Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 1195 quản lý rủi ro thẻ tại NHTM CP đại chúng việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

- Sự phát triển khoa học công nghệ

Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. Khoa học càng phát triển, tính bảo mật của sản phẩm thẻ càng được nâng cao, thẻ càng khó làm giả hơn; Tuy nhiên cũng kéo theo sự xuất hiện của nhiều phương tiện, máy móc, thủ đoạn skimming thẻ hiện đại hơn, tinh vi hơn. Cuộc chiến giữa quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm thẻ mới đồng thời với quá trình nghiên cứu thủ đoạn ăn cắp làm thẻ giả của các tổ chức tội phạm thẻ là cuộc chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, không ngừng nghỉ có tác động rất lớn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng.

- Các chủ trương, chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động thẻ

Các chính sách, quy định của Ngân hàng nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh thẻ không chỉ tác động đến sự phát triển của thị trường thẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý rủi ro thẻ. Các quy định cập nhật càng rõ ràng, chặt chẽ phù hợp với điều kiện thực tế càng hạn chế được rủi ro trong

quá trình kinh doanh thẻ của ngân hàng. - Môi trường pháp lý

Hoạt động kinh doanh luôn chịu sự tác động của ba yếu tố để tạo thành môi trường pháp lý đó là hệ thống luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực thi và sự chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh và các ngành có liên quan. Việc xác lập một khuôn khổ pháp luật đồng bộ, nhất quán điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường được xem như là điều kiện kiên quyết đảm bảo thị trường hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng có hiệu quả [3].

- Chính sách của Nhà nước

Chính phủ sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ... nhằm giảm bớt những dao động của chu kỳ kinh doanh trong mỗi thời kỳ. Tuy nhiên qua nghiên cứu phân tích và thực tế cho thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế vĩ mô đều dẫn đến sự thay đổi của lãi suất, điều kiện mở rộng hay thu hẹp của tín dụng... Một đất nước mà các chính sách kinh tế thường xuyên thay đổi, khó dự đoán sẽ gây tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Thói quen sử dụng thẻ trong nền kinh tế

Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, ra đời và phát triển cùng với quá trình hiện đại hoá và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Nếu như tiền mặt và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác như séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, chuyển tiền ... đã ra đời và được công chúng sử dụng trong một thời gian dài thì thẻ ngân hàng mới chính thức được chấp nhận rộng rãi trên thế giới trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây. Giống như bất kỳ một sản phẩm

mới ra đời, người tiêu dùng đều cần có thời gian tìm hiểu, làm quen và học cách sử dụng chúng. Chính vì vậy trong thời gian đầu, chủ thẻ không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ trong việc sử dụng thẻ, không thể ngay lập tức biết cách sử dụng, bảo quản thẻ an toàn. Nhiều khi khách hàng không thực sự chú ý đến những hướng dẫn sử dụng ban đầu, những khuyến cáo của ngân hàng đối với khách hàng khi sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ. Bên cạnh đó, chủ thẻ, các ĐVCNT và bản thân NHPH, NHTT thẻ và các TCTQT cũng chưa nhận thức được hoàn toàn các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh thẻ. Chỉ có qua thực tế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ thì mới dần dần đúc kết những kinh nghiệm, những bài học trong quá trình sử dụng thẻ. Ở đây, NHPH, NHTT giữ vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, khuyến cáo và hướng dẫn cách sử dụng thẻ thanh toán an toàn cho các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh, sử dụng thẻ. Ở các quốc gia phát triển nơi thẻ ngân hàng đã được sử dụng rộng rãi, rủi ro trong quá trình sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ sẽ thấp hơn các quốc gia mới bắt đầu làm quen và phát triển phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt này.

Thẻ ngân hàng chính thức có mặt ở Việt Nam từ đầu những năm 90 nhưng chỉ thực sự thu hút được sự quan tâm của khách hàng trong vòng 05 năm trở lại đây. Là nền kinh tế còn ưa chuộng tiền mặt nên giống như các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác, thẻ thanh toán mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp và giới hạn trong một số tầng lớp dân cư nhất định. Và ngay cả trong số đó không phải tất cả các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh, sử dụng thẻ đều có sự hiểu biết về thẻ mà nhiều khi khách hàng sử dụng thẻ, chấp nhận thẻ vì điều kiện bắt buộc. Sinh viên đi du học phải có thẻ tín dụng để chứng minh năng lực tài chính của mình với các tổ chức đào tạo, công nhân các khu công nghiệp, người đi làm cho các doanh nghiệp trong nước, các công ty nước ngoài được phát hành thẻ

