Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu 1289 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 118)

6. Kết cấu đề tài

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

3.2.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng toàn diện

Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng là hoạch định quản trị rủi ro tín dụng trong một khoảng thời gian xác định của ngân hàng, phản ánh thái độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Thông qua chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, các chính sách quy trình tín dụng được đặt ra nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng đạt được những kết quả khả quan như chiến lược đã đề ra. Trong thời gian tới, Bac A Bank cần xây dựng chiến lược quản trị rủi ro toàn diện, cụ thể:

- Thiết lập các mục tiêu định hướng cho hoạt động cấp tín dụng, gắn các nội dung quản trị rủi ro tín dụng vào các chiến lược phát triển hàng năm hay trung, dài hạn của ngân hàng.

- Xây dựng khẩu vị rủi ro tương quan với mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng khi chấp nhận các rủi ro tín dụng.

100

- Xây dựng quy trình nhận diện, đo lường, kiểm soát rủi ro cụ thể cho từng danh mục đầu tư tín dụng theo kỳ hạn, ngành hàng, loại khách hàng, thị trường, sản

phẩm mục tiêu.

- Xây dựng phương thức quản trị rủi ro để đo lường, định lượng rủi ro, điều chỉnh cơ cấu và chất lượng danh mục đầu tư tín dụng theo các mục tiêu đã đề ra theo thông lệ quốc tế.

- Định kỳ đánh giá các mục tiêu về chất lượng tín dụng, thu nhập và tăng trưởng trong mối tương quan qua lại, trong quan hệ với tiềm năng nội tại của ngân hàng và với môi trường kinh doanh tổng thể.

- Xây dựng mô hình quản trị rủi ro, phương thức quản trị rủi ro, các chính sách, quy trình, văn bản tín dụng theo chiến lược quản trị rủi ro tín dụng đã đề ra.

3.2.2. Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với tiến trình phát triển

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với tiến trình phát triển của ngân hàng và theo thông lệ quốc tế được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp sẽ giúp ngân hàng chủ động xây dựng kế hoạch hành động và sử dụng vốn phù hợp hạn chế tổn thất. Việc áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp giúp ngân hàng có sự nhìn nhận chính xác hơn về triển vọng kinh doanh tương lai, từ đó có khả năng hoạch định chính sách kinh doanh phù hợp. Áp dụng mô hình quản trị rủi ro tức là ngân hàng đã đưa rủi ro trở thành một vấn đề cấp thiết trong hoạt động kinh doanh bên cạnh mục tiêu lợi nhuận ngay cả khi rủi ro chưa xảy ra; giúp ngân hàng có thể lượng hóa được các tổn thất mà các rủi ro có thể mang lại, từ đó xác định được các chi phí trong tương lai.

Thực tế hiện nay, Bac A Bank đang thực hiện quản trị rủi ro theo mô hình phân tán, các chi nhánh như những ngân hàng nhỏ trong một ngân hàng, được Hội sở chính "nhượng quyền" kinh doanh. Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Theo đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay, nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu, việc

101

quản lý hoạt động tín dụng chủ yếu theo phuơng thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.. nên khó đảm bảo tính đầy đủ trong quản trị trị rủi ro.

Do vậy, truớc mắt tại chi nhánh nên tách bạch bộ phận Hỗ trợ Tín dụng độc lập với bộ phận quan hệ khách hàng, theo huớng thành lập Phòng Hỗ trợ tín dụng hoạt động độc lập với Phòng Quan hệ khách hàng. Hiện tại, bộ phận hỗ trợ tín dụng vẫn nằm trong phòng Quan hệ khách hàng vẫn chịu sự chi phối của lãnh đạo Phòng quan hệ khách hàng do đó không đảm bảo đuợc tính độc lập khách quan. Tại hội sở, hiên tại Giám đốc Khối Quản lý rủi ro vừa phụ trách phòng chính sách tín dụng vừa phụ trách phòng tái thẩm định, Giám đốc Khối QLRR vừa thực hiện chức năng phê duyệt tín dụng vừa thực hiện chức năng quản lý rủi ro do đó trong thời gian tới cần tách bạch nguời phụ trách của 2 phòng ban này.

