Đánh giá thực trạng quản lý danh mụccho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

Một phần của tài liệu 1184 quản lý danh mục cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78 - 87)

tư và Phát triên Việt Nam

2.3.3.1 Ket quả đạt được

Một là, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Với việc xây dựng thành công và được phê duyệt hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một bước tiến lớn của BIDV trong công tác quản lý danh muc cho vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng sẽ vừa là hệ thống xếp hạng, vừa đóng vai trò nơi lưu trữ dữ liệu theo nhiều chiều, từ đó sẽ làm tiền đề để tăng hiệu quả trong công tác kiểm tra sau vay.

Hai là, bước đầu xây dựng dữ liệu về danh mục cho vay theo các tiêu chí ngành nghề: Mặc dù trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã có tiêu chí ngành nghề, nhưng việc ứng dụng những dữ liệu trên vào công tác quản lý danh mục cho vay rất thấp. Do vây, BIDV đã bước đầu thực hiện theo dõi riêng danh mục cho vay theo từng ngành nghề riêng biệt, từ đó làm cơ sở có báo cáo HĐQT, Ban TGĐ về trạng thái danh mục cho vay theo ngành nghề, từ đó đưa ra những định hướng sơ khai về khẩu vị rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ.

Ba là, bước đầu xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm: Với kỳ vọng phát hiện sớm những khoảng vay có chất lượng xấu. BIDV đã thực hiện xây dựng hệ thống quy định và báo cáo phân luồng cấp độ rủi ro tín dụng. Hệ thống trên được theo dõi thường xuyên và báo cáo kết quả thực hiện hàng tháng về ban điều hành của BIDV.

Bốn là, có bộ quan riêng biệt quản trị về danh mục cho vay, tránh được tình trạng giống một số TCTD khác: đơn vị quản lý danh mục cho vay vừa là đơn vị thực hiện tái thẩm hồ sơ tín dụng có giá trị lớn (đơn vị tác nghiệp tạo ra khoản vay).

2.3.3.2 Tồn tại

Một là, BIDV chưa có thực hiện quản trị danh mục cho vay một cách đầy đủ, chỉ quản trị theo phương pháp thụ động nên mức độ ổn định thấp, dễ bị tác động bởi nhu cầu thị trường trong hình thành danh mục.

Trên thực tế, BIDV chỉ quan tâm đến quản trị từng giao dịch cho vay, chưa áp dụng hệ thống quản trị danh mục cho vay đồng bộ, chỉ mới áp dụng phương pháp quản trị danh mục thụ động. Biểu hiện rõ nhất là trong kế hoạch hàng năm của, BIDV chưa đưa ra các định hướng chung/định hướng ưu tiên trong việc thực hiện cho vay. Cụ thể BIDV chưa xây dựng được các giới hạn cần thiết cho từng khu vực kinh doanh/ từng loại hình cấp tín dụng phù hợp với đặc điểm của riêng. Vì thế, cơ cấu danh mục cho vay của BIDV khó tránh khỏi tự phát, tỷ trọng các loại cho vay hình thành ngẫu nhiên, bị dẫn dắt bởi thị trường. Thực tế cho thấy, trong danh mục nợ nợ theo ngành, danh mục bất động sản của BIDV là khá lớn và có xu hướng tăng trưởng dẫn tới tình trạng khi thị trường bất động sản gặp khó khăn, BIDV cũng bị cuốn theo các doanh nghiệp trên.

Hậu quả của tình trạng đầu tư cho vay theo phong trào là cơ cấu danh mục cho vay bất ổn, vi phạm giới hạn an toàn trên toàn danh mục, gây khó khăn cho kết quả hoạt động của các năm kế tiếp. Thông thường những rủi ro tiềm ẩn trên danh mục cho vay có thể dễ dàng nhận thấy từ các dấu hiệu nhưng tác hại của chúng đối thì phải sau một thời gian mới bộc lộ ra được.

Hai là, xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV chưa định lượng chính xác mức độ rủi ro danh mục để áp dụng biện pháp quản trị thích hợp.

