Nội dung quản lý danh mụccho vay của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 1184 quản lý danh mục cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 43)

1.2.6.1 Xác định mục tiêu quản lý danh mục cho vay

Mục tiêu nói chung của quản lý danh mục là giúp Ngân hàng thương mại khống chế đến mức thấp nhất những chi phí về rủi ro dưới tất cả các hình thức, làm cực đại kết quả kinh doanh và đảm bảo an toàn tài chính cho Ngân hàng thương mại. Mỗi mục tiêu là một cái đích để Ngân hàng thương mại cố gắng, phấn đấu và hi vọng đạt đến. Các mục tiêu tạo ra sự định hướng và tập trung các nỗ lực của Ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động. Các Ngân hàng thương mại thường thành công hơn khi các hoạt động của họ luôn trong tình trạng cố gắng vượt qua sự thách thức do các mục tiêu đặt ra. Việc thiết lập các mục tiêu quản lý danh mục cho vay là nền tảng cho tất cả những hoạt động quản lý. Những mục tiêu này là tiêu chuẩn để đo lường sự

thành công hay thất bại của chương trình và cũng quyết định triết lý nền tảng cho những hoạt động quản lý danh mục.

Mục tiêu đặt ra phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Tính đo lường: Một mục tiêu phải được phát biểu bằng những từ ngữ có thể đánh giá hay đo lường được về mặt định lượng hay định tính. Điều này là quan trọng bởi vì có như vậy mới có cơ sở để đánh giá quá trình quản lý có thành công không và mức độ thành công.

- Tính khả thi: Những mục tiêu phải mang lại sự phấn đấu của ban lãnh đạo và nhân viên nên chúng phải hiện thực và vừa sức để có thể đạt được, nếu không tính định hướng của nó sẽ không còn.

- Tính hòa hợp: Nghĩa là việc thực hiện mục tiêu này không đối chọi, triệt tiêu các mục tiêu khác mà cần phải bổ sung lẫn nhau trong tính tổng thể của các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên được lựa chọn trước, nếu không sẽ khó đánh giá được mức độ thành công.

- Tính hòa hợp: Mục tiêu phải được những người chịu trách nhiệm thực hiện và các đối tượng hữu quan tán thành. Điều này quyết định sự thắng lợi của mục tiêu đề ra.

1.2.6.2 Chính sách tín dụng đối với quản lý danh mục cho vay

Để quản lý danh mục cho vay Ngân hàng thương mại phải thực hiện đồng bộ các khâu từ xây dựng chiến lược - mục tiêu, nhận dạng, phân tích và đo lường, điều tiết theo dõi, quản lý và giám sát rủi ro. Các khâu trong chiến lược, chính sách phòng ngừa, hạn chế rủi ro danh mục phải luôn có sự gắn bó liên hệ với nhau tạo thành một chu trình liên tục đảm bảo kiểm soát được rủi ro danh mục theo mục tiêu đã đề ra. Chính sách tín dụng do hội đồng quản trị ban hành, được thiết kế nhằm hướng dẫn hoặc kiểm tra định hướng và hoạt động của tổ chức cho vay. Chính sách tín dụng tạo ra một cơ chế đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ tổ chức, tạo cơ sở cho việc điều hành kinh danh một cách chủ động và hướng dẫn cán bộ tín dụng trong việc thực thi công việc. Các chính sách quản lý danh mục bao gồm:

Chính sách cho vay cung cấp cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định cho vay và định hướng danh mục cho vay. Kết cấu danh mục cho vay của một Ngân hàng thương mại cho biết hiệu qủa của chính sách cho vay của Ngân hàng thương mại.

1. Quy định về những ngành, lĩnh vực kinh doanh chính mà hoạt động cho vay tập trung vào, quy định về danh mục và quản lý danh mục vay. Theo đó, chính sách cho vay phải xác định rõ lại hình cho vay cung ứng cho thị trường, xác định rõ đối tượng khách hàng mà Ngân hàng thương mại cung cấp nguồn vốn vay, quy định thời hạn khoản vay, xác định quy mô cho vay tối đa đối với một khách hàng, quy định rõ về tiêu chuẩn đối với chất lượng một khoản vay.

