TPBank
Thói quen tiêu dùng tiền mặt
Sự chấp nhận của người dân trong thanh toán điện tử, đây là một vấn đề cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Thực tế hiện nay cho thấy việc thanh toán bằng tiền mặt đã trở thành thói quen của người dân, nhất là trong mua sắm nhỏ lẻ. Vì vậy, việc thay đổi thói quen này để dần đưa dịch vụ ngân hàng điện tử vào cuộc sống cũng là một thách thức đối với các ngân hàng. Như vậy, có thể nói một trong những nguyên nhân kìm hãm việc thanh toán điện tử là do sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ Ngân hàng điện tử của con người.
Tâm lý e ngại về mức độ an toàn trong giao dịch điện tử
Vấn đề bí mật, an toàn cho khách hàng là điều đáng lo ngại nhất. Có lẽ đây là lý do chủ yếu mà một số lượng không nhỏ các khách hàng còn tỏ ra ngần ngại và lưỡng lự khi quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Phần lớn tài sản và của cải họ cất giữ trong tài khoản gửi tại ngân hàng, vậy thì việc họ lo lắng về mức độ an toàn khi sử dụng một loại hình dịch vụ mới cũng là điều dễ hiểu. Khách hàng vẫn cảm thấy yên tâm hơn nếu được cầm trong tay những chứng từ giao dịch bằng giấy tờ cụ thể để làm bằng chứng. Với giao dịch điện tử, khách hàng trên thực tế có thể phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn so với giao dịch chứng từ vì trường hợp xảy ra tranh chấp, chứng từ sẽ là bằng chứng đáng tin cậy hơn. Việc ngày càng có nhiều tội phạm mạng ngày đêm dòm ngó tới “ví điện tử” của khách hàng cũng đang là một trở ngại khiến Ngân hàng điện tử chậm phát triển. Tình trạng lừa đảo, trộm tiền thông qua mạng Internet ngày càng phát triển. Điểm đặc thù của loại tội phạm này là chúng có thể ngồi ở bất kỳ đâu tấn công với thời gian thực hiện ngắn và ít để lại dấu vết. Vì vậy, điều này đã gây không ít âu lo cho khách hàng sử dụng các dịch vụ Ngân hàng điện tử.
Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông của Việt Nam còn chưa tương xứng với thực tế của nhu cầu phát sinh ngân hàng điện tử
sóng hoặc quá tải. Điểm yếu này sẽ gây ra không ít khó khăn cho việc phát triển Ngân hàng điện tử tại Việt Nam nói chung và tại TPBank nói riêng. Có thể kể đến các ví dụ nhu khi khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua Mobile-banking mà tin nhắn bị kẹt lại từ khách hàng đến Ngân hàng hoặc từ Ngân hàng phản hồi lại khách hàng thì giao dịch sẽ rất khó có thể diễn ra thành công.
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trong lĩnh vực ngân hàng điện tử
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu huớng tất yếu của các ngân hàng thuơng mại Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Chính vì vậy, việc triển khai loại hình dịch vụ này ở các ngân hàng thuơng mại ở Việt Nam đã diễn ra phổ biến hơn. Hiện nay rất nhiều ngân hàng đã đầu tu vốn và công nghệ để có thể đua ra một dịch vụ e banking của mình nhằm tăng sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác nhu Vietcombank, Techcombank, Vietinbank, BIDV, VPBank... Đặc biệt là có sự góp mặt của các ngân hàng 100% vốn nuớc ngoài nhu HSBC, Citibank, ANZ. Do đó giao dịch điện tử chắc chắn sẽ đuợc đầu tu mạnh hơn trong thời gian tới. Để đứng vững và phát triển đuợc.
Vấn đề liên kết:
Để thực hiện các giao dịch thanh toán tiền điện thoại, tiền taxi, tiền điện, nuớc, mua xăng dầu bằng thẻ,... đòi hỏi TPBank phải “hợp tác” chặt chẽ hơn với các nhà cung cấp dịch vụ. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng của nuớc ta còn phát triển chua cao, đặc biệt là ở những đơn vị cung cấp điện, nuớc. thì cơ sở hạ tầng về công nghệ lại càng yếu kém. Để liên kết và thực hiện các giao dịch thanh toán một cách trôi chảy đòi hỏi TPBank cũng nhu các đối tác trên phải cố gắng và nỗ lực nhiều.
86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã khắc họa bức tranh toàn cảnh về hoạt động cung ứng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại TPBank. Với kết quả đạt được trong thời gian qua, TPBank đang từng bước chiếm lĩnh thị trường ngân hàng điện tử và thu được những thành công đáng kể, phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng đi đầu về dịch vụ ngân hàng điện tử tại địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, TPBank vẫn còn gặp những khó khăn nhất định khi phát triển dịch vụ này. Việc phân tích những hạn chế và nguyên nhân trong chương 2 sẽ là nền tảng cho các giải pháp cụ thể, khả thi ở chương 3 nhằm giúp TPBank hoàn thiện trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, chiếm lĩnh thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh, hội nhập vào xu thế chung của thời đại.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