Kinh nghiệm phát triển ngân hàng điện tử trên thế giới

Một phần của tài liệu 1167 phát triển NH điện tử tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 50)

Trong khi ở Việt Nam ngân hàng điện tử còn tương đối mới mẻ và chưa phổ biến thì trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia phát triển thì khái niệm E-banking không còn xa lạ đối với dân chúng. Trên thế giới, hình thức dịch vụ NHĐT đã được hình thành và phát triển mạnh ở một số nước từ năm 1995. Để có sự hình thành dịch vụ NHĐT như ngày nay, việc thực hiện các giao dịch ngân hàng qua kênh điện tử đã hình thành từ những năm 70 của thế kỷ 20 và trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển với các hình thái khác nhau và đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Dịch vụ ngân hàng điện tử của Việt Nam còn phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều mới đuổi kịp được các nước khác. Để đạt được điều này, Việt Nam cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nước đã thành công trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử và áp dụng một cách sáng tạo vào điều kiện thực tế của Việt Nam. Cụ thể Việt Nam có thể áp dụng kinh nghiệm từ một số nước như sau:

1.4.1.1. Tại Singapore

Từ lâu, Singapore đã tuyên bố mục tiêu biến nước này trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về điện toán hoá, làm cho công nghệ thông tin thâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Và đến năm 1997, tất cả các cơ quan, công sở đều đã liên kết vào internet. Riêng về thanh toán điện tử, Singapore là một

36

trong những nước áp dụng đầu tiên trên thế giới. Tháng 12/1996, nhân phiên họp cấp bộ trưởng WTO tổ chức ở Singapore, Singapore đã chính thức khai trương việc ứng dụng toàn diện các loại thẻ tiền mặt internet, thẻ thông minh, thẻ mua hàng điện tử, túi tiền điện tử. Hệ thống giao dịch an toàn mang tính quốc tế, thành lập tháng 4/1997 đưa vào sử dụng toàn diện cuối năm 1998.

Để đạt được những thành tựu đó, chính phủ Singapore đã đưa ra nhiều văn kiện quan trọng điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng ở Singapore như: Luật chống lạm dụng máy tính điện tử, luật bí mật riêng tư, luật giao dịch điện tử, luật bản quyền cũng được sửa đổi lại cho phù hợp với các yêu cầu của thương mại điện tử.

Trong thời gian qua, Singapore tiếp tục có các chiến lược phát triển thương mại điện tử và mở rộng thanh toán điện tử, với các mục tiêu sau:

- Xây dựng một cơ sở hạ tầng thương mại điện tử kết nối quốc tế, - Biến Singapore thành một trung tâm thương mại điện tử,

- Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử như là một chiến lược kinh doanh,

- Xúc tiến dân chúng sử dụng rộng rãi các hình thức thương mại điện tử, - Làm hài hoà các luật và các chính sách thương mại điện tử qua biên giới. Trong kế hoạch tổng thể phát triển của mình, Singapore coi pháp luật là nền móng dưới cùng của hạ tầng cơ sở thương mại điện tử.

1.4.1.2. Tại Nhật Bản

Nền công nghệ thông tin của Nhật Bản có đặc điểm nổi bật là: công nghiệp phần cứng khá xuất sắc, nhưng công nghệ phần mềm thì chậm, thua khá xa so với Mỹ và Tây Âu, và sự xâm nhập của công nghệ thông tin vào đời sống xã hội cũng thấp hơn so với các nước kia. Chính vì vậy việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của Nhật Bản cũng không thể nào phát triển bằng Mỹ và Tây Âu. Để thúc đẩy dịch vụ này phát triển cũng như để công nghệ thông tin có nhiều ứng dụng vào đời sống xã hội hơn nữa, Nhật Bản cũng đã đưa ra một số biện pháp như: đưa ra một chương trình lớn về phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin toàn quốc, bộ Bưu điện xây

dựng một đề án tới năm 2010 hoàn tất việc chuyển mạng thông tin toàn quốc sang dùng sợi cáp quang, có các dự án xây dựng các cửa hàng ảo, các tiêu chuẩn cho thông tin sản phẩm, vấn đề bảo mật và an toàn, công nghệ thẻ thông minh, trung tâm xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số hoá.. .Tất cả các hoạt động trên của Nhật Bản đã có những tác động rõ rệt tới sự phát triển của ebanking ở nuớc này. Dịch vụ ngân hàng điện tử giờ đây đã có một môi truờng pháp lý để tiến hành các giao dịch trong toàn quốc, nhân dân thấy tin tuởng hơn vào sự an toàn của cả hệ thống, các ngân hàng điện tử của Nhật Bản giờ đã có thể cạnh tranh với các ngân hàng trên thế giới trong việc kinh doanh lĩnh vực tài chính ngân hàng.

