1.2.7.1 Nhân tố từ bản thân Ngân hàng thương mại
Chính sách, trình độ quản lý của bản thân Ngân hàng thương mại là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng quản lý danh mục cho vay thể hiện ở các mặt cụ thể sau:
- Văn hóa tín dụng và khẩu vị rủi ro: Hiểu rõ về văn hóa cho vay và khẩu vị rủi ro là điều rất quan trọng để quản lý danh mục thành công. Văn hóa tín dụng dụng ở đây có thể hiểu không chỉ liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ mà có liên quan đến toàn bộ danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại. Văn hóa tín dụng của Ngân hàng thương mại là tập hợp giá trị tín dụng, niềm tin, nhận thức và hành vi tín dụng, nó chứa đựng tất cả những gì liên quan đến tín dụng. Văn hóa tín dụng có thể có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến quản lý danh mục cho vay. Khẩu vị rủi ro dễ đo lường hơn văn hóa tín dụng, khẩu vị rủi ro thể hiện các mức độ rủi ro khác nhau và các loại rủi ro khác nhau của danh mục. Khẩu vị rủi ro liên quan đến văn hóa tín dụng, chiến lược kinh doanh đến hoạt động hàng ngày liên quan đên nghiệp vụ tín dụng. Văn hóa tín dụng của của các Ngân hàng thương mại khác nhau sẽ khác nhau. Một số Ngân hàng thương mại theo cách tiếp cân tín dụng bảo thủ, danh mục cho vay chỉ quan tâm tới khách hàng có sức khỏe tài chính tốt, cơ cấu tổ chức vững vàng. Một số Ngân hàng thương mại theo cách tiếp cận năng động thì hướng danh mục vào khách hàng có mức rủi ro cao tương ứng với mức độ lợi nhận kỳ vọng lớn.
- Khả năng, phương pháp thẩm định và đánh giá từng khoản vay riêng lẻ: Phương pháp không phù hợp hoặc sai sót trong đánh giá khoản vay của cán bộ dẫn đến việc Ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp, khả năng trả nợ kém, do đó khách hàng không có khả năng trả nợ. Từng khoản vay đơn lẻ có khả năng trả nợ thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chung của cả danh mục Ngân hàng thương mại.
- Chính sách phân bổ tín dụng giữa các khu vực, ngành nghề và khách hàng; Việc phân bổ tín dụng không đồng đều dẫn đến khi ngành nghề mà Ngân hàng thương mại tập trung cho vay có diễn biến tiêu cực sẽ gây ra rủi ro lớn cho Ngân hàng thương mại. Trong trường hợp Ngân hàng thương mại tập trung tín dụng vào một số ít đối tượng khách hàng, khi khách hàng đó mất khả năng trả nợ, Ngân hàng thương mại sẽ gánh chịu mất mát lớn.
- Khả năng phân tích, đánh giá, nhìn nhận được các đặc trưng của từng ngành, lĩnh vực kinh tế mà Ngân hàng thương mại cho vay và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng đó. Khả năng này thể hiện ở việc phân tích tình trạng hiện tại cũng như dự báo biến động trong tương lai. Khi một biến cố ngoại cảnh liên quan đến tình hình kinh tế xã hội chung xảy ra, các khách hàng vay trong ngành đó sẽ chịu ảnh hưởng của biến cố và không trả được nợ, khi đó danh mục của Ngân hàng thương mại sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Trình độ quản lý, giám sát các khoản vay hiện hữu trong danh mục thể hiện công tác kiểm soát sau vay, đánh giá tình hình khách hàng, nhìn nhận dự báo tình hình kinh tế và diễn biến của khu vực đầu tư. Chất lượng cán bộ tín dụng đóng vai trò then chốt trong việc sàng lọc được các khách hàng tốt, dự án tốt. Cán bộ tín dụng phải tiếp xúc với nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, vùng lãnh thổ khác nhau thậm chí nhiều quốc gia khác nhau; để đánh giá tốt khách hàng họ phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực kinh doanh khách hàng hoạt động, môi trường.
