6. Kết cấu của luận văn
2.2 Thực trạng rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
2.2.1 Thực trạng rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần QuânĐội Đội
qua số liệu sai/lỗi
Thực trạng rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội được thể hiện thông qua báo cáo lỗi tuân thủ, cụ thể như sau:
41
Biểu đồ 2.5: Tổng hợp sai lỗi một số nghiệp vụ toàn hệ thống từ năm 2017 - 2019 ’
7 Tài trợ thương mại 4 0.21% 3 0.17% 1 %0.06
II Nghiệp vụ hỗ trợ 836 19.19% 132 18.24% 290 18.03%
1 Ke toán, hậu kiểm 716 8.71% 213 7.50% 126 %7.84 2 Kho quỹ______________ 92 4.80% 115 6.53% 98 6.09
%
3 Công nghệ thông tin 29 1.51% 28 1.59% 27 1.68
% 4 Nhân sự______________ 25 1.30% 23 1.31% 19 1.18
% 5 Tài chính, quản lý tàisản và XDCB 4 0.21% 3 0.17% 3 %0.19 6 Quản trị rủi ro hoạtđộng, rủi ro thị trường 49 2.55% 18 1.02% 15 %0.93 7 Kiểm tra kiểm soát nộibộ 2 0.10% 2 0.11% 2 %0.12
42
Biểu đồ 2.6: Tổng hợp sai lỗi một số nghiệp vụ toàn hệ thống
■ Tín dụng bảo lãnh ■ Thẻ ■ Chuyển tiền ■ Tiền gửi ■ Kinh doanh
(Nguồn: Báo cáo lỗi tuân thủ qua các năm 2017-2019 của MB)
Năm 2017, hệ thống ghi nhận 1918 lỗi, con số này giảm còn 1760 lỗi năm 2018 và 1608 lỗi năm 2019. Giai đoạn 2017 trở về trước là giai đoạn có số lỗi tăng cao hơn so với giai đoạn trước do trong những năm này MB chuyển đổi mô hình vận hành từ phân quyền cho Chi nhánh thành phê duyệt tập trung tại Hội sở đối với mọi mặt nhất là đối với hoạt động Tín dụng bảo lãnh. Việc gia tăng chốt kiểm soát và tách biệt thêm bộ phận hỗ trợ tín dụng tại Hội sở đã góp phần đáng kể vào việc rà soát lại toàn bộ các hoạt động liên quan đến cấp tín dụng (bao gồm kiểm soát điều kiện cấp tín dụng, các điều kiện sử dụng hạn mức, kiểm tra tuân thủ trong quá trình nhận và quản lý tài sản bảo đảm,....). Bên cạnh đó là quy định chặt chẽ hơn về thẩm quyền phê duyệt đối với từng sản phẩm, từng khách hàng cụ thể theo quy mô, tính chất giao dịch. Trong giai đoạn này, hoạt động Tín dụng bảo lãnh vẫn là nghiệp vụ có tỷ lệ sai/lỗi lớn nhất (luôn chiếm khoản 50% số sai lỗi nghiệp vụ của toàn hệ thống). Những sai/lỗi liên quan đến hoạt động Tín dụng bảo lãnh bao gồm những lỗi như lỗi Lưu hồ sơ; Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm sau cho vay; Thiếu hồ sơ giải ngân; Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay; Chấm điểm xếp hạng tín dụng; Thẩm định tư cách pháp lý khách hàng;... Do sự áp lực về
43
thời gian từ phía khách hàng, thông thường nghiệp vụ tín dụng còn mắc nhiều sai sót về mặt bàn giao hồ sơ, kiểm tra sử dụng vốn sau cho vay. Hồ sơ giải ngân đôi lúc còn thiếu chứng từ theo checklist, hình thức hồ sơ chưa phù hợp, thất lạc chứng từ gốc của khách hàng. Việc tác nghiệp hệ thống còn sơ suất, tồn tại rất nhiều sai lệch so với hồ sơ giấy so với hệ thống T24. Sai sót đối với hồ sơ Tài sản bảo đảm thường là thiếu kiểm tra tài sản theo định kỳ, thiếu căn cứ định giá theo giá trị thị trường, thiếu định giá lại định kỳ, bảo hiểm hết hạn,.... Một số mục lỗi mắc phải khác tuy tần suất ít, nhưng mức độ tiềm ẩn rủi ro có thể khá cao. Tuy nhiên xu hướng giảm dần qua các năm của số sai/lỗi phần nào đã cho thấy những ảnh hưởng tích cực của việc tăng cường quản trị rủi ro hướng tới đạt chuẩn Basel II, phù hợp với khẩu vị rủi ro trong từng thời kỳ của ngân hàng.
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng sai lỗi một số nghiệp vụ toàn hệ thống năm 2019
(Nguồn: Báo cáo lỗi tuân thủ qua các năm 2017-2019 của MB)
Bên cạnh nghiệp vụ Tín dụng bảo lãnh, Nghiệp vụ kế toán cũng có tỷ lệ sai/lỗi xếp thứ hai, chiếm tỷ trọng lớn về lỗi, sai sót là nghiệp vụ Huy động vốn, Thanh toán chuyển tiền. Những sai sót thường gặp trong nghiệp vụ kế toán bao gồm: hạch toán nhầm tài khoản quy định; gõ sai số; nhập sai gốc, lãi,... Một sai sót
44
khác thường gặp là lưu thiếu chứng từ do in thiếu, in sót chứng từ, thiếu bảng kê tiền hoặc có chứng từ nhưng thiếu chữ ký giao dịch viên/kiểm soát viên. Đối với công tác Tiền tệ - Kho quỹ, sai sót xảy ra trong việc hạch toán tiền thừa/ thiếu chưa rõ nguyên nhân sai quy định, thiếu sót trong quản lý tài sản, hạch toán tiếp quỹ ATM chưa chính xác, hệ thống kho quỹ chưa đáp ứng tiêu chuẩn, mất ấn chỉ quan trọng,....
* Ma trận rủi ro hoạt động từng nghiệp vụ
Năm 2019, MB ghi nhận 13 lỗi ở mức báo động đỏ chiếm 0,81% tổng số lỗi, 785 lỗi ở mức báo động vàng chiếm 48,81% tổng số lỗi, còn lại là lỗi báo động xanh chiếm 50,38%. Lỗi báo động đỏ thường gặp là cấp tín dụng sai thẩm quyền tín dụng, cấp tín dụng cho nhóm khách hàng liên quan không tuân thủ hạn mức quy định. Còn lại có lỗi báo động vàng thường gặp bao gồm sai sót trong lập điện chuyển tiền đi, sai sót trong giao dịch tiền trên tài khoản thanh toán, lỗi liên quan đến thẩm định tài sản bảo đảm, thiếu sót trong hồ sơ giải ngân,....Năm 2018, MB ghi nhận lỗi ở mức báo động đỏ chiếm 1,05%, lỗi báo động vàng chiếm 52,13%, còn lại là lỗi báo động xanh. Điều này cho thấy công tác quản trị rủi ro hoạt động của MB đã có những tác động tích cực đem lại kết quả đáng khích lệ.