để nhận lương hàng tháng. Các khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu, các nhà cung cấp dịch vụ cho khách chấp nhận thanh toán thẻ vì khách hàng của họ không có tiền mặt để thanh toán. Chính những nhận thức không đầy đủ, chính xác đó dẫn đến thái độ thờ ơ, sự quan tâm không đúng mức với những quy định, những khuyến cáo cần thiết trong quá trình sử dụng thẻ dẫn đến rủi ro mà bản thân họ phải gánh chịu tổn thất. Chỉ khi mọi người có được nhận thức đầy đủ, chính xác về thẻ và thẻ thanh toán được chấp nhận với tư cách là một phương tiện thanh toán rộng rãi trong nền kinh tế thì mới hạn chế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại thị trường trong nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại, theo đó đưa ra các khái niệm về thẻ, khái niệm về rủi ro, các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ, khái niệm và nội dung về quản lý rủi ro thẻ tại Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại.

Dựa trên cơ sở lý luận chương 1, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng quản lý rủi ro thẻ trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO THẺ TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

PVcomBank tiền thân là Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) được thành lập theo Quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/9/2013 của Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank). PVcomBank có t ổng tài sản đạt 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%) và cổ đông chiến lược Morgan Stanley (6,7%), quy mô ho ạt động tại 30 chi nhánh, 108 điểm giao dịch và quỹ tiết kiệm tại các tỉnh thành trọng điểm của cả nước...

Các hoạt động của ngân hàng bao gồm:

- Hoạt động huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

- Cấp tín dụng dưới các hình thức: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế.

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. - Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán: Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín

dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế.

- Vay vốn Ngân hàng Nhà nuớc duới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam và huớng dẫn của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam.

- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nuớc và nuớc ngoài theo quy định của pháp luật và huớng dẫn của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam.

- Mở tài khoản: mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nuớc và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số du bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc; Mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác; Mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán ở nuớc ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

- Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán: Tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia; Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế.

- Góp vốn mua cổ phần theo quy định của pháp luật và huớng dẫn của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam.

- Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng.

- Tu vấn tài chính doanh nghiệp, tu vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tu vấn đầu tu.

- Mua, bán Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Đặc điểm

Thẻ ghi nợ nội địa (PVcomBank)

- Rút tiên mặt trên toàn bộ hệ thống ATM trên cả nước. - Thực hiện các giao dịch khác như chuyển khoản trong hệ thống, ngoài hệ thống, đổi PIN, truy vấn số dư, in sao kê giao dịch tại ATM PVcomBank.

- An toàn, tiện lợi khi thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ trong lãnh thổ Việt Nam.

- Hưởng lãi suất không kỳ hạn đối với số dư trên tài khoản. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức PVcomBank

(Nguồn: PVcomBank)

Trong đó, mô hình tổ chức của PVcomBank được tổ chức theo mô hình của NHTM cổ phần với cơ cấu đơn vị/ phòng ban, cụ thể như sau:

- Cơ quan cao nhất là ĐHĐCĐ. ĐHĐCĐ bầu ra HĐQT để thay mặt ĐHĐCĐ quản lý tổ chức với các Ủy ban, VP HĐQT để giúp việc cho HĐQT. ĐHĐCĐ bầu ra BKS để kiểm soát hoạt động của HĐQT và tổ chức.

- Tổng giám đốc được HĐQT chỉ định và được HĐQT phân quyền, ủy quyền điều hành, quản trị hoạt động hàng ngày của tổ chức. Dưới TGĐ là các Khối, trong Khối có các Ban, trong Ban có Trung tâm/Phòng. TGĐ chỉ định các Phó TGĐ khác nhau phụ trách các Khối, và phân quyền, ủy quyền cho các Phụ trách Khối điều hành, quản trị hoạt động của từng Khối trong hạn mức nhất định.

- Các công ty trực thuộc là các công ty thuộc PVFC trước đây và các công ty của WTB và sau hợp nhất, các đơn vị này được quản lý bởi Khối Đầu tư, bao gồm:

+ Các công ty trước đây là CTTT của PVFC: Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí; Công ty Cổ phần Dầu khí An Thịnh; Công ty Cổ phần Mỹ Khê Việt Nam; Công ty Cổ phần Quản lý và khai tác tài sản Việt Nam (VNAssets); Công ty C ổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí (PVFCCapital) với tỷ lệ vốn góp và NĐD của PVcomBank tương tự như PVFC trước đây.

+ Công ty trước đây là CTTT của WTB: Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western-AMC), là đơn vị do WTB thành lập, có người đại diện là HĐTV, Ban Giám đốc.