2. Phân hạng thẩm quyền cho vay đối với từng cán bộ quản lý được phân quyền phê duyệt.

3. Phân cấp chịu trách nhiệm và thông báo thông tin trong nội bộ phòng quan hệ khách hàng.

4. Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng.

5. Hồ sơ bắt buộc đối với từng đơn xin vay và những gì phải được lưu trữ tại Ngân hàng thương mại.

6. Phân cấp trách nhiệm trong nội bộ Ngân hàng thương mại, cụ thể ai là người chịu trách nhiệm duy trì và kiểm tra hồ sơ cho vay.

7. Các chỉ định về việc nhận, định giá và hoàn tất hồ sơ đảm bảo tín dụng. 8. Quy định chính sách và quy trình ấn định mức lãi suất cho vay, mức phí và các điều kiện hoàn trả nợ vay.

9. Quy định những tiêu chuẩn chất lượng áp dụng chung cho tất cả các loại hình cho vay.

10. Quy định giới hạn cho vay tối đa.

11. Quy định về áp dụng các biện pháp phân tán rủi ro như đa dạng hóa danh mục cho vay, cho vay đồng tài trợ, sử dụng các công cụ phái sinh...

12. Các phương án ưu tiên trong phát hiện, phân tích và điều chỉnh danh mục cho vay và các khoản cho vay có vấn đề.

Chính sách cho vay phù hợp mang lại nhiều ưu điểm trong quá trình thực hiện cho vay, thông qua đó Ngân hàng thương mại có thể đạt được một danh mục cho vay đa mục đích làm tăng khả năng sinh lời, kiểm soát được rủi ro tiềm ản và đáp ứng được các yêu cầu từ nhà quản lý. Bất kỳ ngoại lệ nào của chính sách cho vay cũng phải được liệt kê đầy đủ và các lý do tại sao lại có ngoại lệ đó cũng phải được liệt kê và giám sát.

Hai là: Xây dựng các giới hạn tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro danh mục.

1.2.6.3 Xây dựng hệ thống xếp hạng

Xep hạng tín dụng được thực hiện bởi bản thân Ngân hàng thương mại (hoặc các trung tâm thông tin tín dụng...) để đánh giá khả năng trả nợ hiện tại và trong tương lai của các khoản vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng cho phép đưa ra kết quả xếp hạng của từng khách hàng, phản ảnh mức độ rủi ro của chính khách hàng. Đối với toàn hệ thống, hệ thống xếp hạng tín dụng xác định một cách hợp lý, chính xác nhất chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực, ngành kinh tế, phân tích hiệu quả và rủi ro khách hàng trong từng dòng sản phẩm giúp xây dựng chiến lược đánh giá và thiết kê danh mục cho vay tối ưu.

a. Phương pháp xếp hạng tín dụng

Có một số phương pháp thường dùng trong XHTD được áp dụng phổ biến như phương pháp chuyên gia, phương pháp đánh giá xếp hạng, cho điểm phân tích... Nhưng tựu trung lại, có 03 cách tiếp cận xếp hạng: Phân tích định tính, phân tích định lượng và phương pháp kết hợp.

Phương pháp định lượng: chủ yếu dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học được thiết lập để tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu. Có rất nhiều phương pháp được sử dụng như mô hình kinh tế lượng, phương pháp bình quân giản đơn, phương pháp bình quân gia quyền.

Phương pháp định tính: Các mô hình định tính thường rất khó xác định và phần lớn mang tính chủ quan. Thường phương pháp này dựa vào việc lấy ý kiến chuyên gia, có chuyên môn sâu trong lĩnh vực xếp hạng, đồng thời có kiến thức liên ngành tổng hợp. Nội dung chủ yếu như sau:

- Phương pháp lấy ý kiến: Việc thực hiện trải qua các bước sau:

• Thu thập ý kiến của ban quản lý điều hành, lấy ý kiến các đối tác đang có quan hệ kinh doanh với tổ chức được xếp hạng và các nguồn khác.

• Lấy ý kiến của các chuyên gia về xu hướng tác động của các nhân tố. • Tổng hợp đưa ra kết quả.

