toàn quốc. Hệ thống phân phối rộng khắp đang được triển khai của MB chính là tiền đề quan trọng để cung cấp dịch vụ ngân hàng với quy mô lớn trên cả nước.

Biểu đồ 2.1: Số lượng điểm giao dịch của MB giai đoạn 2012-2016

■ Chi nhánh BPhonggiaodich

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán, 2012-2016

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngành dệt may tạiNgân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

2.2.1. Chiến lược, chính sách, sản phẩm đối với ngành dệt may

2.2.1.1. về mục tiêu

Theo chính sách tín dụng năm 2016 Dệt may được xếp vào 1 trong 6 nhóm ngành hấp dẫn, tiềm năng. Dư nợ ngành dệt may theo kế hoạch từ năm 2012 đến năm 2016 đề ra là 3% dư nợ toàn ngân hàng với biên độ là 2%. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến năm 2016, MB chưa hoàn thành kế hoạch đối với ngành dệt may (Biểu đồ 2.2 và Biểu đồ 2.3).

Biểu đồ 2.2: Chỉ tiêu kế hoạch theo chính sách tín dụng của MB đối với ngành dệt may giai đoạn 2012-2016

Nguồn: Chính sách tín dụng của MB, 2014-2016 2.2.1.2. Về chiến lược, chính sách, sản phẩm cụ thể

Hiện MB có 97 sản phẩm chung dành cho các khách hàng doanh nghiệp và có 05 chính sách, sản phẩm, hướng dẫn đã được ban hành riêng cho ngành dệt may. Cho thấy số lượng sản phẩm khá đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu của Khách hàng.

Theo chỉ đạo tín dụng của Ban điều hành: Dệt may nhiều năm liền là ngành ưu tiên phát triển của cả 2 Khối CIB và SME, riêng đối với khối SME hạn chế tài trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh từ bông thành sợi.

Nhìn chung dệt may là ngành đã được nhận diện về tiềm năng phát triển tại MB và được các Khối Kinh doanh ưu tiên tài trợ. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của tác giả, các sản phẩm, chính sách đối với ngành vẫn có thể điều chỉnh theo hướng cạnh tranh hơn.

Vietinbank có sản phẩm liên quan đến tài trợ sau khi giao hàng sử dụng phương thức tradecard, theo đó có thể tài trợ tới 90% giá trị KPT từ trade card. Các TCTD có dư nợ lớn đối với ngành dệt may hầu hết không có sản phẩm riêng đối với

ngành mà áp dụng các sản phẩm đại trà chung và thực hiện tài trợ theo từng Khách hàng cụ thể.

2.2.2. Quy mô tín dụng đối với ngành dệt may

2.2.2.1. Hoạt động cho vay

Quy mô dư nợ: Quy mô dư nợ tăng qua các năm và luôn là ngành thuộc TOP 10 ngành có dư nợ lớn nhất tại MB. Dư nợ tại thời điểm 31/12/2016 đạt 4.054 tỷ đồng tăng 31% so với năm trước và chiếm 2,69% dư nợ toàn hàng. Tuy nhiên

con số này chưa đạt được mục tiêu đề ra của MB (3%, biên độ ±2%).

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ ngành dệt may

(Nguồn: Phòng MIS, Khối Tài chính Kế toán) Tốc độ tăng trưởng dư nợ: Ngành dệt may là ngành giữ được tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm gần nhất là 28%/năm, cao hơn mức tăng trưởng dư nợ bình quân toàn ngân hàng (22%/năm).

Biểu đồ 2.4: Quy mô dư nợ và tốc độ tăng trưởng ngành dệt may

(Nguồn: Phòng MIS, Khối Tài chính Kế toán) 2.2.2.2 Hoạt động bảo lãnh

Dịch vụ bảo lãnh là một trong những dòng sản phẩm dịch vụ chủ lực có mức

cấp đầy đủ các loại hình bảo lãnh như bảo lãnh thanh toán (Bảo lãnh thanh toán hợp đồng, thanh toán thuế xuất nhập khẩu, thanh toán trái phiếu), bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh đảm bảo chất lượng hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh bảo hành,...Tuy nhiên, MB chưa khai thác được sản phẩm và dịch vụ này đối với ngành dệt may.

Theo biểu đồ 2.5, dư bảo lãnh của các khách hàng dệt may qua các năm đều chiếm tỷ trọng nhỏ so với dư toàn ngành. Năm 2014, dư bảo lãnh chỉ đạt 28 tỷ đồng chiếm 1% dư nghĩa vụ của ngành dệt may và chỉ chiếm 0,04% so với toàn hàng. Năm 2015 đạt 179 tỷ đồng tăng 539% so với năm 2014 và chiếm 5% dư nghĩa vụ của ngành dệt may. Năm 2016 đạt 211 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2015 và chiếm 4% dư nghĩa vụ của ngành dệt may.

