6. Kết cấu đề tài
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Hiện nay ngân hàng đã có các quy định vận hành hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, do các quy định được xây dựng tại các thời kỳ khác nhau, do nhiều bộ phận đầu mối xây dựng, phục vụ mục tiêu từng giai đoạn, được chỉ đạo bởi nhiều cấp lãnh đạo... cho nên hiện có một số quy định chồng chéo, nhiều quy định không có hướng dẫn cụ thể khó thực hiện. Do vậy, trong thời gian tới cần thực hiện rà soát lại toàn bộ văn bản, quy trình, quy định tín dụng để phù hợp với chiến lược quản trị rủi
103
ro để đảm bảo hoạt động tín dụng vận hành hiệu quả, minh bạch, dễ phân trách nhiệm, phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:
- Rà soát lại những văn bản quy định tín dụng còn chồng chéo thì cần sửa đổi bổ sung cho thống nhất: chẳng hạn về vấn đề ủy quyền còn tồn tại nhiều văn bản có
hiệu lực thi hành: Công văn 557/2012/CV-Bac A Bank ngày 03/12/2012, quy trình hỗ trợ tín dụng năm 2015 quy định “Không chấp nhận các truờng hợp chủ sở hữu TSBĐ là cá nhân ủy quyền: (i). Ký hợp đồng bảo đảm; (ii). Đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, theo quyết định số 83/2017/QĐ-HĐQT- Bac A Bank ngày 05/05/2017 của Bac A Bank quy định “Truờng hợp tài sản bảo đảm thuộc quyền sở
hữu của một cá nhân thì Hợp đồng bảo đảm phải do cá nhân đó hoặc nguời đuợc cá
nhân đó ủy quyền ký kết”. Việc mâu thuẫn chồng chéo này dẫn tới khó khăn trong quá trình áp dụng và có thể áp dụng sai, cần rà soát để sửa đổi thống nhất.
- Xây dựng quy trình, văn bản huớng dẫn cho các văn bản tín dụng còn chua cụ thể: chẳng hạn Mục 3, Điều 31, quyết định số 16/2018/QĐ-HĐQT Bac A Bank về việc ban hành quy định cho vay của Bac A Bank ngày 12/02/2018 quy định về cơ cấu nợ “Việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu nợ lại thời hạn trả nợ đuợc thực hiện theo nguyên tắc nguời quyết định phê duyệt cơ cấu lại nợ không phải là nguời quyết định phê duyệt khoản cấp tín dụng đó”. Tuy nhiên trong quy trình tín dụng ban hành theo quyết định số 205/2016/QĐ-Bac A Bank ngày 09/06/2016 lại chua đuợc sửa đổi bổ sung, quy định thẩm quyền phê duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ rất chung chung, không cụ thể trình cấp nào do đó gây khó khăn trong quá trình thực hiện tuân thủ quy định. Do đó, cần nhanh chóng sửa đổi bổ sung quy trình tín dụng để phù hợp với quy định cho vay mới.
- Bổ sung thêm những văn bản tín dụng còn thiếu: Hiện tại, toàn ngân hàng đang áp dụng một quy trình tín dụng chung (ban hành theo quyết định số 205/2016/QĐ-Bac A Bank ngày 09/06/2016) cho mọi lĩnh vực, ngành nghề,.. Do đó, đối với khoản vay thuộc các ngành lĩnh vực khác nhau việc thẩm định là tuơng
104
tiết cho ngành lĩnh vực chính đảm bảo phù hợp với đặc điểm khác biệt của các nhóm ngành nghề mà ngân hàng đang tập trung phát triển, giúp quá trình nhận biết rủi ro đuợc chuẩn xác hơn. Thực tế, Bac A Bank đã và đang tập trung cấp tín dụng vào các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (từ 2015 - 2017 tỷ lệ du nợ ở lĩnh vực này luôn giữ tỷ trọng cao trong tổng du nợ từ 31% - 53%), tuy nhiên hiện nay chua có một quy trình thẩm định riêng cho lĩnh vực này, cán bộ tín dụng vẫn sử dụng quy định thẩm định chung, thiếu căn cứ huớng dẫn chi tiết việc thẩm định đặc thù cho lĩnh vực này, dẫn tới việc đánh giá nhận xét của cán bộ còn chung chung chua bám sát thực tế dự án. Do đó, việc xây dựng một quy trình thẩm định riêng cho việc thẩm định các dự án nông nghiệp là hết sức cần thiết.