1.4.1.3. Tại Mỹ

Theo Citigroup (2018), một số yếu tố hay công cụ mà các ngân hàng/tổ chức tài chính phải xem xét trong chiến luợc phát triển ngân hàng số trong thời gian tới phải kể đến là: (i) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI); (ii) Sự tham gia của các công ty công nghệ lớn (Big Tech) trong cung ứng dịch vụ ngân hàng; (iii) Chuyển đổi ngân hàng lõi (Core Banking) và (iv) Số hóa tài sản (Digital Assets). Có thể thấy, các ngân hàng trên thế giới để thành công trong việc ứng dụng công nghệ mới, đều chuyển đổi mô hình kinh doanh, hỗ trợ giao dịch với khách hàng (tiếp xúc khách hàng, chăm sóc khách hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng) và thay đổi quản trị vận hành.

1.4.1.4. Tại Ấn Độ

Để tạo môi truờng thuận lợi cho mục tiêu số hóa ngân hàng Chính phủ Ản Độ đã thành lập Công ty Thanh toán Quốc gia (NPCI), cung cấp mã số định danh công dân (Aadhaar), phát triển ví điện tử dựa trên cổng thanh toán hợp nhất UPI (LBP Resarch, 2018)

Theo LBP Reasearch (2018), Công ty thanh toán quốc gia (NPCI) đuợc thành lập bởi Ngân hàng Trung uơng Ản Độ và Hiệp hội Ngân hàng Ản Độ. Đây là cơ quan chủ quản trong việc vận hành các hệ thống thanh toán bán lẻ tại Ản Độ. NPCI đã tiếp quản hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia từ Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng. Công ty đang từng buớc chuẩn hóa hoạt động

38

thanh toán bán lẻ, mở rộng và phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm đem lại tiện ích lớn nhất cho khách hàng. Giao diện thanh toán hợp nhất (UPI) là hệ thống thanh toán số được thiết lập bởi Công ty Thanh toán Quốc gia vào tháng 8/2016 với mục tiêu đơn giản hóa các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng trên nền tảng ứng dụng di động. UPI cho phép tích hợp các tài khoản ngân hàng trên cùng một ví điện tử, từ đó gia tăng tiện ích cho khách hàng. Địa chỉ ảo (Virtual address) trên các phần mềm ứng dụng di động giúp khách hàng thay thế và bảo mật các thông tin cá nhân như số thẻ, số tài khoản. Sử dụng UPI, khách hàng có thể chuyển tiền 24/7, liên tục trong 365 ngày chỉ thông qua chiếc điện thoại thông minh, giúp các hoạt động thanh toán được thực hiện một cách dễ dàng và nhiều tiện ích đi kèm khác.

Ngoài ra, Chính phủ Ản Độ đã khởi động nền tảng BHIM Aadhaar (Bharat Interface for Money) - là hệ thống thanh toán dựa trên công nghệ sinh trắc học, cho phép người sử dụng chuyển tiền qua scan dấu vân tay. Đây là hệ thống ID sinh trắc học lớn nhất thế giới với dữ liệu của 1,19 tỷ người đến thời điểm 30/11/2017. Hệ thống này được kết nối với hệ thống thanh toán số, các tài khoản ngân hàng nhằm tạo sự tiện lợi trong giao dịch, tăng cường tính bảo mật và tạo môi trường sinh thái cho sự phát triển của ngân hàng số.

Ản Độ cũng triển khai dự án số hóa nhận diện séc ngân hàng CTS (Cheque Truncation System) nhằm xác nhận séc một cách nhanh chóng dựa trên nền tảng hệ thống lưu trữ thông tin tài khoản bằng hình ảnh - nơi ảnh chụp séc thanh toán và dữ liệu nhận diện bằng mực in từ tính (MICR) được ghi lại ở ngân hàng thu hộ và truyền dữ liệu điện tử tới ngân hàng phát hành. “Cheque truncation” nghĩa là chấm dứt việc chuyển séc dạng vật chất giữa các ngân hàng.

Cùng với các chính sách thiết lập hạ tầng kĩ thuật cho thanh toán điện tử, Chính phủ Ản Độ cũng ban hành nhiều cơ chế khuyến khích khác như giảm thuế 2% cho thu nhập được thanh toán điện tử thay vì chi trả trực tiếp, có hiệu lực từ 01/04/2017; chuyển tiền từ thiện, chi mua sắm tài sản và các khoản chi hoạt động khác vượt quá một mức nhất định cần phải có chứng từ thanh toán điện tử thì mới được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực từ 01/04/2018. Đồng thời,

Chính phủ Ản Độ còn cấm tuyệt đối việc trao đổi tiền mặt giữa các cá nhân có giá trị từ 300.000 Rupee trở lên trong một ngày/một giao dịch/tổng giá trị các giao dịch liên quan đến một sự kiện kinh tế. (LBP Reasearch, 2018).

Một phần của tài liệu 1167 phát triển NH điện tử tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w