Chương 1 đã chỉ ra rằng nội dung quan trọng trong quản trị danh mục cho vay chủ động là ứng dụng mô hình đo lường rủi ro danh mục, vì vậy ứng dụng mô hình đo lường rủi ro đang trở thành xu hướng phát triển phổ biến tại các TCTD nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam các mô hình này còn khá xa lạ, cụ thể tại BIDV dù đã có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhưng vẫn đo lường rủi ro dựa theo quy định trong quyết định 493 của ngân hàng Nhà nước, trên cơ sở đó trích lập dự phòng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Phân tích cách thức lượng hóa rủi ro tín dụng hiện tại của các TCTD tại Việt Nam nói chung và tại BIDV nói riêng có thể nhận thấy những thiếu sót cụ thể sau:

i) Quan niệm về biến cố rủi ro tín dụng chưa đầy đủ

Để đo lường rủi ro tín dụng trước hết phải xác định rõ các biểu hiện cụ thể của biến cố rủi ro tín dụng: đó là biến cố vỡ nợ và biến cố giảm giá trị khoản nợ trên danh mục. Trong thực tế tại BIDV đang đồng nhất biến cố rủi ro tín dụng với biến cố vỡ nợ / không trả được nợ từ phía đối tác. Như vậy, biến cố rủi ro phát sinh từ sụt giảm giá trị khoản tín dụng trên danh mục đã không được đề cập đến. Hạn chế này có thể lý giải vì các khoản cho vay trên danh mục BIDV gần như không có tính thanh khoản. Vì vậy tất cả các khoản nợ trên danh mục luôn được nhìn nhận như giá trị trên sổ sách của nó mặc dù chất lượng của nó có thể đã thay đổi theo thời gian, theo thực tế hoạt động của người vay

Mặt khác, đo lường rủi ro tín dụng bao gồm đo lường khả năng xảy ra biến cố (được hiểu là đo lường xác xuất xảy ra) và đo lường mức độ thiệt hại (còn hiểu là đo lường tổn thất) khi biến cố xảy ra. Trong đó, xác xuất vỡ nợ phụ thuộc vào hạng tín nhiệm của người vay (mà cơ sở để xác định nó là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

của các ngân hàng), còn tổn thất khi xảy ra vỡ nợ tùy thuộc vào khả năng thu hồi khoản nợ. Trong hai yếu tố nói trên, chỉ có tổn thất khi xảy ra vỡ nợ được quy định trong 493/2005/QĐ-NHNN căn cứ vào khả năng thu hồi tài sản bảo đảm của khoản vay, còn xác xuất vỡ vẫn chưa được tính đến.

ii) Chưa tách biệt được bản chất của tổn thất kỳ vọng và tổn thất không kỳ vọng để xác định nguồn bù đắp tương thích.

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết ở chương 1 có thể thấy khá rõ nhược điểm của cách trích lập dự phòng tổn thất theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN. Trong văn bản đó quy định tổn thất kỳ vọng xác định được và tổn thất không kỳ vọng không xác định được đều dùng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp. Ngoại trừ tỷ lệ trích khác nhau còn nguồn trích dự phòng đều từ chi phí hoạt động của Ngân hàng thương mại. Đây là điểm bất hợp lý đầu tiên bởi lẽ chỉ có tổn thất kỳ vọng mới có thể đo lường được để trích lập quỹ dự phòng từ chi phí hoạt động của Ngân hàng thương mại. Còn tổn thất không kỳ vọng do bản chất của nó là không dự kiến được, nên được xem là rủi ro (biến cố không chắc chắn có xảy ra hay không) chứ không phải là chi phí do vậy không thể lập quỹ dự phòng cho nó từ chi phí hoạt động giống như tổn thất kỳ vọng, mà dùng vốn kinh tế của Ngân hàng thương mại để trang trải. Do hiện nay ở Việt Nam khái niệm vốn kinh tế không được nhắc đến trong các quy định pháp lý của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính vì các khái niệm này chưa được hiểu đúng nên BIDV không phân biệt chính xác nguồn bù đắp thích hợp với bản chất của từng loại tổn thất.

Ba là, quản lý theo cấu trúc của danh mục cho vay chưa được phát triển đồng bộ.

Quản lý cấu trúc cho vay theo ngành nghề: Mặc dù trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ số lượng ngành nghề được phân làm các ngành nghề khác nhau, nhưng trên thực tế quản lý cấu trúc danh mục cho vay theo ngành nghề tại BIDV chỉ xoay quanh một số lĩnh vực chính, còn tất cả các lĩnh vực khác được gộp chung vào mục “khác”. Mục “khác” trong danh mục cho vay tại BIDV luôn chiếm tỷ trọng không nhỏ, việc bỏ ngỏ các lĩnh vực kinh doanh ngoài các lĩnh vực chủ chốt khiến cho các báo cáo về rủi ro thiếu đi độ chính xác cần thiết trong công tác cảnh báo.