- Hoàn thiện quy trình, quy định chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng phù hợp với tình hình mới: Quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng đuợc xây
dựng từ năm 2011, tuy nhiên tới nay đã đuợc 7 năm nhung chua đuợc sửa đổi bổ sung phù hợp với chiến luợc phát triển tín dụng, danh mục ngành nghề,... Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng còn sơ sài, nhiều yếu tố chủ quan phụ thuộc vào đánh giá của
cán bộ, do đó kết quả xếp hạng tín dụng chua đuợc đánh giá cao, không thể làm căn
cứ để quyết định cho vay.
- Trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị ngân hàng và đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng, các quy định và quy trình liên quan đến hoạt động tín
dụng cần rà soát và chỉnh sửa đáp ứng yêu cầu của hệ thống công nghệ thông tin, huớng tới tính tự động hóa cập nhật thông tin, phân tích, đánh giá và báo cáo.
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong bất kỳ hoạt động nào của NHTM thì yếu tố con nguời vẫn đóng vai trò then chốt. Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, hoặc do ý thức trách nhiệm không cao hoặc do thiếu đạo đức nghề nghiệp đã vi phạm các quy trình nghiệp vụ, cơ chế, chính sách, pháp luật dẫn đến những thất thoát tài
105
- Sử dụng những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro làm hạt nhân trong việc tham mưu cho lãnh đạo ngân hàng và trong việc phổ cập kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên về rủi ro, quản trị rủi ro. Mỗi khi
ban hành quy định mới hay bổ sung, sửa đổi các cơ chế, quy chế cần cập nhật về quản trị rủi ro, Ban lãnh đạo ngân hàng cần thiết lắng nghe ý kiến của các chuyên gia coi trọng những đề xuất khách quan và khoa học. Muốn có chuyên gia giỏi và nguồn nhân lực có chất lượng tốt, trước hết đầu tư kinh phí để cử một số cán bộ có năng lực lựa chọn qua thi tuyển đi học tập ngắn hạn ở các nước, các ngân hàng đi đầu trong quản trị rủi ro, hoặc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tại chỗ do các chuyên gia giàu kinh nghiệm đảm nhiệm. Sau đó sử dụng chính những cán bộ đã được đào
tạo vào việc giảng dạy nâng cao kiến thức về rủi ro và phòng ngừa rủi ro đối với đội
ngũ nghiệp vụ trong ngân hàng theo mô hình "vết dầu loang". Thực hiện theo phương pháp này hiệu quả sẽ rất cao và chỉ cần trong thời gian không dài, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ và văn hóa quản trị rủi ro sẽ được nâng lên góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng.
- Chuẩn hóa nhân sự đầu vào: Quy trình tuyển dụng phải tuân thủ nguyên tác minh bạch khách quan đảm bảo tuyển dụng được đúng người đúng việc. Việc tuyển
dụng và lựa chọn cần theo đúng chiến lược phát triển nguồn nhân lực với sự phù hợp về quy mô cũng như cơ cấu. Phương pháp tuyển dụng và lựa chọn cũng cần được lập kế hoạch rõ ràng, đặc biệt đối với nguồn nhân lực chất lượng cao là các chuyên gia cao cấp và đội ngũ lãnh đạo.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo định kỳ về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tham gia công tác tín dụng, cụ thể:
+ Đào tạo theo từng chuyên đề phù hợp với từng đối tượng cán bộ: chú trọng đào tạo kỹ năng thẩm định khách hàng cho cán bộ tín dụng nhằm nâng cao khả năng thẩm định nhận biết rủi ro, lựa chọn được khách hàng tốt giảm thiểu rủi ro tín dụng
106
triển kinh tế xã hội của đất nước, của thủ đô trong từng thời kỳ, các thông tin dự báo, thông tin công nghệ, thị trường.. .giúp cán bộ tín dụng có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá của mình được chuẩn xác hơn, tham mưu tốt cho lãnh đạo trong việc quyết định cho vay.
