Hệ thống văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước trong công tác quản

Một phần của tài liệu 1229 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 70)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1 Hệ thống văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước trong công tác quản

Quân Đội

2.2.1 Hệ thống văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước trong công tác quảntrị rủi ro hoạt động trị rủi ro hoạt động

Hiện nay, liên quan đến công tác quản trị rủi ro hoạt động, hệ thống ngân hàng đang thực hiện theo một số văn bản sau:

a) Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 “Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Quy định này yêu cầu các Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về: “Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro ≥ 8%; Cơ cấu tổ chức và kiểm toán nội bộ về quản lý tỷ lệ an toàn vốn; Đầy đủ về dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin”.

b) Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền” và Thông tư số 35/2013/TT-NHNN về việc “Hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền”.

c) Nghị quyết số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/07/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về “Quy định các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử”. Quy định này có nguyên tắc chung:

53

“Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm về an toàn hiệu quả của hoạt động ngân hàng điện tử; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Tổ chức tín dụng, Khách hàng, lợi ích chung của Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Để quản lý một cách có hiệu quả những rủi ro phát sinh trong hoạt động ngân hàng điện tử, tổ chức tín dụng cần:

- Nhận định các rủi ro có thể phát sinh từ những hoạt động ngân hàng điện tử hiện đang thực hiện hoặc dự kiến triển khai;

- Phân tích và xác định các tác động và hậu quả có thể phát sinh khi rủi ro xảy ra;

- Phân nhóm các loại rủi ro; xác định phương hướng và biện pháp phòng ngừa rủi ro, đặc biệt lưu ý đến quản lý an ninh mạng và bảo vệ thông tin; xác định mức tổn thất tối đa có thể chấp nhận được trong trường hợp xảy ra rủi ro; không triển khai các loại hình hoạt động ngân hàng điện tử đòi hỏi những biện pháp phòng ngừa rủi ro vượt ngoài khả năng hiện có;

- Thường xuyên đánh giá, kiểm tra kết quả và hiệu quả của công tác quản lý rủi ro; kiểm toán và cập nhật quy trình quản lý rủi ro.”

d) Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc “Ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ tổ chức tín dụng” và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc “Ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng”

Hai quy chế 36/2006/QĐ-NHNN và 37/2006/QĐ-NHNN ra đời cho thấy sự thay đổi tiến bộ hơn trong công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán so với trước đây, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tự xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ có mục tiêu, kế hoạch hoạt động rõ ràng, đảm bảo việc kiểm tra kiểm soát phải sao sát đến từng bộ phận, từng nghiệp vụ và mang tính chất thường xuyên, liên tục.

Chức năng kinh Chức năng quản Chức năng Chức năng năngChức Chức năng Chức năng Chức năng Kiểm toán doanh/vận hành/hỗ trợ trị nhân sự quản trị CNTT kiểm tra KSNB

QTRR tuân thủ thanh tra kiểm soát tài chính

nội bộ

54

- Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về “Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”

Một phần của tài liệu 1229 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 70)