MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ĐỀ

Một phần của tài liệu 1320 quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 99)

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan tới hoạt động xây lắp. Hiện tại, hệ thống văn bản pháp lý về xây dựng có quá nhiều, có những văn bản còn chồng chéo lên nhau và chưa cập nhật với thực tế. Do vậy, trong thời gian tới cần có những sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ban ngành trong việc ban hành các văn bản pháp luật. Đồng thời thực hiện phân cấp quản lý đầu tư, quy định rõ trách nhiệm của từng khâu trong việc quản lý Nhà nước về xây dựng.

Thứ hai, tăng cường rà soát và giám sát chặt chẽ các công trình, dự án đang thực hiện và dự định thực hiện đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đảm bảo hiệu quả đầu tư. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kiên quyết không đầu tư đối với các công trình chưa chắc chắn về nguồn vốn, tránh tình trạng các công trình đầu tư dở dang, kéo dài hoặc không phát huy hiệu quả đầu tư, lãng phí vốn Nhà nước. Đồng thời, cần quy định rõ người có thẩm quyền quyết định đầu tư nếu làm sai pháp luật , không hiệu quả phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả do quyết định không đúng gây ra.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng. Tiếp tục bổ sung, sửa đổi quy định về giải phóng mặt bằng. Cần có các điều khoản bắt buộc về tái định cư cho người bị thu hồi đất, đồng thời đảm bảo các điều kiện sống cho họ trong thời gian chưa được tái định cư. Đối với đất thu hồi phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, phải có các điều khoản quy định người nhận đất có trách nhiệm đóng góp kinh phí đào tạo nghề cho đối tượng bị thu hồi đất hoặc tuyển dụng một số lao động vào làm việc cho doanh nghiệp...

Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước, lành mạnh hóa tình hình tài chính. Hiện này, phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính có doanh nghiệp đã mất hết vốn Nhà nước. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hệ quả như trên là do các doanh nghiệp đã đua nhau đầu tư ngoài ngành một cách dàn trải, kém hiệu quả và gây thua lỗ lớn trong suốt một thời gian dài vừa qua. Điều này gây nên hậu quả khá chua xót rằng khối lượng vốn khổng lồ lên tới hàng chục nghìn tỷ động tại các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm vẫn đang bị các tổng công ty nhà nước "treo". Đối với những trường hợp đầu tư ngoài ngành đang thua lỗ, khẩn trương có phương án thoái vốn để cắt lỗ, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, Chính phủ nên gấp rút tiến hành cổ phần hóa các

doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt những tổng công ty, tập đoàn trong lĩnh vực xây lắp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như lành mạnh hóa tình hình tài chính của những doanh nghiệp này.

Thứ năm, Chính phủ nên có những chiến lược phát triển đối với ngành xây dựng, bất động sản để tránh tình trạng phát triển nóng, thiếu ổn định, gây nên tình trạng bong bóng thị trường bất động sản từ đó dẫn tới nguy cơ rủi ro cao đối với nền kinh tế cũng như những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Bên cạnh đó, việc dự báo về nhu cầu thị trường bất động sản cần được tiến hành một cách hiệu quả, chính xác để hỗ trợ các doanh nghiệp xây lắp trong việc quyết định đầu tư, tránh tình trạng đầu tư tràn lan lãng phí, cung vượt cầu. (cần có những biện pháp mãnh mẽ, quyết liệt và đồng bộ trong việc giải cứu thị trường bất động sản tránh tình trạng bất ổn kéo dài gây hậu quả lớn cho nền kinh tế và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp cũng như ngân hàng thương mại).

Thứ sáu, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ chế độ tài chính

Chính phủ và đặc biệt là Bộ Tài chính cần có biện pháp giám sát chặt chẽ việc tuân thủ chế độ tài chính, chuẩn mực kế toán của các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh để đảm bảo hạch toán đúng và đầy đủ doanh thu, chi phí, hạn chế việc doanh nghiệp cố tình làm đẹp các báo cáo tài chính để gửi ngân hàng. Đồng thời có các chế tài, biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp doanh ngiệp cung cấp thông tin sai trái, cố tình sửa đổi báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho mình gây ra sự thiếu chính xác về thông tin dẫn tới nhiều rủi ro cho ngân hàng. Có như vậy, ngân hàng mới có được những thông tin trung thực cho việc thẩm định, phòng ngừa rủi ro, qua đó nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1320 quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w