+ Đào tạo hướng dẫn văn bản tín dụng nội bộ như quy trình tín dụng; quy trình hỗ trợ tín dụng; đạo tạo về các quy định liên quan tới sản phẩm của ngân hàng, các văn bản tín dụng mới,.. .ngay sau khi ban hành cần tổ chức buổi đào tạo cho cán bộ thực hiện để từng cán bộ có thể hiểu rõ và nắm vững quy định. Việc tham gia khóa học phải có tính chất bắt buộc với mỗi cán bộ,. cuối khóa đào tạo phải có kiểm tra, kết quả kiểm tra phải gắn với chế độ thưởng phạt rõ ràng,.. .từ đó tạo động lực giúp cho cán bộ có thể hiểu rõ và tuân thủ đúng quy định. Việc đào tạo này phải được thực hiện thường xuyên, có thể đào tạo tại chỗ hoặc tổ chức đào tạo online.
+ Định kỳ 1 năm/lần tổ chức các cuộc thi cán bộ tiêu biểu nhằm kiểm tra kiến thức, nghiệp vụ của cán bộ. Nội dung cuộc thi phải được xây dựng cụ thể rõ ràng, việc xây dựng nội dung, tiêu chí cuộc thi phải phù hợp với từng đối tượng cán bộ. Kết quả cuộc thi phải được sử dụng để làm cơ sở bố trí sắp xếp lại nhân sự cho phù hợp với năng lực; là cơ sở để xây dựng chế độ thưởng phạt hợp lý vừa tạo áp lực vừa tạo động lực cho cán bộ tự bồi dưỡng kiến thức trong quá trình thực hiện công việc.
- Xây dựng quy định đánh giá nhân sự nội bộ đối với cán bộ: Các bản mô tả công việc và tiêu chuẩn chức danh cần được xây dựng cụ thể tối đa với các yếu tố định lượng. Việc xây dựng này nên thực hiện tương tự như mô hình chấm điểm tín dụng mà các ngân hàng đang sử dụng để thẩm định các khoản tín dụng. Từ đó việc
đánh giá nhân lực có thể dựa vào điểm số và đánh giá định tính của người lãnh đạo
trực tiếp. Nguyên tắc đánh giá nhân lực cần luôn đảm bảo nguyên tắc công khai, chính xác, dân chủ và toàn diện.
- Bố trí sắp xếp có hiệu quả đội ngũ cán bộ nghiệp vụ theo nguyên tắc đúng người đúng việc, bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của mỗi người sẽ tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
107
đãi hay thưởng phạt và được quy định rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi tạo động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của mỗi cán bộ.
3.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro tín dụng
Công nghệ thông tin là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng bởi lẽ công nghệ thông tin sẽ cải thiện môi trường làm việc, tăng nhanh tốc độ xử lý công việc, xử lý giao dịch với độ an toàn cao hơn do giảm bớt sự can thiệp thủ công giúp cải thiện được dịch vụ, giảm thiểu rủi ro.
