Chi nhánh xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý trong toàn Chi nhánh theo năm, chia ra các quý, giao chỉ tiêu thu hồi nợ, coi đây là chỉ tiêu bắt buộc thực hiện và là cơ sở quyết định việc chi lương kinh doanh đối với đơn vị. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp khắc phục và biện pháp xử lý rủi ro tín dụng:
• Cho vay thêm
Trong trường hợp dự án đầu tư của khách hàng đang gặp khó khăn có thể ảnh hưởng tới đến việc thu hồi nợ mà nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố khách quan. Và Chi nhánh nhận thấy khả năng dự án có thể phát triển tốt nếu được đầu tư thêm vốn thì có thể xem xét cho vay thêm. Với biện pháp này, trong năm qua, Chi nhánh đã tiến hành cho vay thêm năm khách hàng để tiếp tục tiến hành thực hiện dự án với tổng số tiền lên tới 120 tỷ đồng.
• Bổ sung tài sản bảo đảm
Việc bổ sung tài sản bảo đảm phải được thực hiện khi khoản vay có dấu hiệu bất ổn, nguồn thu không rõ ràng, giá trị tài sản bảo đảm có khả năng bán thấp hơn dư nợ vay. Việc thực hiện bổ sung các biện pháp bảo đảm này phải được quy định thành văn bản thỏa thuận và là một phần bổ sung cho hợp đồng tín dụng hiện hành. Với các doanh nghiệp xây lắp bị xếp loại nợ nhóm 3 và nợ nhóm 2 nhiều lần, Chi nhánh đã yêu cầu khách hàng phải bổ sung thêm tài sản để tăng tính cam kết trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. Giá trị tài sản bảo đảm là bất động sản, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị bổ sung thêm theo định giá của bộ phận thẩm định trong năm 2016 là trên 32 tỷ đồng.
• Xử lý nợ tồn đọng
Đối với nợ có tài sản bảo đảm là tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nơ, tài sản tòa án giao cho Chi nhánh thì Chi nhánh hoặc ủy thác cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản chủ động xử lý theo các hình thức: bán công
khai trên thị trường, bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc tổ chức có chức năng bán đấu giá, bán cho công ty mua bán nợ Nhà nước. Tiền bán tài sản bảo đảm được xử lý làm cơ sở để thanh toán nợ gốc, lãi vay quá hạn của bên bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí theo quy định.
Đối với nợ có tài sản bảo đảm thuộc những vụ án đã được tòa án phán quyết giao Chi nhánh xử lý nhưng chưa được giao, Chi nhánh tập hợp trình các cấp có thẩm quyền yêu cầu cơ quan thi hành án nhanh chóng giao cho Chi nhánh để xử lý.
Đối với nợ có tài sản bảo đảm chưa đầy đủ thủ tục pháp lý và hiện không có tranh chấp, tập hợp trình các cấp có thẩm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý để ngân hàng bán nhanh tài sản thu hồi nợ.
Đối với nợ có tài sản bảo đảm mà nếu để nguyên thì không thể bán được, mà phải cải tạo sửa chữa, nâng cấp tài sản thì mới có thể bán được thì phải lập phương án cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu thì Chi nhánh cần thực hiện phân loại, lập hồ sơ và tổng hợp để trình hội sở, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ xem xét cấp nguồn xử lý. Những khoản nợ nhóm 2 không được Chính phủ xử lý thì tập hợp trình xử lý rủi ro theo quy định hiện hành.
Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và còn đối tượng để thu. Trường hợp khách hàng còn khả năng trảnợ, phải đôn đốc thu hồi nợ, trường hợp chây ỳ, đề nghị các cơ quan pháp luật xử lý. Trong trường hợp khách hàng không còn nguồn nào để trảnợ, cần phải lập phương án xử lý cụ thể và trình cho cấp có thẩm quyền theo các văn bản pháp lý hiện hành. Các biện pháp có thể là chuyển nợ thành vốn kinh doanh, liên doanh, mua cổ phần, bán nợ để thu hồi vốn theo quy chế mua bán nợ.
• Thanh lý doanh nghiệp
Chi nhánh chủ động áp dụng những quy định của pháp luật để thực hiện thanh lý doanh nghiệp trong truờng hợp doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, không còn khả năng phục hồi và đã áp dụng các biện pháp khắc phục khác.
• Khởi kiện
Chi nhánh tiến hành khởi kiện doanh nghiệp ra trọng tài kinh tế, tòa án trong truờng hợp khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, cố tình chây ỳ việc thu hồi nợ mặc dù Chi nhánh đã thực hiện các biện pháp thu hồi nợ thông thuờng nhung không có kết quả. Chi nhánh tiến hành các thủ tục khởi kiện con nợ ra tòa để thu hồi nợ đúng trình tự tố tụng của pháp luật.