Mặt khác, quản lý cấu trúc danh mục cho vay theo ngành chưa được coi trọng và ứng dụng đúng cách và đúng thời điểm. Trước khi thực hiện phê duyệt một khoản vay chưa đề cập đến dư nợ hiện tại của ngành, tỷ trọng và tỷ lệ nợ xấu của dư nợ thuộc ngành đó. Như vây, công tác quản lý cấu trúc danh mục cho vay theo ngành nghề chỉ mang tính chất thống kê sau cho vay và chưa thực hiện được công tác định hướng cho vay.

Quản lý cấu trúc cho vay theo khu vực địa lý: Trên thực tế tại BIDV, việc quản lý cấu trúc danh mục cho vay theo khu vực địa lý chưa được chú trọng. Việc thống kê dư nợ theo vùng miền, hoặc thống kê phạm vi cho vay của các chi nhánh trong địa bàn chưa được tiến hành.

2.3.3.3 Nguyên nhân của tồn tại

a. Các nguyên nhân chủ quan từ phía BIDV

Một là, các nhà lãnh đạo ngân hàng chưa có nhận thức đầy đủ về quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại.

Áp dụng phương pháp quản trị thụ động, bộ phận quản lý danh mục chồng chéo về chức năng nhiệm vụ đều bắt nguồn từ việc chưa nhận thức đúng về sự cần thiết cũng như phương pháp quản trị danh mục cho vay thích hợp với hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại. Điều này cũng có thể lý giải bởi lâu nay BIDV chỉ quen quản lý từng giao dịch cho vay, chưa ý thức về quản trị danh mục cho vay. Mặt khác trong bối cảnh nền kinh tế đang có những phát triển khởi sắc, sự tập trung rủi ro trên danh mục cho vay sẽ được che lấp bởi sự tăng trưởng của kinh tế địa phương/khu vực. Lợi nhuận của BIDV gia tăng rất mạnh từ hoạt động cho vay (trong những năm 2006 và 2007) và sự thành công trong ngắn hạn (hoặc ít nhất là chưa thất bại nặng nề) khiến cho BIDV tin tưởng rằng cách quản trị như vậy là hiệu quả. Tuy nhiên, bước vào năm 2008 khi nền kinh tế có biểu hiện suy thoái thì hậu quả xấu của rủi ro tập trung mới bộc lộ rõ ràng. Sự thiếu chủ động trong quản trị danh mục cho vay, ỷ lại chờ đợi tín hiệu từ phía ngân hàng Nhà nước không phải là phương cách đem lại kết quả tốt. Trên thực tế sự can thiệp của ngân hàng Nhà nước nhiều khi chậm trễ, không sát kịp với diễn biến đang xảy ra. Trong bối cảnh đó, nếu ngân hàng nào chủ động

trong chiến lược của mình thì sẽ tránh được những hậu quả phiền phức. Chẳng hạn như thời điểm năm 2007 khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 03/2007/CT- NHNN và sau đó là Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN về giới hạn dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán, nhiều ngân hàng đã rất khó khăn trong việc tuân thủ. Bởi vì trước đó đã tập trung cho vay khá nhiều vào lĩnh vực này, do vậy khi ngân hàng Nhà nước đột ngột siết chặt dư nợ thì nhiều ngân hàng trở nên bị động, lúng túng chống đỡ và không loại trừ khả năng phải thực hiện hành vi mở rộng doanh số một cách vội vàng để tăng dư nợ hoặc là cho vay đảo nợ chuyển đổi mục đích nhằm tránh bị cho là vi phạm.

Hai là, đặt chỉ tiêu lợi nhuận cao trước mắt, thiếu lâu bền, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản trị danh mục cho vay

Danh mục cho vay thiếu đa dạng, tập trung rủi ro trên danh mục được biểu hiện khá rõ. Ngoài nguyên nhân chưa ý thức đầy đủ về sự cần thiết của quản trị danh mục cho vay, chưa có một phương pháp quản trị danh mục phù hợp, ở đây không loại trừ nguyên nhân xuất phát từ xu hướng chạy theo lợi nhuận trước mắt của một số thành viên trong Ban giám đốc và Hội đồng quản trị .

