Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu 1320 quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 108)

Thứ nhất, xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và định hạng rủi ro tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng, kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Trong mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ bao gồm nhiều chỉ tiêu nhỏ, thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ là khác nhau đối với mỗi loại khách hàng hay ngành nghề kinh tế khác nhau.

Tuy nhiên, do đặc thù riêng có của mỗi ngành nên số lượng, giá trị chuẩn và trọng số của các chỉ tiêu phụ thuộc trong nhóm các chỉ tiêu phi tài chính của các ngành, nhóm ngành khác nhau là rất khác nhau.

Đến nay, hệ thống định hạng tín dụng nội bộ của BIDVđã thể hiện nhiều điểm bất cập, nhiều chỉ tiêu, phương thức chấm điểm đã không còn phù hợp. Vì vậy, BIDV nên xây dựng một quy trình định hạng tín dụng nội bộ mới, bao gồm nhiều cải tiến để đánh giá khách quan tình hình hoạt động của khách hàng. Một số giải pháp đổi mới hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ như:

Quy trình chấm điểm sẽ thay đổi, Chi nhánh sẽ là nơi nhập thông tin chấm điểm, có nhiều bộ phận cùng tham gia vào quy trình, báo cáo tài chính

sẽ do bộ phận QTTD hoặc QLRR nhập, các chỉ tiêu phi tài chính sẽ do phòng quản lý khách hàng nhập thông tin ở các mục liên quan đến khách hàng nhu: khả năng trả nợ của khách hàng, trình độ quản lý và môi truờng nội bộ, nhân tố ảnh huởng tới hoạt động của doanh nghiệp; phòng QLRR nhập thông tin nhân tố ảnh huởng đến ngành; phòng QTTD sẽ nhập thông tin quan hệ với ngân hàng, các TCTD.

Bộ phận duyệt cuối cùng đối với chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ là Hội sở chính, sau khi duyệt đối với một khách hàng sẽ không đuợc chỉnh sửa, việc chỉnh sửa phải báo cáo Hội sở chính. Truờng hợp thay đổi nâng hạng ngoài hệ thống sẽ do BIDV Hội sở chính chấp thuận.

Đối với các cải tiến về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ cho ngân hàng cảnh báo sớm về khách hàng có nợ quá hạn, khách hàng có nợ cơ cấu, khách hàng có dấu hiệu suy giảm về tình hình tài chính để có các biện pháp ngăn ngừa rủi ro.

Thứ hai, xây dựng các chính sách cơ chế. Để tăng cuờng quản trị rủi ro tín dụng đối với các DNXL tại BIDV Cầu Giấy, BIDV cần có những chính sách, cơ chế đặc thù đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp, cần có bộ phận riêng lẻ thực hiện công tác phân tích báo cáo ngành và lĩnh vực, quản lý danh mục tín dụng: hoàn thiện các báo cáo ngành, thông báo rộng rãi đến các chi nhánh và đua ra các chính sách ngành, trong đó định danh cụ thể danh mục khách hàng uu tiên tăng truởng, khách hàng cần giảm dần du nợ hoặc loại bỏ. BIDV cần xây dựng hệ thống theo dõi, cảnh báo sớm những RRTD theo từng thời điểm để có chỉ đạo các chi nhánh nhằm đua ra các biện pháp kịp thời ngăn chặn RRTD có thể bùng phát.

Thứ ba, hoàn thiện quy trình cho vay cũng nhu quy trình thẩm định cho vay đối với DNXL phù hợp với tình hình mới. Thuờng xuyên thu thập ý kiến đóng góp của các Chi nhánh về mặt nghiệp vụ, các ý kiến đóng góp của khách hàng về thủ tục, các điều kiện vay vốn... để có những thay đổi phù hợp với tình hình thực tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những lý luận cơ bản và phân tích thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng đối với DNXL tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy ở Chuơng 1 và Chuơng 2, Chuơng 3 của luận văn đã đua ra các giải pháp nhằm tăng cường Quản trị rủi ro tín dụng đối với DNXL tại BIDV Cầu Giấy. Bên cạnh đó, đề ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam để thực hiện được các giải pháp đề xuất.

