NAM (BIDV)
2.1.1 Sự hình thành và phát triên
Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Từ năm 1981 đến năm 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Từ năm 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) theo Giấy phép số 84/GP-NHNN, ngày 23/04/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam...
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 - 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nư-ớc (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 - nay).
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của BIDV qua các năm
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đã được bố trí theo mô hình sau:
Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức tại BIDV
Trụ sở chính gồm các Ban/ Trung tâm có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng, Hội đồng quản trị của BIDV. Cơ cấu tổ chức của Hội sở chính được phân chia cụ thể như sau:
- Trực thuộc Hội đồng quản trị gồm có Ban Kiểm tra và giám sát, Ban Thư ký HĐQT, Trung tâm nghiên cứu, Ủy ban Công nghệ Thông tin, Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban nhân sự, Ủy ban Chiến lược và tổ chức.
- Trực thuộc Ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng gồm có Hội đồng Alco, Hội đồng tín dụng và các khối như Khối Ngân hàng bán buôn, Khối bán lẻ và mạng lưới, Khối Kinh doanh vốn và tiền tệ, Khối Quản lý rủi ro, Khối Tác nghiệp, Khối Tài chính Ke toán, Khối Hỗ trợ.
Chi nhánh và Sở giao dịch của BIDV hiện có 1 Sở giao dịch và 116 Chi nhánh. Các Chi nhánh và Sở giao dịch của BIDV làm việc trực tiếp với khách hàng, kinh doanh và bán các sản phẩm ngân hàng tới từng khách hàng, tạo nguồn thu cho Ngân hàng. Về cơ cấu tổ chức của Chi nhánh và Sở giao dịch BIDV hiện gồm Ban giám đốc và các khối như Khối Quan hệ khách hàng, Khối Quản lý rủi ro, Khối Tác nghiệp, Khối Quản lý Nội bộ, Khối Trực thuộc.
Các Công ty con gồm Công ty CP Chứng khoán BIDV, Công ty TNHH 1TV Cho thuê Tài chính BIDV, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản BIDV, Tổng công ty CP Bảo hiểm BIDV, Công ty TNHH Quốc tế BIDV tại Hongkong.
Khối đơn vị sự nghiệp và văn phòng đại diện gồm Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trường Đào tạo cán bộ BIDV, Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nang, Văn phòng đại diện tại Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc.
Khối liên doanh gồm Ngân hàng Liên doanh VID Public, Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, Công ty Liên doanh Tháp BIDV, Công ty Liên doanh Quản lý đầu tư BIDV - Vietnam Partners, Ngân hàng Liên doanh Việt Nga.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2013
Ket thúc năm tài chính 2013, tổng tài sản đạt 548.511 tỷ đồng, tăng trưởng 13,1%; nguồn vốn huy động (bao gồm tiền gửi KH, phát hành giấy tờ có giá, các khoản tiền gửi tiền vay được ghi nhận vào nguồn vốn huy động) đạt 419.954 tỷ đồng, tăng 13,3%, mức cao nhất so với huy động vốn 3 năm trước; dư nợ tín dụng (bao gồm cho vay các tổ chức & cá nhân, cho thuê tài chính ngoại ngành, đầu tư trái phiếu DN) tăng 16,2%, tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%, ROA 0,74%, ROE 12,9%, hệ số an toàn vốn CAR duy trì ở mức trên 9%. Bám sát định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng
đầu, hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV năm 2013 đạt mức tăng trưởng tốt, quy mô khách hàng bán lẻ ngày càng lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của hệ thống.
2.1.3.1 Công tác huy động vốn
- Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của BIDV năm 2013 có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 372.389 tỷ, tăng 12,5% ~ 41.273 tỷ so với năm 2012, cao hơn so với tăng trưởng bình quân của toàn hệ thống. Mức tăng trưởng HĐV năm 2013 cao nhất trong vòng 3 năm gần đây. Trong đó: (i) Tiền gửi khách hàng đạt 339.135 tỷ, tăng 11,9% so với 2012; (ii) Phát hành giấy tờ có giá 28.056 tỷ, tăng 18,5% so với 2011.
- Tiền gửi cá nhân có mức tăng trưởng lớn 16% góp phần chuyển dịch cơ cấu huy động vốn, tăng tính ổn định của nền vốn (tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm 60%/tổng tiền gửi khách hàng). Năm 2013, BIDV đã phát hành thành công trái phiếu dài hạn, kỳ hạn 5 năm với khối lượng 3.030 tỷ và đã triển khai nhiều sản phẩm tiền gửi trung dài hạn khác thích ứng nhanh với xu hướng thị trường.
- Để đạt được những kết quả trên, ngay từ đầu năm 2013 toàn hệ thống đã tập trung nguồn lực để đẩy mạnh huy động vốn với các biện pháp cụ thể: (i) Ban hành cơ chế động lực khuyến khích phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối tượng khách hàng; (ii) Đổi mới cơ chế điều hành vốn nội bộ tiệm cận dần với thông lệ chung, phù hợp với điều kiện kinh doanh; (iii) Thiết kế và triển khai các sản phẩm mới tương đối đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng đều có đổi mới về hình thức, cơ cấu giải thưởng.
