Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1289 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 136 - 142)

6. Kết cấu đề tài

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động ngân hàng

Để có cơ sở pháp lý và tạo điều kiện cho các Ngân hàng xây dựng Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng cũng như mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn quốc tế, tuân thủ Hiệp ước Basel I,II và hướng đến Basel III thì trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng và ban hành quy định đối với hoạt động quan trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng đối với các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

118

3.3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:

+ Phối hợp chặt chẽ với các NHTM, trung tâm thông tin của cơ quan quản trị nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các ngân hàng thương mại một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

+ Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.

+ Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam, để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro khi các Ngân hàng Việt Nam cho khách hàng nước ngoài vay vốn.

119

năng thu hồi) đảm bảo độ tin cậy và độ dài để thực hiện thống kê, từ đó đưa ra cảnh báo sớm nhằm giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại phòng tránh rủi ro.

3.3.2.3. Hoàn thiện mô hình thanh tra theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương

Hoàn thiện mô hình thanh tra theo ngành dọc từ trung ương đến với cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy. Công tác thanh tra hoạt động tín dụng cần thực hiện thường xuyên hơn và nâng cao trình độ đội ngũ thanh tra viên để có khả năng phát hiện kịp thời các sai sót, xu hướng lệch lạc trong phân tích tín dụng... để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả hệ thống.

3.3.2.4 Hỗ trợ đào tạo cán bộ

Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Tạo kênh kết nối trực tuyến giữa các ngân hàng với CIC mà không thông qua các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước như hiện nay để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhất.

120

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã hoàn thành một số nội dung chính sau:

- Nêu lên định hướng mục tiêu phát triển chung và định hướng quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Theo đó, định hướng của ngân hàng TMCP Bắc Á là mở rộng tín

dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng, tăng cường quản trị rủi ro tín dụng. - Trên cơ sở định hướng quản trị rủi ro, các vấn đề lý luận ở chương 1, những

hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng chương 2, luân văn đã đề xuất một số

giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống giải pháp đề xuất có tính đồng bộ từ việc xây dựng chiến lược, mô hình quản trị rủi ro tín dụng đến hoàn thiện văn bản tín dụng, nâng cao kiểm tra kiểm soát và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

- Đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng nhà nước tập trung vào hoàn thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, hệ thống thông tin và một

121

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Bắc Á nói riêng, với doanh thu từ hoạt động tín dụng thường chiếm trên 95% tổng thu nhập của ngân hàng, do đó rủi ro tập trung vào hoạt động này là chủ yếu. Do đó, việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, toàn diện, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng TMCP Bắc Á trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Luận văn hoàn thành đã tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại.

- Nghiên cứu các bài học kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng Thương mại trên thế giới và Việt Nam từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP Bắc Á.

- Nêu và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á giai đoạn 2014 - 2017.

- Tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á.

- Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, luận văn đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị

nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á.

Mặc dù đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu nhưng do thời gian và trình độ có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những

122

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Joel Besis (2012), Giáo trình Quản trị rủi ro trong ngân hàng, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.

2. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. PGS.TS Phan Thị Cúc (2010), Tín dụng ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội.

4. Phan Lê Cường (2017), Thẩm định cho vay các dự án nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á - Thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ khoa Tài chính - Ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

5. Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn

mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội

6. PGS.TS Đinh Xuân Hạng - TH.S Đào Văn Lộc (2012), Quản trị Tín dụng ngân

hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội.

7. PGS.TS Vũ Huy Hào - PGS.TS Đàm Văn Huệ (2012), Quản trị tài chính doanh

nghiệp, Nhà xuất bản giao thông vận tải.

8. Nguyễn Quang Hiện (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Quân Đội, luận văn tiến sĩ khoa Tài chính - Ngân hàng, Học viện Tài Chính.

9. Võ Minh Hưng (2010), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á -

Chi nhánh Hà Nội, luận văn thạc sĩ khoa Tài chính - Ngân hàng, Học viện

Ngân hàng.

10. TS Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội. 11. Phạm Thị Lan (2016), Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân

hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, luận văn thạc sỹ khoa Tài

chính - Ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày

21/03/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử

123

dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

13. Ngân hàng nhà nước Việt nam (2014), Ngân hàng nhà nước Việt nam, thông tư

09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN.

14. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày

30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

15. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày

30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

16. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày

18/05/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

17. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2011), Quyết định 106/2011/QĐ-BacABank phê

duyệt chính thức hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng của Ngân hàng TMCP Bắc Á.

18. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2014), Quyết định 171/2014/QĐ-BacABank quy định

phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng và việc sử dụng dự phòng trong hoạt động.

19. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2015), Báo cáo tài chính hợp nhất 2015 20. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2016), Báo cáo tài chính hợp nhất 2016

21. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2016), Quy trình cho vay và mẫu biểu kèm theo đối

với khách hàng

22. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2017), Báo cáo tài chính hợp nhất 2017

23. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2017), Quyết định 578/2017/QĐ-BacABank ngày

19/6/2017 quy định tỷ lệ cấp tín dụng tối đa trên giá trị tài sản bảo đảm là bất động sản.

24. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2018), Quyết định số 16/2018/QĐ - HĐQT quy định 124

cho vay đối với khách hàng

25. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2018), Quyết định 563/2018/QĐ-BacABank ngày

05/08/2018 quy định tỷ lệ và thời gian cấp tín dụng tối đa trên giá trị tài các sản bảo đảm.

26. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật.

27. PGS.TS Lê Văn Te (2013), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

28. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

29. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản Trị NHTM, Nguyên lý và nghiệp vụ

NHTM, Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

30. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập Quản trị ngân hàng thương mại Nhà xuất bản lao động Hà Nội.

31. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức

tín dụng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Lê Thị Hồng Quế (2012), Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại

Ngân hàng TMCP Bắc Á, luận văn thạc sĩ khoa Tài chính - Ngân hàng, Học

viện Ngân hàng. 33. www.mof.gov.vn 34. www.sbv. gov.vn 35. www.bacabank.vn 36. www.Viettinbank.vn 37. www.vib.vn 38. http://Tapchitaichinh.vn

Một phần của tài liệu 1289 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 136 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w