KẾT LUẬN

Hệ thống ngân hàng vẫn thường được coi là huyết mạch của nề kinh tế. Và vai trò quan trọng đó ngày càng được thể hiện rõ trong việc thực hiện các chính sách của Chính phủ để kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức và khó khăn trong việc tái cấu trúc và xử lý nợ xấu. Tăng trưởng tín dụng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế thông qua các giải pháp, chính sách mà ngân hàng triển khai nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Song song với đó là vấn đề kiểm soát chất lượng tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng để đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và hiệu quả .

Từ việc tiếp cận những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, so sánh với thực tiễn đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với các DNXL tại BIDV Cầu Giấy, luận văn đã xây dựng các định hướng, giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với các DNXL trong hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy. Luận văn cũng đã đưa ra những kiến nghị với Cơ quan Nhà nước, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, để cùng hỗ trợ tạo điều kiện cho NHTM nói chung và BIDV Cầu Giấy nói riêng nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực nhưng do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức lý luận cũng như hoạt động thực tiễn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy, cô giáo; các bạn đang làm công tác tín dụng tại các ngân hàng và những người quan tâm đến vấn đề này.

1. Học viện Ngân hàng (2010), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

2. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

3. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2012), Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng,

Học viện Ngân hàng, Hà Nội

4. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

5. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại

Nhà xuất bản Thống kê.

6. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản tài chính.

7. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của Tổ chức tín dụng.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài - Thông tư số 02/2013/TT-NHNN

9. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011), Quyết định ban hành Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp - Quyết định số 1138/QĐ-HĐQT

10.Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2014, 2015, 2016.

Nhóm khách hàng Mức xếp hạng Ý nghĩa 1 AAA

Khách hàng có mức xêp hạng cao nhât. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng xêp hạng này là đặc biệt tốt.

2 AA

Khách hàng xêp hạng này có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xêp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng này là rât tốt.

3 A

Khách hàng xêp hạng A có thê có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yêu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tê hơn các khách hàng được xêp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá tốt.

4 BBB

Khách hàng xêp hạng BBB có các chỉ số cho thây khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, khách hàng có thê bị suy giảm khả năng trả nợ bởi các điều kiện kinh tê bât lợi và sự thay đổi của các yêu tố bên ngoài.

12.Bùi Văn Đại (2013), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hạ Long, Luận văn Thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Một số websites tham khảo:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: www.BIDV. com.vn - Cộng đồng cao học kinh tế: www.caohockinhte.vn

5 BB

nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tê bât lợi, các ảnh hưởng này sẽ dẫn đên sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

6

B

Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tê sẽ có ảnh huởng nhiều đên khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

CCC

Khách hàng xêp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tê. Trong truờng hợp các yêu tố bât lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trả đuợc nợ.

CC Khách hàng xêp hạng CC hiện thời đang bị suygiảm khả năng trả nợ.

7

C

Khách hàng xêp hạng C trong truờng hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có động thái tuơng tự nhung việc trả nợ của khách hàng vẫn đang đuợc duy trì.

D

Khách hàng xêp hạng D trong truờng hợp đã mât khả năng trả nợ, các tổn thât thực sự xảy ra, không xêp hạng D cho khách hàng mà việc mât khả năng trả nợ chỉ là dự kiên.

Từ 81 đến dưới 91 AA Rủi ro thâp

Từ 71 đến dưới 81 A Rủi ro thâp

Từ 70 đến dưới 75 BBB Rủi ro trung bình

Từ 65 đến dưới 70 BB Rủi ro trung bình

Từ 60 đến dưới 65 B Rủi ro cao

Từ 55 đến dưới 60 CCC Rủi ro cao

Từ 50 đến dưới 55 CC Rủi ro cao

Từ 40 đến dưới 50 C Rủi ro cao

Dưới 40 D Rủi ro cao

(Quyêt định 1138/QĐ-HĐQT)

Một phần của tài liệu 1320 quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w