Bài học kinh nghiệm triển khai quản trị rủi ro hoạt động theo Basel

Một phần của tài liệu 1229 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 46)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.2 Bài học kinh nghiệm triển khai quản trị rủi ro hoạt động theo Basel

II tại

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân độiViệc triển khai và áp dụng Basel II tại Việt Nam mới chỉ ở những bước đi

ban đầu. Các NHTMCP tại Việt Nam cần học hỏi từ những thành công cũng như thất bại của các ngân hàng nước ngoài để tự xây dựng cho mình khung quản trị rủi

30

ro có hiệu quả, phù hợp với ngân hàng. Một số bài học cơ bản mà mọi ngân hàng cần nắm vững được tổng kết như sau:

Thứ nhất, xây dựng văn hóa quản trị rủi ro thông qua đào tạo và tự đào tạo. Mỗi cán bộ công nhân viên đều phải năm bắt được những dấu hiệu rủi ro chính và ý thức rõ ràng về trách nhiệm của mình trong QTRRHĐ.

Thứ hai, xây dựng và kiện toàn chiến lược QTRRHĐ đảm bảo phù hợp với quy mô, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, đảm bảo mô tả rõ ràng các dấu hiệu nhận biết rủi ro; xác định trách nhiệm của các bộ phận/quy trình có liên quan và đưa ra biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.

Thứ ba, liên quan đến cơ cấu tổ chức QTRRHĐ, bộ phận quản trị rủi ro phải hoạt động một cách độc lập, tách biệt giữa bộ phận tạo rủi ro và bộ phận giám sát rủi ro. Song song với đó, tất cả các nhân viên trong ngân hàng cần có ý thức hiểu biết và tự chủ động trong việc nhận diện rủi ro phát sinh trong từng sản phẩm, nghiệp vụ của ngân hàng, đặc biệt là đối với nhân viên kinh doanh -bộ phận trực tiếp tạo ra rủi ro, nâng cao tinh thần tự đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.

Thứ tư, xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất về rủi ro hoạt động và sử dụng hệ thống quy trình công nghệ hiện đại trong ghi chép, phân tích và xử lý rủi ro hoạt động. Các NHTM dưới sự điều hành của NHNN nên tích cực tham gia trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong lĩnh vực QTRRHĐ, góp phần ổn định hệ thống ngân hàng nói chung tại Việt Nam.

Cuối cùng là xây dựng các kịch bản rủi ro để sẵn sàng đối phó , đưa ra kế hoạch khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra (các rủi ro như bảo lũ, hỏa hoạn, thiên tai,...). Một số giải pháp cơ bản để khắc phục rủi ro có thể là: công nhận rủi ro hiện hữu, mua bảo hiểm rủi ro, loại trừ rủi ro bằng cách cắt giảm các HĐKD;...Những biện pháp này cần được nghiên cứu, ứng dụng trong từng trường hợp cụ thể cho phù hợp với tình hình thị trường chung cũng như định hướng phát triển của ngân hàng.

31

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Toàn bộ chương 1 đã trình bày tổng quan về quản trị rủi ro hoạt động trong hoạt động ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại. Thực tiễn cho thấy, vấn đề quản trị rủi ro hoạt động đang ngày càng được chú trọng nhiều hơn bởi tính phức tạp, khó đo lường của nó. Chương 2 tiếp theo đây sẽ trình bày thực tiễn công tác quản trị rủi ro hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trên cơ sở lý thuyết nêu trên.

KIIOIHCUOH

IIINih KlHll CCAHll

32

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu 1229 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w