Ba là, những yếu tố cơ sở để áp dụng phương pháp quản trị danh mục chủ động.

Có thể kể đến đầu tiên là công tác phân tích thông tin và dự báo tại Việt Nam nói chung và tại BIDV nói riêng còn yếu kém dẫn đến khó khăn trong việc chủ động thiết kế danh mục cho vay kế hoạch. Phân tích thông tin yếu dẫn đến dự báo kém chuẩn xác là những điểm hạn chế gần như cố hữu của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế bao cấp sang kinh tế mở có tính hội nhập. Hiện nay, việc thu thập thông tin cho quá trình phân tích tín dụng còn có những hạn chế nhất định. Trước hết là khó khăn trong việc thu thập thông tin về các ngành/ lĩnh vực kinh tế để phân tích rủi ro ngành, phục vụ cho quá trình xếp hạng tín dụng nội bộ. Hiện tại, có trung tâm CIC (Credit Information Center) trực thuộc ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin hỗ trợ cho bộ phận tín dụng của các ngân hàng thương mại trong quá trình phân tích tín dụng. Tuy nhiên thông tin do tổ chức này cung cấp thường cập nhật không kịp thời, sơ sài và dưới dạng thông tin “thô” chưa qua xử lý, nên lợi ích đối với BIDV là không cao. Mặt khác chủ yếu là các thông tin chi tiết về khách hàng, tính

tổng hợp và dự báo không có nên không phục vụ cho công tác quản trị danh mục được. Từ những thực tế đó đã gây cản trở cho việc thiết kế một danh mục cho vay hiệu quả ngay từ khi hoạch định chiến lược cho vay. Cũng do công tác dự báo chưa tốt, nên dễ nảy sinh tâm lý “được đến đâu hay đến đó” trong việc thực hiện danh mục cho vay. Bởi lẽ có thể xuất hiện suy nghĩ rằng thông tin chưa chính xác, độ tin cậy không cao nếu xây dựng một danh mục cho vay với các tỷ trọng quá cụ thể sẽ dẫn đến phải liên tục điều chỉnh sau này. Vì vậy việc định hướng chỉ mang tính chất chung chung.

b. Các nguyên nhân khách quan

Một là, những diễn biến khó lường của môi trường kinh tế vĩ mô trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay nói chung và hoạt động quản trị danh mục cho vay nói riêng

Trong khoảng thời gian 5 năm 2006 - 2010, kinh tế Việt Nam trải qua những bước thăng trầm do ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính thế giới cũng như những bất ổn trong nội tại nền kinh tế. Giai đoạn đầu trong hai năm 2006-2007, tiếp tục sự ổn định từ sau năm 2000, nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế dịch chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp. Đặc biệt một số ngành phi sản xuất như kinh doanh bất động sản, chứng khoán .. phát triển rất hưng thịnh. Tuy nhiên sự phát triển quá nóng, thiếu kiểm soát đối với danh mục đầu tư của Nhà nước cũng như danh mục cho vay của BIDV trong giai đoạn này đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể những ngành phi sản xuất/nhạy cảm như chứng khoán, bất động sản, kinh doanh thương mại ... phát triển với tốc độ chóng mặt, chủ yếu dựa vào vốn (do lạm dụng đòn bẩy tài chính cao). Không có số liệu chính thức công bố về tỷ trọng dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản chiếm trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng tại thời kỳ 2006-2007. Tuy nhiên nếu căn cứ vào sự gia tăng dư nợ các ngành bất động sản, chứng khoán với tốc độ cao hơn rất nhiều so với tốc độ gia tăng tổng dư nợ tại, có thể nhận định rằng đây là thời kỳ, danh mục cho vay của BIDV bước đầu chịu ảnh hưởng và xuất hiện rủi ro tập trung rất lớn vào một số ít ngành có tính nhạy cảm với nền kinh tế.

Hai là, môi trường pháp lý với sự hướng dẫn và giám sát của Ngân hàng Nhà nước chưa hỗ trợ tích cực trong việc thực hiện tốt công tác quản trị danh mục cho vay.

Những bất ổn trong nền kinh tế thời kỳ 2006-2007 như đã nêu trên cũng có một phần do sự buông lỏng, thiếu giám sát từ phía ngân hàng Nhà nước. Nếu như trước đó

Một phần của tài liệu 1184 quản lý danh mục cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w