Hơn nữa, công nghệ là chìa khóa để có thể xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại tối ưu, là cơ sở cần thiết để có thể áp dụng các mô hình đo lường định lượng. Nếu không có số liệu chính xác thì ngân hàng không thể chạy thử nghiệm các mô hình rủi ro. Hơn thế nữa, một khi hệ thống thông tin quản lý được nâng cấp, thông tin mang tính tập trung để có thể hỗ trợ tốt cho việc điều hành, lại là cơ sở tiếp theo cho việc thực hiện mô hình tổ chức QLRR tập trung. Hệ thống thông tin của một ngân hàng minh bạch sẽ là điều kiện để NHNN và các cơ quan kiểm soát bên ngoài tiếp cận thông tin của ngân hàng và sẽ thiết lập được hệ thống kiểm soát kép. Ngược lại, nếu công nghệ và hệ thống thông tin quản lý còn quá yếu kém, thì việc áp dụng mô hình quản lý rủi ro tối ưu sẽ khó có thể thực hiện được. Do đó, công nghệ và hệ thống thông tin quản lý là điều kiện cần thiết để xác định và thực thi mô hình QLRR, để tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng cần thiết phải đầu tư một cách đồng bộ về công nghệ thông tin cả phần cứng và phần mềm để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị rủi ro tín dụng.
- về phần mềm: Một mặt, tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các phần mềm công nghệ mà Bac Á Bank đang nghiên cứu triển khai và đã triển khai như: phần mềm Corebanking về quản trị rủi ro hạn mức; phần mềm Core banking về quản lý hồ sơ tín dụng; phần mềm quản trị danh mục đầu tư; phần mềm quản lý và thu hồi nợ xấu; phần mềm xếp hạng tín dụng khách hàng; phần mềm công cụ quản lý rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động; hệ thống cảnh báo sớm trên. Mặc khác, xuất phát từ thực trạng công tác xử lý số liệu đối với việc thẩm định khách hàng, khi tính toán
108
các chỉ số phân tích về tài chính, tài sản bảo đảm, các cán bộ tín dụng đều phải nhập thủ công tính toán bằng Excel rất mất thời gian và có thể xảy ra tình trạng cùng một nguồn dữ liệu đầu vào nhưng kết quả các chỉ tiêu có thể khác nhau phụ thuộc vào trình độ của từng cán bộ, do đó cần nghiên cứu xây dựng phần mềm xử lý số liệu hỗ trợ thẩm định tín dụng để công tác thẩm định khách hàng được chuẩn xác, tiết kiệm thời gian và thống nhất trong toàn hàng.
- về phần cứng: Bên cạnh đầu tư nâng cấp phần mềm, để phát huy hiệu quả tối đa, Bac A Bank phải đầu tư hệ thống phần cứng cho đồng bộ. Đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính cá nhân và máy tính chủ của toàn hàng; hệ thống các trang thiết bị phụ trợ cho các phần mềm quản trị rủi ro, mô hình quản trị rủi ro được triển khai một cách hiệu quả nhất...
3.2.6. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng
Hệ thống thông tin rủi ro tín dụng phải được xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho cấp lãnh đạo ngân hàng quản trị có hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thông tin. Hệ thống thông tin tín dụng được chia làm 2 loại: (i) các thông tin có tính vĩ mô định hướng: môi trường kinh tế, chính sách kinh tế của Nhà nước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; (ii) các thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản trị điều hành tín dụng của ngân hàng như: báo cáo thực trạng tín dụng, dự báo xu hướng phát triển, phân tích và báo cáo xu hướng tín dụng, các báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng.
Đối với các thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản trị điều hành tín dụng của ngân hàng, yêu cầu của thông tin bao gồm:
- Cung cấp các thông tin cho các cấp quản trị để thực hiện vai trò giám sát, đánh giá ngay và chính xác mức độ rủi ro tín dụng và xác định việc thực hiện các chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Cảnh báo kịp thời cho Ban điều hành khi mức độ rủi ro tín dụng tăng gần với các giới hạn, hạn mức rủi ro tín dụng để có biện pháp xử lý đảm bảo không vượt quá các giới hạn, hạn mức rủi ro tín dụng.
109
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về mức độ rủi ro tín dụng của một khách hàng và người có liên quan và các ngoại lệ về giới hạn, hạn mức rủi ro tín dụng.
Việc xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại theo nguyên tắc Basel chỉ có thể thành công khi giải quyết