- Phương pháp Delphi (Phương pháp chuyên gia): là phương pháp bao gồm một quá trình thực hiện nhằm đảm bảo tính nhất trí trong xếp hạng. Có 03 nhóm chuyên gia trong quá trình xếp hạng là chuyên gia phân tích, chuyên gia trong từng lĩnh vực và chuyên gia kết luận. Với các bước thực hiện cụ thể:

• Xây dựng các câu hỏi điều tra lần đầu tiên cho các chuyên gia • Phân tích các câu trả lời, tổng hợp thành bảng trả lời

• Soạn thảo các câu hỏi lần thứ hai cho các chuyên gia. • Thu thập, phân tích lần hai...

Các bước trên dừng lại khi kết quả dự báo thỏa mãn những yêu cầu đặt ra. Phương pháp này đòi hỏi trình độ tổng hợp rất cao của các nhà phân tích, vừa tổng hợp vừa phát triển các ý kiến đa dạng của các chuyên gia.

Phương pháp kết hợp: Dùng trọng số giản đơn để kết hợp những đánh giá định tính của các chuyên gia với định lượng hóa một số chỉ tiêu:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng tới thu nhập đối với cá nhân.

- Cho trọng số từng nhân tố tùy theo mức độ quan trọng của nó, hoặc có thể không có trọng số nếu như số điểm quy định đã bao hàm cả trọng số rồi.

- Cho điểm từng nhân tố theo tính chất tác động của nó đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, có so sánh với chỉ tiêu của các nhóm doanh nghiệp so sánh. Đối với cá nhân, cho điểm số theo tính chất tác động đến nguồn trả nợ cho Ngân hàng thương mại.

- Tính tổng số điểm cho từng chỉ tiêu sau khi nhân số điểm với trọng số theo năm và trọng số nhân tố.

b. Quy trình xếp hạng tín dụng

Ủy ban Basel đưa ra hai hệ thống xếp hạng tín dụng. Thứ nhất, hệ thống chấm điểm cơ bản. Mỗi tổ chức tín dụng xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đo lường khả năng vỡ nợ của mỗi khách hàng, tổn thất dự kiến được quyết định bởi bộ phân hoặc cơ quan giám sát, cơ quan giám sát đưa ra các tiêu thức xác định các khoản nợ có vấn đề. Thứ hai, hệ thống chấm điểm tiên tiến. Định kỳ hàng năm, các tổ chức tín dụng rà soát, kiểm tra và cập nhật hệ thống xếp hạng để đảm bảo hệ thống theo kịp những biến động của nên kinh tế.

Quy trình xếp hạng tín dụng là quá trình thu thập và xử lý thông tin một các khoa học, khách quan nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất. Quy trình và các nội dung của quy trình xếp hạng tín dụng ở các tổ chức tín dụng khác nhau thì thường không giống nhau nhưng chúng đều có những điểm chung nhất, có tính phổ cập và có thể xem như thông lệ quốc tế.

Như vậy, kết quả tổng hợp của hệ thống xếp hạng tín dụng là cơ sở để tổ chức tín dụng xây dựng danh mục khách hàng cho vay theo đối tượng khách hàng, ngành nghề, quy mô hoạt động, dư nợ tín dụng... và có chính sách quản lý danh mục cho vay hiệu quả. Hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng của tổ chức tín dụng là yêu cầu tất yếu trong việc quản lý danh mục cho vay.

1.2.6.4 Đo lường rủi ro danh mục cho vay

a. Đo lường rủi ro cho một khoản cho vay riêng lẻ

Đo lường rủi ro cho từng khoản vay riêng lẻ là việc thẩm định chi tiết khoản vay (Gồm: tính pháp lý, tình hình tài chính, phương án kinh doanh, TSBĐ) đánh giá về hiệu quả phương án kinh doanh từ đó đưa ra quyết định cho vay.

Việc thẩm định rủi ro từng khoản riêng lẻ là chốt chặn đầu tiên trong công tác quản trị rủi ro cho vay. Tuy nhiên, việc thẩm định rủi ro từng khoản riêng lẻ sẽ đem lại cơ sở dữ liệu quan trọng để có thể thực hiện được công tác Quản lý danh mục cho vay.

b. Đo lường rủi ro cho danh mục cho vay

Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn = Dư nợ ngắn hạn Tổng dư nợ