1.2.7.2 Nhân tố từ tình hình kinh tế xã hội
- Mức độ ổn định của một môi trường kinh tế xã hội; môi trường kinh tế không định có những biến cố bất thường xảy ra gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng hoạt động kinh doanh nói chung của các khách hàng. Khi điều kiện kinh tế có những biến cố tiêu cực, có thể là sự suy giảm chung của nền kinh tế dẫn đến tổng cầu của nền kinh tế giảm ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc những yếu tố đặc trưng chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một vài ngành có liên quan như sự khan hiếm của yếu tố đầu vào, thị trường đầu ra bị thu hẹp.
Tất cả những yếu tố đó đều có thể dẫn đến khả năng không trả được nợ của một nhóm hoặc toàn bộ khách hàng của Ngân hàng thương mại.
- Mức độ đầy đủ, chặt chẽ của hệ thống chính sách, quy định pháp luật và công tác kiểm tra giám sát: Nếu hệ thống chính sách còn hạn chế, doanh nghiệp có điều kiện lách luật, khách hàng có điều kiện sử dụng vốn sai mục đích, có thể thiếu thiện chí trả nợ. Ngoài ra, nếu công tác kiểm tra giám sát nền kinh tế không thường xuyên và đầy đủ, các sai phạm hay nguy cơ đổ vỡ không được các cơ quan chức năng nhận diện, cảnh báo sẽ khiến cho Ngân hàng thương mại không lường đượng những biến cố phát sinh và gặp rủi ro, ảnh hưởng đến khả năng theo dõi, quản lý danh mục của Ngân hàng thương mại. Ngược lại khi các chính sách, quy định pháp lý có những nội dung thắt chặt hoặc không khuyển khích sự tăng trưởng của ngành sẽ khiến cho doanh nghiệp hoạt động trong ngành đó gặp khó khăn và ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh cũng như khả năng trả nợ.
- Chất lượng hệ thống quản lý thông tin: Hệ thống thông tin quản lý là cơ sở cho các thành viên trong nền kinh tế tham chiếu để có các quyết định kinh doanh phù hợp. Hệ thống thông tin tốt phải đảm bảo được các yêu cầu như cập nhật thường xuyên, dễ dàng tiếp cận nguồn gốc thông tin rõ ràng minh bạch. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có hệ thống thông tin tốt như vậy, do đó rủi ro danh mục có thể phát sinh từ nguyên nhân thông tin không cân xứng Thông tin không đầy đủ và chính xác, Ngân hàng thương mại gia tăng cho vay vào các lĩnh vực có xu hướng biến động xấu trước khi cảnh báo về nguy cơ rủi ro của các ngành này sẽ phải đối mặt với rủi ro trong tương lai.
1.2.7.3 Nhân tố phát sinh từ khách hàng
Một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến quản lý danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại là nguyên nhân từ chính khách hàng vay vốn. Cụ thể liên quan đến các vấn đề sau:
- Mục đích sử dụng vốn, thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các khách hàng khi vay vốn đều có ý tưởng kinh doanh với phương án khả thi và mong muốn trả nợ đúng hạn. Số lượng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và không có thiện chí
trả nợ chỉ là thiểu số. Tuy nhiên, khi những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện phương án dẫn đến khách hàng mất khả năng trả nợ hoặc không có thiện chí trả nợ.
- Khả năng quản lý kinh doanh: Khi khách hàng vay tiền để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần tập trung vốn đầu tư vào tăng tài sản cố định và thường không mạnh dạn đổi mới phương thức quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh được mở rộng quá lớn so với tư duy quản lý (overtrading) là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh, từ đó kéo theo rủi ro cho Ngân hàng thương mại.
- Sự minh bạch, ổn định của tình hình tài chính doanh nghiệp. Đối với nhiều doanh nghiệp, việc đưa Ngân hàng thương mại những sổ sách chứng từ chính xác, đầy đủ chưa được thực hiện. Những số liệu khách hàng cung cấp thường thiếu chính chính xác, không đầy đủ.
