Các quy định liên quan đến quản lý danh mụccho vay

Một phần của tài liệu 1184 quản lý danh mục cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 78)

2.3.1.1 Các quy định của Ngân hàng Nhà nước

a. Các quy định liên quan đến chính sách tín dụng của các TCTD

- Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.

- Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều trong Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

- Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 về việc sửa đổi bổ sung quyết định 127/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.

Các quyết định trên quy định về vấn đề chung về hoạt động tín dụng của các TCTD bao gồm các nguyên tắc, điều kiện cho vay, hồ sơ, quy trình cấp tín dụng và những giới hạn, hạn chế khi cho vay, các yếu tố liên quan như lãi suất, thời hạn, hình thức và mức cho vay.

b. Các quy định về an toàn trong hoạt động tín dụng của các TCTD

- Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 về việc ban hành các Quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.

- Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/08/2010 v/v sửa đổi một số điểm của thông tư 13.

Các quyết định trên quy định về việc các tổ chức tín dụng phải xây dựng chính sách nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan, các giới hạn tín dụng áp dụng đới với một khách hàng và một nhóm khách hàng liên quan, bao gồm:

+ Các giới hạn tín dụng áp dụng đốii với một khách hàng và một nhóm khách hàng liên quan.

+ Hạn mức, tỷ lệ cho vay, tối đa đa trong tổng dư nợ tín dụng đối với một ngành nghề kinh tế hoặc một khu vực kinh tế.

+ Chiến lược đa dạng hóa dnah mục tài sản và cách thức theo dõi đối với các khoản cho vay.

c. Các quy định liên quan đến công tác quản lý rủi ro của các TCTD

- Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.\

- Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Những quy định nêu trên, trong đó đặc biệt là Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về vấn đề phân loại nợ theo 02 phương pháp định tính (sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ) và phương pháp định lượng (Căn cứ theo tuổi nợ, số lần cơ cấu). Tuy nhiên, theo thông tư 02/2013/TT-NHNN sẽ có hiệu lực vào 01/06/2014, trong trường hợp hai phương pháp đưa ra hai kết quả phân nhóm khác nhau thì phải sử dụng kết quả phân nhóm theo phương pháp định lượng.

2.3.1.2 Các quy định của BIDV về quản lý danh mục cho vay Những văn bản của BIDV về quản lý danh mục cho vay:

- Quyết định số 113 8/QĐ-HĐQT ngày 11/11/2011 v/v Ban hành Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây là văn bản cao nhất của BIDV do Hội đồng quản trị ban hành với

những quy định chung nhất về hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV.

- Quyết định số 8598/QĐ-BNC ngày 20/10/2006 v/v Ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đây là văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể cách thực hiện, các thao tác đối với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, làm tiền đề cơ sở cho việc quản trị danh mục cho vay sau này.

- Quy định số 379/QĐ-QLTD ngày 24/1/2013 về Trình tự thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Đây là văn bản quy định chung của BIDV nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, phòng ngừa, hạn chế rủi ro.

- Các văn bản, quy định khác của BIDV về các sản phẩm cấp tín dụng đối với các khách hàng cá nhân như sản phẩm cho vay mua nhà ở, cho vay mua ô tô, thấu chi, thẻ tín dụng ...

Các văn bản trên đã quy định một số điểm cơ bản:

- Đưa ra quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, xây dựng dữ liệu làm cơ sở cho hoạt động quản lý danh mục cho vay.

- Đưa ra tiêu chí các ngành nghề kinh tế trong quản lý danh mục cho vay. - Đưa ra quy định, phương thức, thời gian về công tác báo cáo về danh mục cho vay của từng chi nhánh tới hội sở chính.

2.3.2 Thực trạng quản lý danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triên Việt Nam Phát triên Việt Nam

a. về mức độ phân tán rủi ro

Rủi ro danh mục cho vay là tập hợp những rủi ro của từng khoản vay riêng lẻ. Thông thường mức độ phân tán rủi ro của danh mục cho vay phụ thuộc vào mức độ đa dạng của danh mục, theo số liệu trong các bảng 2.3, bảng 2.4, bảng 2.5, bảng 2.6, bảng 2.7; mức đo rủi ro trong danh mục cho vay của BIDV chưa được đa dạng hóa;

- Tỷ trọng tài trợ các khoản vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng lớn.

- Những ngành nghề tài trợ không đa dạng, chủ yếu tập trung vào 05 ngành chính.

Bất động sản 309,808 56 %

Động sản 84,25

8 15%

Theo điều 7, Quyết định số 493/NHNN, BIDV đã thực hiện xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, trình ngân hàng nhà nước và được phê duyệt. Theo đó, hiện tại công tác phân nhóm nợ được tính theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cụ thể về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV được xây dựng để chấm điểm và xếp hạng cho các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, dự án, cá nhân/hộ kinh doanh và định chế tài chính.

- Đối với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp, căn cứ vào quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh số năm hoạt động... Hệ thống sẽ có từng bộ chỉ tiêu riêng để chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp.

- Đối với đối tượng là cá nhân/hộ kinh doanh, căn cứ vào mục đích vay vốn của cá nhân hoặc Hộ kinh doanh, hệ thống sẽ thực hiện chấm điểm khách hàng.

- Đối với đối tượng là dự án (doanh nghiệp thành lập mới vay vốn trung dài hạn thực hiện đầu tư dự án tại BIDV): Đây là nhóm đối tượng mà BIDV xây dựng riêng để phù hợp với đặc thù tín dụng của BIDV. Đối với nhóm này, căn cứ vào ngành hoạt động của dự án và tình hình thực tế triển khai dự án, Hệ thống sẽ thực hiện chấm điểm dự án.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ trợ giúp BIDV đánh giá chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng, xác định một cách hợp lý, chính xác nhất tổn thất tín dụng theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế, phân tích được rủi ro và lợi nhuận của các dòng sản phẩm. Theo đó, BIDV sẽ quản trị một cách hiệu quả và toàn diện chất lượng tín dụng trên diện rộng, đồng thời các báo cáo Quản trị từ Hệ thống sẽ giúp BIDV đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp nhất trong từng giai đoạn.

- Mặt khác, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp BIDV rút ngắn thời gian thẩm định và phê duyệt khoản vay, tạo điều kiện cho khách hàng kịp thời tiếp cận được các cơ hội kinh doanh và tiến dần đến các thông lệ quốc tế trong việc xếp hạng tín nhiệm.

c. về mức độ đảm bảo an toàn trong cho vay

Trong cơ cấu TSBĐ của BIDV năm 2013, tỷ trọng các loại TSBĐ cho các khoản vay tương đối đa dạng với mức độ thanh khoản tốt:

Bảng 2.9: Cấu trúc danh mục tài sản bảo đảm năm 2013

3 %

Bên cạnh việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, BIDV cũng có những bộ phận để thực hiện công tác quản trị danh mục cho vay là Ban Quản lý rủi ro Tín dụng và Ban Quản lý Tín dụng. Với chức năng được quy định tương đối rõ ràng:

- Ban Quản lý Tín dụng: thực hiện chức năng giám sát danh mục tín dụng, đề xuất phương án và thực hiện các biện pháp xử lý nợ đối với các khoản nợ có vấn đề và các khoản nợ xấu tại các đơn vị trong toàn hệ thống.

- Ban Quản trị rủi ro: thực hiện chức năng giúp việc cho Ban lãnh đạo BIDV trong công tác quản trị rủi ro, thẩm định, phê duyệt các khoản cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu 1184 quản lý danh mục cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w