2.2. GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM

2.2.1. Sản phẩm thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ChúngViệt Nam Việt Nam

Hiện nay sản phẩm thẻ của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam có 2 dòng sản phẩm chính là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng quốc tế:

Bảng 2.1. Danh mục sản phẩm thẻ của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

Thẻ ghi nợ nội địa phát hành nhanh (PVcard)

- Nhận thẻ, kích hoạt và sử dụng ngay khi cung câp đủ hô sơ phát hành thẻ.

- Miễn phí rút tiền mặt tại toàn bộ hệ thống ATM PVcomBank trên cả nước.

- Rút tiền mặt trên toàn bộ hệ thống ATM trên cả nước.

- Thực hiện các giao dịch khác như chuyển khoản trong hệ thống, ngoài hệ thống, đổi PIN, truy vân số dư, in sao kê giao dịch tại ATM PVcomBank.

- An toàn, tiện lợi khi thanh toán tại các điểm châp nhận thẻ trong lãnh thổ Việt Nam.

- Hưởng lãi suât không kỳ hạn đối với số dư trên tài khoản. Tận hưởng tiện ích qua các kênh giao dịch trực tuyến như SMS banking, Internet banking, mua hàng trực tuyến.

Thẻ tín dụng Quốc tế (PVcomBank

MasterCard Platinum)

- Thẻ tín dụng CHIP đạt chuân EMV với độ an toàn bảo mật cao.

- Miễn phí phát hành thẻ.

- Miễn phí thường niên năm đầu. - Miễn lãi lên tới 55 ngày.

- Hạn mức thẻ đến không giới hạn.

- Lựa chọn ngày sao kê linh hoạt phù hợp với nhu cầu của Khách hàng: ngày 5, 15 hoặc 25 hàng tháng.

- Dễ dàng kiểm soát thẻ tín dụng của Quý khách thông qua tính năng Quản lý thẻ trên ứng dụng di động PVcomBank Plentii. - Tận hưởng chương trình PVcomBank Plentii ưu đãi tới 50% tại nhiều nhà hàng, khách sạn, sân Golf, trung tâm giáo

xét hạng Bông sen vàng.

- Đăng ký trả góp giao dịch thẻ tại các đơn vị đối tác của PVcomBank. Thẻ tín dụng Quốc tế (PVcomBank MasterCard Gold)

- Thẻ tín dụng CHIP đạt chuẩn EMV với độ an toàn bảo mật cao.

- Miễn phí phát hành thẻ.

- Miễn phí thường niên năm đầu. - Miễn lãi lên tới 45 ngày.

- Hạn mức thẻ từ 50 - 150 triệu đồng.

- Lựa chọn ngày sao kê linh hoạt phù hợp với nhu cầu của Khách hàng: ngày 5, 15 hoặc 25 hàng tháng.

- Dễ dàng kiểm soát thẻ tín dụng của Quý khách thông qua tính năng Quản lý thẻ trên ứng dụng di động PVcomBank Plentii. - Tận hưởng chương trình PVcomBank Plentii ưu đãi tới 50% tại nhiều nhà hàng, khách sạn, sân Golf, trung tâm giáo dục. hàng đầu.

- Đăng ký tích điểm của VINID; Tích điểm dặm thưởng, dặm xét hạng Bông sen vàng.

- Đăng ký trả góp giao dịch thẻ tại các đơn vị đối tác của PVcomBank. Thẻ tín dụng Quốc tế (PVcomBank MasterCard Smart)

- Thẻ tín dụng CHIP đạt chuẩn EMV với độ an toàn bảo mật cao.

- Miễn phí phát hành thẻ.

- Miễn phí thường niên năm đầu. - Miễn lãi lên tới 45 ngày.

Khách hàng: ngày 5, 15 hoặc 25 hàng tháng.

- Dễ dàng kiểm soát thẻ tín dụng của Quý khách thông qua tính năng Quản lý thẻ trên ứng dụng di động PVcomBank Plentii. - Tận hưởng chương trình PVcomBank Plentii ưu đãi tới 50% tại nhiều nhà hàng, khách sạn, sân Golf, trung tâm giáo dục... hàng đầu.

- Đăng ký tích điểm của VINID.

- Đăng ký trả góp giao dịch thẻ tại các đơn vị đối tác của PVcomBank.

chưa thực sự đa dạng, nếu như các ngân hàng khác có thẻ liên kết sinh viên,

Một phần của tài liệu 1195 quản lý rủi ro thẻ tại NHTM CP đại chúng việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w