Từ các phân tích trên có thể thấy:
Thực trạng năng lực quản lý, tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng là một nguyên nhân chủ yếu quyết định khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó yêu cầu đối với Ngân hàng thương mại khi cấp tín dụng là phải phân tích đầy đủ tình hình của doanh nghiệp căn cứ trên các thông tin xác thức. Để làm được điều này, Ngân hàng thương mại cần xây dựng cho mình một hệ thống mô hình đánh gíá nhất quán, đảm b ảo các khách hàng khi quan hệ với Ngân hàng thương mại được đánh gía theo các tiêu chí như nhau, đảm bảo chất lượng khách hàng được phản ánh đúng trong toàn hệ thống.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan đòi hỏi Ngân hàng thương mại khi đánh giá một khách hàng vay, bên cạnh việc phân tích tình hình thực trạng của khách hàng cần phải có được khả năng dự báo cho những biến động của môi trường trong tương lai.
Chủ trương chính sách quản lý về đánh giá khách hàng và phân bổ tín dụng theo lĩnh vực ngành nghề, khu vực địa lý là yếu tố căn bản quyết định đến chất lượng của danh mục cho vay. Rủi ro tín dụng không chỉ liên quan đến từng khách hàng cụ thể mà thể hiện trên cả danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại. Do đó, để quản
lý danh mục cho vay đạt được mục tiêu, Ngân hàng thương mại cần thực hiện các biện pháp đa dạng hóa danh mục, phân tán rủi ro.
1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ DANH MỤC CHO VAY CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý danh mục cho vay của một số Tổ chức tín dụng trên thế giới
1.3.1.1 Xu hướng quản trị danh mục cho vay của thế giới sau những năm 90
Trong thập niên 90 hoạt động quản trị danh mụ c cho vay trở thành trào lưu mạnh mẽ, do chịu ảnh hưởng b ởi các nguyên nhân sau đ ây:
Thứ nhất: Những khó khăn trong hoạt động cho vay của các TCTD trong những thập niên gần đây (sự gia tăng các rủi ro phải đối mặt cũng như sự giảm sút của lợi nhuận thu được) cộng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường các công cụ tài chính, đã tạo ra những ảnh hưởng lớn, buộc các TCTD phải thay đổi hoàn toàn cách thức quản trị, thay vì chỉ quan tâm đến từng giao dịch riêng biệt như trước đây, các ngân hàng tập trung nhìn nhận rủi ro/lợi ích ở góc độ toàn danh mục,
Thứ hai: Những yêu cầu ngày càng khắt khe trong các tiêu chuẩn giám sát ngân hàng quốc tế (của ủy ban Basel) buộc các TCTD phải quan tâm đến rủi ro nói chung và rủi ro trên danh mục cho vay nói riêng một cách toàn diện hơn.
Trong bối cảnh đó, hoạt động quản trị danh mục cho vay của các TCTD có những chuyển biến rất đáng kể. Một số điểm nổi bật trong xu hướng quản trị danh mục cho vay thời kỳ này như sau:
- Xu hướng coi đa dạng hóa cho vay là phương tiện giảm thiểu rủi ro tập trung trên danh mục cho vay được phát triển tại nhiều quốc gia.
Vào những năm đầu thập niên 90 tại nhiều quốc gia trên thế giới, xuất hiện nhiều bài nghiên cứu, các cuộc hội thảo khoa học về tác động của chiến lược tập trung hoặc đa dạng hóa trên danh mục cho vay đối với hiệu quả kinh doanh của TCTD. Đã có nhiều cuộc khảo sát trên bình diện rộng diễn ra tại các quốc gia như Úc, Đức, Mỹ ... liên quan đến vấn đề này.
Những quan điểm mới về quản trị rủi ro tín dụng xuất phát từ Hiệp ước Basel 2 cộng thêm những vấn đề về chất lượng nợ xấu của các ngân hàng Đức trong khoảng thời gian này, càng làm cho xu hướng đa dạng hóa trên danh mục cho vay trở thành trào lưu mạnh mẽ tại đất nước này. Một khảo sát tại Đức (do một nhóm các nhà nghiên cứu kết hợp với ngân hàng quốc gia Đức thực hiện vào năm 2005) công bố số liệu về danh mục cho vay của các TCTD tại Đức. Theo đó danh mục cho vay của các TCTD được phân biệt thành hai lĩnh vực lớn là sản xuất và dịch vụ, trong đó sản xuất gồm 15 ngành, dịch vụ gồm 8 ngành. Tỷ trọng dư nợ của mỗi ngành dao động khác nhau, tuy nhiên cao nhất không vượt giới hạn 16.5% tổng dư nợ trên danh mục cho vay. Bên cạnh việc sử dụng các công cụ phái sinh, các ngân hàng tại Đức cũng cho rằng thực hiện đa dạng hóa danh mục chính là cách thức tốt nhất để quản trị hiệu quả danh mục cho vay tại ngân hàng.