Tỷ trọng dư nợ trung Dư nợ trung dài h ạn

Tỷ trọng dư nợ đối với Dư nợ đối với một khách hàng

Quản lý danh mục cho vay bao gồm quản lý rủi ro tập trung danh mục bằng việc phân đoạn danh mục thành các nhóm cùng đặc điểm, nhà quản lý có thể đánh giá các nhóm trong danh mục theo mục tiêu của danh mục và rủi ro. Trong trường hợp cần thiết đưa ra chiến lược cắt giảm nhóm có tiềm ẩn rủi ro cao, hoặc đa dạng hóa danh mục cho vay cùng nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro khác. Nhiều Ngân hàng thương mại phân đoạn danh mục theo loại hình doanh nghiệp, theo kỳ hạn khoản vay, theo loại sản phẩm.... Vì kỹ thuật phân đoạn danh mục rất phức tạp nên các Ngân hàng thương mại thường hướng tới phân danh mục theo lĩnh vực ngành nghề cho vay, theo thời hạn và mức độ tập trung địa lý.

• Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh:

Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh được hiểu là mức độ tập trung nguồn vốn cho vay của các TCTD nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng vào một hoặc một số ngành nghề kinh doanh, theo đó danh mục cho vay sẽ ưu tiên hay dành phần lớn vốn để cho vay trong các lĩnh vực này. Mức độ tập này phục thuộc vào các yếu tố: chính sách tín dụng, mục tiêu của Ngân hàng thương mại trong từng thời kỳ, trạng thái nền kinh tế và chính sách vĩ mô của nhà nước. Khi tập trung tín dụng lớn vào một ngành nghề đồng nghĩa với mức rủi ro Ngân hàng thương mại phải chịu khi ngành nghề đo gặp những bất lợi lớn. Do đó, đòi hỏi các Ngân hàng thương mại cần nghiên cứu để nắm bắt xu hướng phát triển của của từng ngành kinh doanh để có được chính sách và định hướng cho vay hợp lý và an toàn.

Công thức:

Tỷ trọng dư nợ đối với Dư nợ đối với một lĩnh vực/ngành nghề

một lĩnh vực/ngành nghề Tông dư nợ

Ý nghĩa: Công thức trên phản ảnh được tỷ trọng dư nợ của một lĩnh vực ngành nghề trong tông dư nợ của toàn Ngân hàng thương mại và giúp phản ánh được mức độ tập trung rủi ro theo ngành nghề.

• Mức độ tập trung theo thời hạn.

Mức độ tập trung cho vay theo thời hạn là tỷ trọng giữa dư nợ cho vay phân chia theo thời hạn cho vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) trong danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại.

Mức độ tập trung vào một thời hạn nào đó càng cao thì mức độ rủi ro Ngân hàng thương mại từ thời hạn đó càng lớn. Đặc biệt, với các khoản vay trung và dài hạn do thời hạn khoản vay dài nên rủi ro gặp phải sẽ lớn hơn so với các khoản vay ngắn han.

Công thức:

dài hạn Tổng dư nợ

Ý nghĩa: Những công thức trên phản ảnh được tỷ trọng dư nợ theo kỳ hạn trên tổng dư nợ toàn doanh mục và giúp thể hiện mức độ rủi ro tập trung theo thời hạn khoản vay.

• Mức độ tập trung theo đối tượng khách hàng, khu vực địa lý

Đối tượng khách hàng được xem ở đây bao gồm dư nợ cho vay đối với một khách hàng, dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng, dư nợ cho vay đối vơi một khu vực địa lý.

Tỷ trọng dư nợ đối với Dư nợ đối với một nhóm khách hàng

một nhóm khách hàng Tổng dư nợ

Tỷ trọng dư nợ đối với Dư nợ đối với một khu vực địa lý

Ý nghĩa: Những công trên phản ánh tỷ trọng dư nợ của dư nợ một khách hàng, nhóm khách hàng, khu vực địa lý trên tổng dư nợ toàn danh mục.

1.2.6.5 Biện pháp quản lý danh mục cho vay dưới hình thức kiêm soát danh mục phù hợp với khâu vị rủi ro của Ngân hàng thương mại

Quản lý và kiểm soat danh mục cho vay luôn đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt mềm dẻo. Tùy vào từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mà Ngân hàng thương mại có thể có những cách thức khác nhau để điều chỉnh danh mục cho vay phù hợp với mục tiêu

Một phần của tài liệu 1184 quản lý danh mục cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w