Định hướng hoàn thiện quản lý danh mụccho vay

Một phần của tài liệu 1184 quản lý danh mục cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 89)

Quản trị danh mục cho vay là một trong các phương thức quản trị hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại. Theo đó đối tượng của quản trị danh mục cho vay không phải là từng khoản cho vay mà là cơ cấu và tỷ trọng của từng loại cho vay

trong tổng thể danh mục. Điều này giúp cho Ngân hàng thương mại kiểm soát được rủi ro tập trung, từ đó giảm thiểu tổn thất trên danh mục cho vay, tối đa hóa lợi nhuận ở góc độ toàn danh mục. Vì vậy, hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay của các Ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng là nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn hiện nay:

Một là, đôi mới quan điêm/nhận thức về quản trị danh mục hiện đại.

Đây là nhân tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định cho quá trình hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay. Do lâu nay BIDV chỉ quen quản trị từng giao dịch cho vay, thụ động trong quản trị danh mục, vì vậy cần phải thay đổi quan điểm hiện nay để hướng tới phương pháp quản trị danh mục cho vay chủ động phù hợp với nền kinh tế hiện đại.

Hai là, hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay bao gồm các nội dung cụ thê đó là hoạch định, tô chức thực hiện, giám sát và điều chỉnh danh mục cho vay.

Đây là các nội dung/các bước trong tiến trình thực hiện hoạt động quản trị danh mục cho vay. Giữa các bước trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, bước trước tạo tiền đề thực hiện cho bước sau và bước sau thực hiện trên kết quả của bước trước đó. Tất cả được ví như các mắt xích trong một dây chuyền. Vì vậy để thực hiện thành công hoạt động quản trị danh mục cho vay, đòi hỏi BIDV phải đồng thời hoàn thiện tất cả các nội dung nêu trên.

Ba là hoàn thiện các yếu tố là cơ sở cho việc thực hiện phương pháp quản trị danh mục chủ động.

Quản trị danh mục hiện đại được xây dựng trên nền móng nhiều yếu tố về kỹ thuật, pháp lý và xã hội, nên muốn quá trình hoàn thiện đạt hiệu quả tốt, cần phải hội đủ các yếu tố cơ sở cho nó. Chẳng hạn hệ thống thông tin dự báo, hệ thống xếp hạng tín dụng nội b ộ, các phần mềm kỹ thuật để xây dựng mô hình định lượng, hệ thống dữ liệu lưu trữ trong nhiều năm liền, mô hình tổ chức phù hợp, hiệu quả cao, hệ thống giám sát chặt chẽ, cũng như một thị trường tài chính năng động với các công cụ sinh đa dạng hoạt động hiệu quả.

Bốn là, hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay phải kết hợp chặt chẽ với hoàn thiện quản trị giao dịch cho vay.

Quản trị giao dịch cho vay và quản trị danh mục cho vay là hai phương thức được sử dụng trong quản trị hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại. Chúng được ví như hai chân trên cùng một cơ thể, vì vậy nhất thiết phải được thực hiện đồng thời, gắn kết với nhau để cùng hỗ trợ cho nhau. Nếu quản trị giao dịch cho vay tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản trị danh mục cho vay và ngược lại nếu quản trị giao dịch không tốt sẽ cản trở cho việc hoàn thành quản trị danh mục cho vay.

Năm là, hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay phải đồng thời với hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực.

Bất cứ hoạt động nào muốn thành công cũng phải có yếu tố con người tác động chính và hoạt động quản trị danh mục cho vay cũng không ngoại lệ. Muốn quản trị danh mục cho vay thành công, phải có đội ngũ các nhà quản trị tâm huyết, có tầm nhìn tốt, đội ngũ nhân viên am hiểu các kỹ thuật hiện đại, chuyên nghiệp, đủ khả năng thực hiện ý đồ của nhà quản trị, có đạo đức nghề nghiệp... Có thể nói hoạt động quản trị danh mục cho vay luôn phải có sự kết hợp với việc hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực tại mỗi ngân hàng mới đảm bảo thành công được.

Một phần của tài liệu 1184 quản lý danh mục cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 89)