2.1.3.2 Hoạt động cho vay
- Dư nợ cho vay khách hàng năm 2013 đạt 391.036 tỷ, tăng trưởng 15%, là mức tăng trưởng nằm trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN và phù hợp với nền khách hàng cũng như điều kiện môi trường kinh doanh.
- Tăng trưởng tín dụng được kiểm soát gắn với chất lượng tín dụng, đáp ứng vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, các công trình trọng điểm quốc gia cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn theo chỉ đạo của Chính phủ.
Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Năm2013 So sánh 2013/2012 Số TĐ Số % Số TĐ Số % Tổng giá trị tài sản 405,755 484,785 79,030 19% 548,511 63,726 13% Tổng thu thuần 15,414 16,677 1,263 8% 18,236 1,559 9%
+ Cho vay các lĩnh vực ưu tiên đều có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của hệ thống (cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 41,4%; cho vay tài trợ xuất khẩu 36,5%; cho vay ngành công nghiệp hỗ trợ 31,9%; cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn 108,3%). Bên cạnh đó, BIDV tiếp tục kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ, kiểm soát cho vay lĩnh vực không khuyến khích.
+ Triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, NHNN trong đó nổi bật là các chương trình cho vay hỗ trợ xuất khẩu theo ngành được triển khai có chọn lọc, tập trung ở các ngành hàng chủ lực.
+ Thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ hỗ trợ doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ, NHNN trong đó đặc biệt phải kể đến sản phẩm tài trợ liên kết 4 nhà giữa BIDV với các Chủ đầu tư - Nhà thầu - Nhà cung cấp vật liệu xây dựng để tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản.
- Cơ cấu tín dụng trung dài hạn có xu hướng tăng tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ so với năm 2012. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng vẫn được kiểm soát theo đúng mục tiêu: Do khủng hoảng kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ ngân hàng, làm gia tăng nợ xấu của các ngân hàng. Mặc dù không tránh khỏi những tác động b ất lợi từ môi trường kinh doanh, song BIDV đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để kiểm soát nợ xấu. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu là 1,86%, tỷ lệ nợ nhóm 2 là 6,76% lần lượt giảm đáng kể 1,04% và 3,23% so với năm trước.
2.1.3.3 Các hoạt động tín dụng liên quan
- Thu dịch vụ ròng năm 2013 của BIDV đạt 2.136 tỷ, xấp xỉ mức thực hiện của năm 2012. Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ ghi nhận kết quả tương đối khả quan của các dịch vụ bán lẻ.
- Kết quả một số dịch vụ chính như sau:
+ Dịch vụ bảo lãnh: đạt 787 tỷ, giảm 3,5% so với năm 2012. Đây là dòng sản phẩm có nguồn thu lớn nhất của BIDV, tuy nhiên nhóm khách hàng doanh nghiệp truyền thống, đặc biệt là khách hàng thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, thủy hải sản hiện đang gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ kết quả kinh doanh năm 2013 của dòng sản phẩm này.
+ Dịch vụ thanh toán: Đến 31/12/2013 đạt 787 tỷ, giảm 10% so với năm 2012. Mức giảm sút thu phí dịch vụ thanh toán chủ yếu là từ dịch vụ thanh toán truyền thống (chuyển tiền) - sản phẩm chủ chốt của dòng thanh toán (chiếm tỷ trọng 88%), các sản phẩm thanh toán đặc thù khác (thanh toán song phương, đa phương, thanh toán lương, thu hộ, điều chuyển vốn tự động...) đóng góp còn thấp trong tổng dịch vụ thanh toán.
+ Dịch vụ thẻ: đạt 101 tỷ (số liệu cân đối kế toán), tăng trưởng 43% so với 2012. Cơ cấu phí thu trong dịch vụ thẻ có sự chuyển đổi theo hướng thu phí thanh toán qua POS, thanh toán qua AT M và phí dịch vụ thẻ tín dụng tăng mạnh tỷ trọng trong tổng thu, thể hiện bước cải thiện đáng kể trong việc sử dụng thẻ của khách hàng BIDV. Năm 2013, doanh số thanh toán qua POS đạt 1.208 tỷ, doanh số sử dụng thẻ ATM đạt 1.462 tỷ.
+ Hoạt động kinh doanh ngoại hối: Thu ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2013 đạt 330 tỷ, tăng 5% so với năm 2012. Trong đó: (i) Thu ròng từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay đạt 266 tỷ, tăng 4% so với 2012, (ii) Thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ đạt 64 tỷ, tăng 12% so với 2012.
2.1.3.4 Ket quả hoạt động kinh doanh
Qua hơn 55 năm thành lập và phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã khẳng định thương hiệu, địa vị trên thị trường Ngân hàng, tài chính tiền tệ của Việt Nam, cả trong khu vực và quốc tế.