Tại Úc cũng có tình trạng tương tự như tại Đức: xuất hiện những cuộc tranh luận khoa học kéo theo sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản trị. Trong số các nghiên cứu đó, nổi bật là của nhóm tác giả Stefania P.S. Rossi, Markus S. Schwaiger, Gerhard Winkler năm 2009[53]. Nhóm này đã sử dụng các mô hình toán để kiểm chứng các giả thuyết liên quan đến mức độ ảnh hưởng của đa dạng hóa trên danh mục cho vay của TCTD đối với rủi ro, hiệu quả hoạt động và mức độ vốn hóa tại các ngân hàng thương mại Úc. Đối tượng khảo sát là 96 TCTD lớn nhất nước Úc (xét theo quy mô tài sản) trong vòng 7 năm từ 1997 - 2003. Kết luận công bố sau nghiên cứu cho thấy những lợi ích rõ rệt của việc đa dạng hóa danh mục cho vay đối với hiệu quả hoạt động của của TCTD. Cụ thể đa dạng hóa (nhất là đa dạng về ngành nghề cho vay) sẽ làm giảm dự phòng nợ xấu trong tương lai, đồng thời ngân hàng có thể hoạt động với mức vốn thấp hơn, từ đó giảm chi phí, tiết kiệm nguồn lực, gia tăng hiệu quả lợi nhuận cho ngân hàng. Theo nghiên cứu này, các TCTD tại Úc nhất trí rằng quản trị danh mục yếu kém là nguyên nhân chính làm giảm ch ất lượng danh mụ c cho vay. Từ đó các TCTD cho rằng cần phải áp dụng biện pháp đa dạng hoá trong quản trị danh mục, đặc biệt việc tăng cường giám sát theo ủy ban Basel (thông qua các tiêu chuẩn an toàn cũng như quy trình giám sát) là điều kiện hết sức cần thiết để quản trị thành công danh mục cho vay tại các TCTD.
- Các mô hình đo lường rủi ro danh mục từng bước được áp dụng
Các mô hình đo lường/ quản trị rủi ro danh mục đầu tiên xuất hiện trên thế giới trong thập niên 90, được tiếp tục phát triển và cải tiến khá mạnh từ sau những năm 2000. Sự phát triển các mô hình hiện đại bắt nguồn từ việc không thỏa mãn cách tiếp cận của các phương pháp đo lường và quản trị rủi ro truyền thống, cũng như các quy định về vốn pháp lý của Ngân hàng thanh toán thế giới (BIS) đưa ra trong hiệp ước Basel 1 (năm 1988). Hạn chế cơ bản của Basel 1 là đã bỏ qua hai yếu tố: thứ nhất là sự cần thiết phải có khác biệt về yêu cầu vốn dựa theo chất lượng của đối tác đi vay và thứ hai là ảnh hưởng của việc giảm thiểu rủi ro tập trung thông qua sự đa dạng hóa (lưu ý là những khiếm khuyết này đã được sửa đổi trong hiệp ước Basel 2). Một trong những đặc điểm chủ yếu của các mô hình hiện đại là chúng đề cập đến rủi ro tín dụng ở góc độ tổng thể danh mục chứ không phải trên phương diện từng giao dịch đơn lẻ. Các mô hình nhấn mạnh đến mối tương quan giữa các khoản cho vay và tầm quan trọng thiết yếu của sự đa dạng hóa trên danh mục cho vay trong định lượng rủi ro danh mục cho vay.
Có thể điểm qua bốn dạng mô hình căn bản sau:
Mô hình cấu trúc: Mô hình cấu trúc còn được gọi là mô hình “biến đổi tài sản”. Đặc đ iểm của mô hình này là đi sâu vào tìm hiểu những đ iều ẩn chứa ở đằng sau sự vỡ nợ hay nói khác là tìm nguyên nhân làm bùng n ổ sự cố vỡ n ợ. Nghiên cứu tương quan tài sản giữa hai công ty và xác xuất vỡ n ợ riêng biệt của từng công