Biểu đồ 2.5: Dư bảo lãnh và tốc độ tăng trưởng bảo lãnh ngành dệt may tại MB, tỷ đồng

(Nguồn: Phòng Mis, Khối Tài chính Kế toán)

Dư bảo lãnh tập trung chủ yếu ở một số doanh nghiệp thương mại trong nước, chủ yếu là bảo lãnh thanh toán cho các nhà cung cấp trong nước hoặc bảo lãnh cho nhà thầu xây dựng nhà xưởng sản xuất, nhà cung cấp MMTB trong phương án tài trợ trung dài hạn. Do đa số nguồn nguyên liệu đầu vào là nhập khẩu, đầu ra là xuất khẩu trong khi MB chủ yếu khai thác được các doanh nghiệp thương mại trong nước, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khả năng khai thác còn hạn chế dẫn đến dư bảo lãnh thấp.

2.2.2.3.Hoạt động thanh toán Hoạt động L/C

EUR JPY USD________ Tổng (USD) Tỷ trọng Nhập khẩu TTR NK 87.891 4.408.970 31.041.44 8 5 31.174.63 % 64 L/C NK 17.489.68 4 4 17.489.68 % 36 Xuất khẩu TTR XK 43.273.01 6 43.273.01 6 84 % L/C XK 7.806.464 7.806.46 4 16 %

Dư L/C của Khách hàng ngành dệt may đang chiếm tỷ trọng nhỏ so với quy mô dư nợ ngành. Năm 2014 dư L/C đạt 390 tỷ đồng chiếm 14% dư nghĩa vụ của ngành. Năm 2015 dư L/C đạt 415 tỷ đồng chiếm 11% dư nghĩa vụ ngành. Năm 2016 dư L/C đạt 454 tỷ đồng chiếm 10% dư nghĩa vụ ngành. Dư vậy về quy mô L/C có tăng trưởng quan các năm nhưng tốc độ tăng trưởng thấp và giảm qua các năm.

Biểu đồ 2.6: Dư L/C và tốc độ tăng trưởng L/C ngành dệt may tại MB

(Nguồn: Phòng MIS, Khối Tài chính Kế toán)

Quy mô L/C như trên là chưa tương xứng với nhu cầu của ngành. Như đã phân tích tại phần đánh giá thị trường, ngành dệt may Việt Nam hiện tại đang phải nhập khẩu tới 70%, trong đó phương thức thanh toán đầu vào của các Khách hàng chiếm khoảng 50% là L/C, như vậy ước tính nhu cầu mở L/C của Khách hàng trong ngành dệt may phải vào khoảng tối thiểu 30% đến 40% dư nợ (chưa tính đến các L/C thanh toán bằng vốn tự có).

Nguyên nhân của việc dư L/C còn thấp là do nhiều đối tác đầu vào của Khách hàng còn chưa chấp nhận ngân hàng mở L/C là MB. Đa số các Khách hàng mở L/C qua các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank,... doanh nghiệp FDI thường mở L/C qua ngân hàng cùng quốc gia hoặc các ngân hàng quốc tế. Ngoài ra, theo khảo sát một số Chi nhánh tài trợ trong ngành thì thời gian mở L/C của MB vẫn còn chậm hơn so với các ngân hàng cổ phẩn nhà nước.

Thanh toán trong nước

Tận dụng được hệ thống mạng lưới các chi nhánh MB trên toàn quốc, đồng thời tham gia kết nối với các kênh thanh toán điện tử như: thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán song phương, thanh toán nhanh 24/7, thanh toán trực tuyến chứng khoán. MB đã đảm bảo hoạt động thanh toán trong nước được thực hiện

nhanh chóng, chính xác, với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng thu nhập cho ngân hàng. Trong 5 năm qua, hoạt động thanh toán trong nước tương đối ổn định.

Thanh toán quốc tế

Doanh số thanh toán quốc tế tăng qua các năm, tuy nhiên quy mô tương đối thấp so với một số TCTD khác. Theo số liệu so sánh, mặc dù dư nợ bằng khoảng 1/3 BIDV, tuy nhiên doanh số thanh toán quốc tế chỉ bằng 1/6 BIDV đối với các Khách hàng hoạt động trong ngành dệt may. Thêm vào đó, các hình thức thanh toán quốc tế khác như D/P, D/A MB chưa khai thác và phát triển được đối với ngành dệt may.

Biểu đồ 2.7: Doanh số thanh toán quốc tế của MB giai đoạn 2014-2016

■ Nhập khâu (USD) BXuatkhau(USD)

Nguồn: Phòng MIS, Khối tài chính kế toán

Dưới đây là doanh số TTQT của các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực

may mặc mà MB đang tài trợ trong năm 2016, trong đó có thể thấy hình thức thanh

toán chủ yếu được dùng trong hoạt động xuất nhập khẩu là TTR và L/C.