Bảng 2.3: Ket quả hoạt động kinh doanh của BIDV từ 2011 - 2013
Năm 2011 2012 So sánh 2012/2011 2013 2013/2012So sánh Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số TĐ Số% Số tiền Tỷ trọng Số TĐ Số % Tổng dư nợ toàn BIDV 293,93 7 % 100 339,931 100% 45,994 %16 391,036 100% 51,105 15% Dư nợ đối với Doanh nghiệp nhà nước Trung Ương 20,0 95 % 7 8719,2 % 6 (808) 4%- 19,187 % 6 (100) -1%
- Tổng tài sản đạt 548.511 tỷ, đạt mức tăng trưởng cao 13% so với năm trước, giữ vững vị trí thứ 3 về quy mô tổng tài sản trên thị trường.
- Tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt 372.389 tỷ, tăng 12,5% so với năm trước, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo an toàn thanh khoản của hệ thống.
- Tổng dư nợ cho vay khách hàng trước dự phòng rủi ro đạt 391.036 tỷ, tăng trưởng 15% so với năm trước, nằm trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN gắn với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng theo đúng mục tiêu nợ xấu dưới 3%.
- Năm 2013, tổng thu nhập từ các hoạt động đạt 18.236 tỷ, tăng 9% ~ 1.559 tỷ so với năm trước trong đó một số hoạt động có tốc độ tăng trưởng tốt là: thu lãi (tăng 4%); kinh doanh chứng khoán (tăng 680 tỷ)... Thu dịch vụ đạt 2.136 tỷ, vẫn duy trì vị trí đứng đầu trong ngành ngân hàng về thu dịch vụ ròng.
- Chi phí hoạt động được kiểm soát: Tổng chi phí hoạt động năm 2013 là 7.529 tỷ, chỉ tăng 3,6% so với năm 2012. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập ở mức 40%.
- Trong năm 2013, với bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản hoặc tạm dừng sản xuất dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng. Do đó, BIDV đã phải gia tăng trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả năm 2013, BIDV đã trích DPRR 6.636 tỷ, tăng 18,8% so với năm 2012, lợi nhuận trước thuế đạt 5.311 tỷ, tăng mạnh 23% so với năm 2012; tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) tương ứng năm 2013 lần lượt đạt 0,74% và 12,9%.
- Đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hệ thống, kiểm toán và định hạng tín nhiệm quốc tế: Hệ số CAR luôn duy trì >9% theo yêu cầu của NHNN, các chỉ tiêu an toàn thanh khoản đều đảm bảo đúng quy định.
2.2 THỰC TRẠNG DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.2.1 Đặc trưng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam Việt Nam
2.2.1.1 Tập trung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn của các Tổ chức kinh tế mang tính chất Nhà nước
Do đặc điểm thành lập và sứ mệnh hoạt động của mình, dư nợ đối với các Tổ chức kinh tế mang tính chất Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của BIDV, cụ thể:
Bảng 2.4: Tỷ trọng dư nợ các Tổ chức kinh tế mang tính chất Nhà nước từ năm 2011 - 2013
địa phương Dư nợ đối với Công ty TNHH 35,1 67 12 % 41,7 27 12% 6,560 19 % 40,791 12% (936) -2% Dư nợ đối với Công ty cổ phần Nhà nước 30,9 32 11 % 30,3 52 9 % (580) - 2% 32,212 9 % 1,860 6%
Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số TĐ %Số Số tiền trọngTỷ TĐSố Số %
nhiều nhóm những sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu tài trợ của một bộ phận không nhỏ của nền kinh tế là các Công ty tư nhân, Công ty cổ phần khác.
2.2.1.2 Tập trung nguồn vốn vào các khoản cho vay Trung Dài Hạn
Đặc điểm của các khoản vay trung dài hạn của BIDV
- Tín dụng trung - dài hạn được cấp cho khách hàng nhằm hỗ trợ cho họ trong việc đầu tư, mua sắm, tạo lập tài sản cố định. Do đó, đối tuợng cho vay chủ yếu của ngân hàng thương mại trong hình thức tín dụng này là vốn thiếu hụt tạm thời của các doanh nghiệp.
- Do gắn liền với tài sản cố định và vốn cố định của khách hàng, tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng thương mại thường gắn liền với các dự án đầu tư. Tuy nhiên, với tín dụng trung hạn thường đầu tư theo chiều sâu, trong khi đó tín dụng dài hạn tập trung cho các dự án đầu tư mở rộng.
- Tín dụng trung - dài hạn của ngân hàng thương mại có thời gian hoàn vốn chậm. Nguồn trả tiền vay cho ngân hàng chủ yếu được lấy từ quỹ khấu hao và một phần từ lợi nhuận của chính dự án mang lại. Vì thế, khách hàng chỉ có thể hoàn trả khoản vay có quy mô lớn thành nhiều lần khác nhau - thời hạn cho vay kéo dài trong nhiều năm.
- Tín dụng trung - dài hạn thường có thời gian kéo dài, quy mô tín dụng thường lớn, nguy cơ rủi ro cao vì nền kinh tế quốc gia luôn biến động. Sự biến động