Giải pháp phát triển quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu 1167 phát triển NH điện tử tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 108)

Một là, Mở rộng kênh phân phối để tăng quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử

+ Đối với thị trường trong nước: Tiếp tục mở rộng, phát triển mạng lưới chi nhánh của TPBank ở các khu công nghiệp mới, khu kinh tế cửa khẩu, khu đô thị mới theo hướng cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng điện tử để họ có thể chỉ sử dụng dịch vụ này tiến hành giao dịch với khách hàng. Tăng cường các điểm giao dịch mới, điểm giao dịch LiveBank tại các địa bàn xa trung tâm, xa chi nhánh, khu vực nhiều khu công nghiệp, nhà máy, tăng cường số lượng máy POS tại các công ty dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi...Đây thực sự là những địa điểm then chốt cần phải mở rộng, số lượng dân số trẻ, tiếp xúc công nghệ nhanh và lượng tiền giao dịch ở những khu vực này là tương đối lớn.

Ngoài ra, TPBank có thể liên kết với các doanh nghiệp lớn, các tổ chức lớn, các trường đại học, cao đẳng...nhằm tăng thêm quy mô sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Cụ thể, với những cổ đông lớn hiện nay, TPBank có thể liên kết mở thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, cung cấp dịch vụ chi trả lương cho chính các công ty này cũng như các công ty vệ tinh, các công ty có mối quan hệ chặt chẽ với FPT, DOJI, MobiPhone,... TPBank cần có những chính sách thu hút dành cho khách hàng doanh nghiệp, có những chính sách hoa hồng dành cho các chủ doanh nghiệp có mở thẻ ATM, thẻ tín dụng dành cho cá nhân công tác tại doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, TPBank cũng phải tập trung vào đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ và những người có thu nhập cao trước. Bởi, nếu áp dụng dàn trải thì sẽ rất khó, vì những người nông dân chẳng hạn, họ sẽ không thể quan tâm, nhưng những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người có thu nhập cao trong xã hội thì họ luôn sẵn sàng sử dụng các dịch vụ này, có điều phải làm sao cho nó tiện dụng và chi phí phải là thấp nhất. Trong thời gian tới, TPBank cần phải mở rộng hoạt động tiếp

90

xúc giữa ngân hàng với các doanh nghiệp và các hộ sản xuất để giới thiệu nhiều hơn nữa về e-banking.

+ Đối với thị trường nước ngoài: Trong thời gian tới, TPBank cần mở rộng thêm các ngân hàng đại lý, nghiên cứu thành lập thêm các văn phòng đại diện của Ngân hàng thuơng mại cổ phần Tiên Phong tại nuớc ngoài để tăng cuờng phát triển dịch vụ e-banking của TPBank trên toàn cầu. Tăng cuờng giới thiệu sản phẩm tiện ích tới mọi khách hàng, hạ thấp chi phí, tăng chất luợng dịch vụ và thời gian xử lý để có thể cạnh tranh với những ngân hàng trong nuớc họ.

Hai là, Mở rộng quan hệ với các tổ chức khác

+ Với các đối tác thứ 3: Ngân hàng điện tử là một dịch vụ mà tự NH không thể cung cấp cả quy trình một cách hoàn thiện. Nó đòi hỏi có sự tham gia của các đối tác khác nhu: Các doanh nghiệp cung cấp phần mềm về công nghệ thông tin, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, công ty truyền thông... Vì vậy, TPBank cần xác định đối tác chiến luợc để các bên hợp tác hiệu quả hơn, giúp cho việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt hơn. Ngoài ra, NH cũng cần tìm kiếm, mở rộng thêm những đối tác mới để có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn với chất luợng tốt nhất đến khách hàng.

+Với các doanh nghiệp thương mại điện tử: Nhu cầu thanh toán điện tử đuợc các nhà nghiên cứu đánh giá sẽ là một nhu cầu có tính xu huớng trong tuơng lai. Nên việc phát triển e-banking cũng có nhiều triển vọng, vì sử dụng e-banking khách hàng có thể mua hàng qua mạng và thanh toán trực tuyến đáp ứng đuợc nhiều nhu cầu đa dạng của tất cả mọi nguời. Hiện nay, TPBank cần liên kết với nhiều đối tác cung cấp dịch vụ bán hàng qua mạng (Shoppe, Tiki, Sendo, Lazada, Điện Máy Xanh, BigC, VinMart.) các đối tác này sẽ cung cấp rất nhiều mặt hàng khác nhau, phục vụ nhu cầu đa dạng của KH trong việc chi tiêu, mua sắm trên mạng. Điều cần thiết bây giờ là NH nên có các chính sách để liên kết và mở rộng quan hệ với các đối tác. Vì nhu cầu của KH rất đa dạng, mỗi nguời lại có thể muốn mua và sử dụng sản phẩm của những doanh nghiệp khác nhau. TPBank có thể có ban hành những chính sách khuyến mãi, uu đãi với các chợ Thuơng mại điện tử này nhu thanh toán đuợc miễn phí giao hàng, giờ vàng thanh toán bằng thẻ tín dụng Visa, Master với

giá 0 đồng, chương trình tích điểm...

+ Liên kết với các NH khác: TPBank không có thế mạnh lớn về mạng lưới ATM (hiện tại số máy ATM của TPBank chỉ khoảng 150 máy, 250 điểm LiveBank), không thể đáp ứng tất cả nhu cầu giao dịch của KH, điều này vượt quá khả năng của NH. TPBank đã mở rộng liên kết với các NH, điều này dẫn tới sự phụ thuộc không hề nhỏ. TPBank cần liên hết chặt chẽ hơn nữa với các ngân hàng để phat triển dịch vụ thanh toán qua thẻ.

Ba là, Tăng cường hoạt động truyền thông

Ở Việt Nam, phần lớn người dân vẫn ưa thích và có thói quen sử dụng tiền mặt vì cho rằng sử dụng tiền mặt là thuận tiện nhất khi tiêu dùng. Vì thế, việc tăng cường truyền thông, giới thiệu, quảng bá dịch vụ ngân hàng điện tử và các lợi ích mà nó mang lại là việc vô cùng quan trọng. TPBank cần truyền thông tới khách hàng để khách hàng hiểu được dịch vụ ngân hàng điện tử là gì, nó mang đến cho khách hàng lợi ích gì hơn hẳn so với dịch vụ truyền thống mà lâu nay khách hàng vẫn sử dụng.

Do vậy, TPBank cần tăng cường hoạt động truyền thông và marketing sản phẩm cũng như xây dựng nhiều chiến lược marketing dịch vụ ngân hàng điện tử hiệu quả hơn nữa. Có thể tăng cường truyền thông dịch vụ thông qua các hình thức như: Đầu tư quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông; Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, Hoàn thiện website của ngân hàng; Tăng cường dịch vụ tư vấn ngân hàng điện tử và hỗ trợ dịch vụ; Tiếp tục tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Một phần của tài liệu 1167 phát triển NH điện tử tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w