2.2.3. Cơ cấu tín dụng đối với ngành dệt may

2.2.3.1. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn

về cơ cấu: Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu, tại 31/12/2016, dư nợ ngắn hạn là 2.749 tỷ đồng chiếm 68% tổng dư nợ, dư nợ trung dài hạn chỉ ở mức 1.035 tỷ đồng tương đương 32% thấp hơn so với trung bình toàn hàng là 34,2%.

về xu hướng: Có sự thay đổi về cơ cấu dư nợ, theo đó tỷ trọng dư nợ ngắn hạn vẫn ở mức cao nhưng có xu hướng giảm qua các năm, trong khi tỷ trọng dư nợ trung dài hạn có xu hướng tăng lên.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

(Nguồn: Phòng Mis, Khối Tài chính Kế toán)

Trong tổng số 253 Khách hàng, chỉ có 18 khách hàng có dư nợ trung dài hạn trên 10 tỷ đồng, còn lại là dư nợ nhỏ lẻ (chủ yếu vay bổ sung năng lực MMTB). Chỉ có 01 Khách hàng dư nợ trên 100 tỷ đồng; 02 Khách hàng dư nợ trên 50 tỷ đồng.

Dư nợ trung dài hạn lĩnh vực may chiếm 65%; lĩnh vực sợi dệt chiếm 45% - tập trung chủ yếu ở Công ty cổ phần Hóa dầu & Xơ sợi dầu khí (208 tỷ đồng và toàn bộ là nợ xấu).

2.2.3.2. Cơ cấu tín dụng theo phân khúc khách hàng

Về cơ cấu: Dư nợ chủ yếu tập trung ở phân khúc khách hàng SME (luôn chiếm trên 50%). Tại thời điểm 31/12/2016, dư nợ tại phân khúc SME là 2.311 tỷ đồng chiếm 57% dư nợ ngành, dư nợ phân khúc CIB là 1.743 tỷ đồng chiếm 43% dư nợ ngành.

Về xu hướng: Tỷ trọng dư nợ đang có sự thay đổi giữa hai phân khúc, phân khúc CIB có xu hướng tăng trưởng từng năm, trong khi đó dư nợ phân khúc SME có xu hướng giảm qua các năm.

(Nguồn: Phòng Mis, Khối Tài chính Kế toán) 2.2.3.3. Cơ cấu tín dụng theo khu vực

Dư nợ ngành dệt may chủ yếu tập trung tại Miền Bắc, tiếp đến là Miền Nam và Miền Trung. Dư nợ tại khu vực Miền Bắc tăng, Miền Nam có xu hướng giảm và Miền Trung ổn định qua các năm. Đến 31/12/2016, tỷ trọng dư nợ của ba vùng Bắc, Trung, Nam lần lượt là 59%, 19% và 22%. Cơ cấu dư nợ của MB theo vùng miền biến động ngược chiều với cơ cấu doanh nghiệp theo vùng miền. Miền Nam là khu vực có nhiều doanh nghiệp dệt may nhất (chiếm 62%) nhưng MB chưa khai thác được các doanh nghiệp dệt may tại khu vực này, dư nợ tại Miền Nam chỉ chiếm 22% dư nợ toàn ngành tương ứng 892 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.10: Dư nợ ngành dệt may tại MB theo khu vực

■ Miền Bắc

■ Miền Trung

■ Miền Nam

(Nguồn: Phòng Mis, Khối Tài chính Kế toán)

Đến 31/12/2016, có 68/97 Chi nhánh có dư nợ tài trợ lĩnh vực dệt may. Chi nhánh Đà Nang là Chi nhánh có dư nợ lớn nhất trong ngành với dư nợ tại thời điểm 31/12/2016 đạt 308.512 triệu đồng, tiếp đó là các Chi nhánh Nam Định (303.617 triệu đồng) và Chi nhánh Thái Bình (265.354 triệu đồng).

2.2.4. Chất lượng tín dụng đối với ngành dệt may

Nợ quá hạn, nợ xấu ngành dệt may biến động theo cùng quy luật đó là một năm tăng một năm giảm. Năm 2016 nợ quá hạn 243 tỷ đồng tăng mạnh so với năm 2015 (tăng 689%), nợ xấu cũng tương tự xu hướng đó nhưng mức độ tăng thấp hơn, năm 2016 nợ xấu là 20 tỷ đồng tăng 229% so với năm 2015.

Biểu đồ 2.11: Diễn biến nợ xấu, nợ quá hạn ngành dệt may tại MB

Nợquá hạn

Nợ xấu

B TDTT nợ quá hạn

)( TDTT nợ xấu

Nguồn: Phòng MIS, Khối Tài Chính Kế Toán

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng hoạt động tín dụng của Ngân hàngThương mại Cổ phần Quân Đội đối với ngành dệt may Thương mại Cổ phần Quân Đội đối với ngành dệt may

2.3.1. Đánh giá định lượng

2.3.1.1. Quy mô, cơ cấu tín dụng

Quy mô tín dụng

Mức tăng dư nợ tín dụng: Dư nợ tín dụng tại MB đối với ngành dệt may tăng qua các năm (Năm 2016 dư nợ tín dụng ngành dệt may tại MB là 4.054 tỷ đổng tăng 971 tỷ đồng so với năm 2015; Năm 2015 tăng 755 tỷ đồng).

Tốc độ tăng trưởng: Trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2016, tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn dương, mức tăng bình quân trong giai đoạn trên là 28%/năm cho thấy quy mô tín dụng ngành dệt may tăng trưởng qua các năm.

Một phần của tài liệu 1156 phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng ngành dệt may tại NHTM CP quân đội trong quá trình hội nhập kinh tế luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w