về dài hạn, Ngân hàng cần phải thực hiện thay đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo huớng sau:

- Xây dựng lộ trình thay đổi mô hình quản trị rủi ro từ phân tán sang tập trung để tiến tới phù hợp với thông lệ quốc tế, các rủi ro phải đuợc quản trị tập trung tại Hội sở chính và báo cáo cho một lãnh đạo khối quản trị rủi ro duy nhất. Lãnh đạo phụ trách khối này trên cơ sở đó báo cáo lên Tổng giám đốc, Ủy ban quản trị rủi ro,

Hội đồng quản trị.

- Đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan, tách bạch rõ ràng giữa 3 bộ phận:

+ Bộ phận kinh doanh (Front office - đóng vai trò là nguời đề xuất các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng).

+ Bộ phận quản trị rủi ro (Middle office - là bộ phận rà soát các đề xuất do bộ phận front office chuyển sang phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt).

+ Bộ phận tác nghiệp (Back office - bộ phận chịu trách nhiệm nhập dữ liệu cho hệ thống, quản trị toàn bộ hồ sơ và thực hiện chức năng báo cáo).

- Mô hình quản trị rủi ro phù hợp phải gắn với phuơng thức quản trị rủi ro phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Ngân hàng. Đó chính là cơ chế đánh giá, định

102

với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể:

+ Giai đoạn 1: Thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba cấu phần PD (xác suất không trả được nợ), LGD (tỷ lệ tổn thất dự kiến), EAD (số dư nợ rủi ro), ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản trị rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện, mà ứng dụng đầu tiên là tính toán, đo lường rủi ro tín dụng qua các thước đo EL (tổn thất dự kiến) và UL (tổn thất ngoài dự kiến) tại cấp độ một khách hàng cụ thể.

+ Giai đoạn 2: Quản trị rủi ro danh mục đầu tư bằng cách lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELP) và ngoài dự kiến (ULP) của cả danh mục đầu tư dựa trên việc xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/ mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung của cả danh mục.

+ Giai đoạn 3: Dựa trên các giải pháp quản trị rủi ro danh mục đầu tư, ngân hàng có thể quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng.

+ Giai đoạn 4: Thay vì quản trị rủi ro danh mục một cách thụ động, ngân hàng hướng đến việc quản trị rủi ro danh mục tín dụng chủ động (ACPM - Active credit portfolio management) bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa khoản vay (Credit Treasury and Securitisation).

+ Giai đoạn 5: Mô hình toàn diện nhất là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị (Value - based management - VBM). Theo đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tư đều được xác định, giúp công tác quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả.

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Hiện nay ngân hàng đã có các quy định vận hành hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, do các quy định được xây dựng tại các thời kỳ khác nhau, do nhiều bộ phận đầu mối xây dựng, phục vụ mục tiêu từng giai đoạn, được chỉ đạo bởi nhiều cấp lãnh đạo... cho nên hiện có một số quy định chồng chéo, nhiều quy định không có hướng dẫn cụ thể khó thực hiện. Do vậy, trong thời gian tới cần thực hiện rà soát lại toàn bộ văn bản, quy trình, quy định tín dụng để phù hợp với chiến lược quản trị rủi

103

ro để đảm bảo hoạt động tín dụng vận hành hiệu quả, minh bạch, dễ phân trách nhiệm, phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:

- Rà soát lại những văn bản quy định tín dụng còn chồng chéo thì cần sửa đổi bổ sung cho thống nhất: chẳng hạn về vấn đề ủy quyền còn tồn tại nhiều văn bản có

hiệu lực thi hành: Công văn 557/2012/CV-Bac A Bank ngày 03/12/2012, quy trình hỗ trợ tín dụng năm 2015 quy định “Không chấp nhận các truờng hợp chủ sở hữu TSBĐ là cá nhân ủy quyền: (i). Ký hợp đồng bảo đảm; (ii). Đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, theo quyết định số 83/2017/QĐ-HĐQT- Bac A Bank ngày 05/05/2017 của Bac A Bank quy định “Truờng hợp tài sản bảo đảm thuộc quyền sở

hữu của một cá nhân thì Hợp đồng bảo đảm phải do cá nhân đó hoặc nguời đuợc cá

nhân đó ủy quyền ký kết”. Việc mâu thuẫn chồng chéo này dẫn tới khó khăn trong quá trình áp dụng và có thể áp dụng sai, cần rà soát để sửa đổi thống nhất.

- Xây dựng quy trình, văn bản huớng dẫn cho các văn bản tín dụng còn chua cụ thể: chẳng hạn Mục 3, Điều 31, quyết định số 16/2018/QĐ-HĐQT Bac A Bank về việc ban hành quy định cho vay của Bac A Bank ngày 12/02/2018 quy định về cơ cấu nợ “Việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu nợ lại thời hạn trả nợ đuợc thực hiện theo nguyên tắc nguời quyết định phê duyệt cơ cấu lại nợ không phải là nguời quyết định phê duyệt khoản cấp tín dụng đó”. Tuy nhiên trong quy trình tín dụng ban hành theo quyết định số 205/2016/QĐ-Bac A Bank ngày 09/06/2016 lại chua đuợc sửa đổi bổ sung, quy định thẩm quyền phê duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ rất chung chung, không cụ thể trình cấp nào do đó gây khó khăn trong quá trình thực hiện tuân thủ quy định. Do đó, cần nhanh chóng sửa đổi bổ sung quy trình tín dụng để phù hợp với quy định cho vay mới.

- Bổ sung thêm những văn bản tín dụng còn thiếu: Hiện tại, toàn ngân hàng đang áp dụng một quy trình tín dụng chung (ban hành theo quyết định số 205/2016/QĐ-Bac A Bank ngày 09/06/2016) cho mọi lĩnh vực, ngành nghề,.. Do đó, đối với khoản vay thuộc các ngành lĩnh vực khác nhau việc thẩm định là tuơng

104

tiết cho ngành lĩnh vực chính đảm bảo phù hợp với đặc điểm khác biệt của các nhóm ngành nghề mà ngân hàng đang tập trung phát triển, giúp quá trình nhận biết rủi ro đuợc chuẩn xác hơn. Thực tế, Bac A Bank đã và đang tập trung cấp tín dụng vào các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (từ 2015 - 2017 tỷ lệ du nợ ở lĩnh vực này luôn giữ tỷ trọng cao trong tổng du nợ từ 31% - 53%), tuy nhiên hiện nay chua có một quy trình thẩm định riêng cho lĩnh vực này, cán bộ tín dụng vẫn sử dụng quy định thẩm định chung, thiếu căn cứ huớng dẫn chi tiết việc thẩm định đặc thù cho lĩnh vực này, dẫn tới việc đánh giá nhận xét của cán bộ còn chung chung chua bám sát thực tế dự án. Do đó, việc xây dựng một quy trình thẩm định riêng cho việc thẩm định các dự án nông nghiệp là hết sức cần thiết.

- Hoàn thiện quy trình, quy định chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng phù hợp với tình hình mới: Quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng đuợc xây

dựng từ năm 2011, tuy nhiên tới nay đã đuợc 7 năm nhung chua đuợc sửa đổi bổ sung phù hợp với chiến luợc phát triển tín dụng, danh mục ngành nghề,... Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng còn sơ sài, nhiều yếu tố chủ quan phụ thuộc vào đánh giá của

cán bộ, do đó kết quả xếp hạng tín dụng chua đuợc đánh giá cao, không thể làm căn

cứ để quyết định cho vay.

- Trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị ngân hàng và đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng, các quy định và quy trình liên quan đến hoạt động tín

dụng cần rà soát và chỉnh sửa đáp ứng yêu cầu của hệ thống công nghệ thông tin, huớng tới tính tự động hóa cập nhật thông tin, phân tích, đánh giá và báo cáo.

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong bất kỳ hoạt động nào của NHTM thì yếu tố con nguời vẫn đóng vai trò then chốt. Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, hoặc do ý thức trách nhiệm không cao hoặc do thiếu đạo đức nghề nghiệp đã vi phạm các quy trình nghiệp vụ, cơ chế, chính sách, pháp luật dẫn đến những thất thoát tài

105

- Sử dụng những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro làm hạt nhân trong việc tham mưu cho lãnh đạo ngân hàng và trong việc phổ cập kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên về rủi ro, quản trị rủi ro. Mỗi khi

ban hành quy định mới hay bổ sung, sửa đổi các cơ chế, quy chế cần cập nhật về quản trị rủi ro, Ban lãnh đạo ngân hàng cần thiết lắng nghe ý kiến của các chuyên gia coi trọng những đề xuất khách quan và khoa học. Muốn có chuyên gia giỏi và nguồn nhân lực có chất lượng tốt, trước hết đầu tư kinh phí để cử một số cán bộ có năng lực lựa chọn qua thi tuyển đi học tập ngắn hạn ở các nước, các ngân hàng đi đầu trong quản trị rủi ro, hoặc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tại chỗ do các chuyên gia giàu kinh nghiệm đảm nhiệm. Sau đó sử dụng chính những cán bộ đã được đào

tạo vào việc giảng dạy nâng cao kiến thức về rủi ro và phòng ngừa rủi ro đối với đội

ngũ nghiệp vụ trong ngân hàng theo mô hình "vết dầu loang". Thực hiện theo phương pháp này hiệu quả sẽ rất cao và chỉ cần trong thời gian không dài, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ và văn hóa quản trị rủi ro sẽ được nâng lên góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng.

- Chuẩn hóa nhân sự đầu vào: Quy trình tuyển dụng phải tuân thủ nguyên tác minh bạch khách quan đảm bảo tuyển dụng được đúng người đúng việc. Việc tuyển

dụng và lựa chọn cần theo đúng chiến lược phát triển nguồn nhân lực với sự phù hợp về quy mô cũng như cơ cấu. Phương pháp tuyển dụng và lựa chọn cũng cần được lập kế hoạch rõ ràng, đặc biệt đối với nguồn nhân lực chất lượng cao là các chuyên gia cao cấp và đội ngũ lãnh đạo.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo định kỳ về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tham gia công tác tín dụng, cụ thể:

+ Đào tạo theo từng chuyên đề phù hợp với từng đối tượng cán bộ: chú trọng đào tạo kỹ năng thẩm định khách hàng cho cán bộ tín dụng nhằm nâng cao khả năng thẩm định nhận biết rủi ro, lựa chọn được khách hàng tốt giảm thiểu rủi ro tín dụng

106

triển kinh tế xã hội của đất nước, của thủ đô trong từng thời kỳ, các thông tin dự báo, thông tin công nghệ, thị trường.. .giúp cán bộ tín dụng có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá của mình được chuẩn xác hơn, tham mưu tốt cho lãnh đạo trong việc quyết định cho vay.

+ Đào tạo hướng dẫn văn bản tín dụng nội bộ như quy trình tín dụng; quy trình hỗ trợ tín dụng; đạo tạo về các quy định liên quan tới sản phẩm của ngân hàng, các văn bản tín dụng mới,.. .ngay sau khi ban hành cần tổ chức buổi đào tạo cho cán bộ thực hiện để từng cán bộ có thể hiểu rõ và nắm vững quy định. Việc tham gia khóa

Một phần của tài liệu 1289 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w