Mô hình và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1312 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29)

1.2.2.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Mô hình quản trị rui ro tín dụng là mô hình tổ chức theo chức năng của các bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng thuộc nội bộ của ngân hàng. Một mô hình quản trị rủi ro tín dụng phải bao gồm tất cả các khâu liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tín dụng, chủ yếu gồm:

- Thiết lập chiến lược và chính sách rủi ro tín dụng

- Xây dựng quy trình quản trị RRTD, gồm các khâu: nhận diện rủi ro, đo lường/ đánh giá rủi ro, giám sát/ giảm thiểu rủi ro, và kiểm soát/ báo cáo rủi ro.

Có hai mô hình quản trị rủi ro tín dụng đã và đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam là mô hình quản trị tập trung và mô hình quản trị phân tán.

a. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung:

Theo mô hình tập trung, các chi nhánh sẽ thực hiện các công việc tiếp thị, cung cấp sản phẩm, dịch vụ và chăm sóc khách hàng; công tác thẩm định khách

hàng, quản trị rủi ro của ngân hàng được tập trung ở hội sở chính hoặc theo vùng, miền. Mô hình này tách biệt độc lập giữa 3 chức năng: Chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro và chức năng tác nghiệp.

- Khối kinh doanh (front office) gồm các bộ phận có chức năng kinh doanh, đưa ra các quyết định có rủi ro (gồm cả quyết định tín dụng), giao dịch trực tiếp với khách hàng. Khối kinh doanh có trách nhiệm thực hiện các chính sách, quy trình quản trị rủi ro của ngân hàng.

- Khối quản trị rủi ro (middle office) gồm các bộ phận có chức năng quản trị rủi ro của ngân hàng, thực hiện xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro; quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo rủi ro và đề xuất hạn mức rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Khối tác nghiệp (back office) gồm các bộ phận có chức năng kiểm soát hồ sơ pháp lý của khách hàng và thiết lập hồ sơ cấp tín dụng; kiểm soát điều kiện cấp tín dụng trước khi giải ngân; thông báo nhắc nhở lịch trả nợ gốc và lãi; cập nhật, lưu trữ hồ sơ tín dụng và quản lý hồ sơ.

Sự tách biệt giữa ba chức năng nhằm mục đích chính là tăng cường chuyên môn hóa cao với từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng, đồng thời tăng cường giám sát nghiệp vụ giữa các khâu, qua đó giảm thiểu RRTD cũng như rủi ro hoạt động đối với ngân hàng.

Mô hình quản trị tập trung giúp cho việc quản trị RRTD được tăng cường theo chiều dọc, tách bạch các khâu trong quy trình tín dụng tại chi nhánh và trụ sở chính, phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định tín dụng, thông qua đó nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng.

Áp dụng:

Mô hình quản trị tập trung phù hợp với ngân hàng quy mô lớn, trở thành xu hướng lựa chọn của các ngân hàng ngày nay.

Ưu điểm:

- Quản trị rủi ro theo một hệ thống thống nhất trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trên cơ sở:

+ Tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong hoạt động tín dụng.

+ Giảm được rủi ro chủ quan cố ý từ phía các đơn vị kinh doanh quyết định mang tính cá nhân hoặc cố tình làm sai, lách quy định.

- Nâng cao được tính hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng trên cơ sở:

+ Giải phóng được các công việc xử lý nghiệp vụ cho bộ phận kinh doanh, giúp các đơn vị này tiết kiệm được thời gian, sức lực, qua đó tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh, gia tăng hiệu quả bán hàng.

+ Đội ngũ cán bộ thẩm định và phê duyệt được chuyên nghiệp hóa, sẽ giúp cho công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng của ngân hàng hiệu quả, chính xác và khách quan.

+ Do có một bộ phận (back office) chuyên theo dõi và nhắc nợ giúp nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng vay.

- Thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao được năng lực nhận diện, đo lường, giám sát rủi ro tín dụng và là cơ sở để thiết lập chính sách quản trị rủi ro thống nhất trong toàn ngân hàng.

Nhược điểm:

- Việc xây dựng và triển khai mô hình đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và sức lực. Nếu ngân hàng quy mô nhỏ, hoạt động tín dụng ở mức thấp thì việc thiết lập mô hình thẩm định và phê duyệt tập trung sẽ tốn kém nhiều chi phí không tương xứng với quy mô hoạt động tín dụng.

- Để thực hiện thành công thì đội ngũ cán bộ phải có kiến thức chuyên sâu trong khâu mình phụ trách.

- Quy trình tín dụng trở nên cồng kềnh, phải qua nhiều công đoạn, nhiều bộ phận, dẫn đến tốn nhiều thời gian.

- Yêu cầu hệ thống công nghệ thông tin phải hiện đại, đủ mạnh về dung lượng và công suất để xử lý tập trung tốt mọi nghiệp vụ.

b. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán:

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ là chỉ đạo định hướng chung và thẩm định những khách hàng vượt quá khả năng cho phép của chi nhánh. Mô hình này chưa tách biệt được độc lập giữa 3 chức năng: Chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro và chức năng tác nghiệp. Phòng tín dụng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu cho một khoản tín dụng.

Áp dụng:

Mô hình này thích hợp với ngân hàng có quy mô nhỏ.

Ưu điểm:

- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản, giảm thiểu được chi phí. - Giải quyết hồ sơ nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

- Xây dựng và triển khai mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán không mất nhiều công sức và thời gian.

Nhược điểm:

- Không có sự tách biệt, độc lập giữa 3 chức năng nên có thể xảy ra tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, thiếu tính khách quan. Dễ dẫn đến rủi ro đạo đức do thông đồng với khách hàng.

- Nhiều công việc tập trung hết một nơi, chất lượng thẩm định không cao do thiếu sự chuyên sâu.

- Cán bộ thực hiện nhiều công việc một lúc nên không đủ thời gian để bám sát tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm soát sử dụng vốn vay và luân chuyển vốn của khách hàng.

- Việc quản lý hoạt động tín dụng của trụ sở chính đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng dẫn đến việc quản lý rủi ro tín dụng gặp nhiều khó khăn.

c. Xu hướng áp dụng mô hình:

Theo khuyến cáo của ủy ban Basel cũng như thông lệ quốc tế, xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng, căn cứ vào các điểu kiện vận hành mô hình,

hầu hết các ngân hàng Việt Nam đã lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung. Nội dung chủ yếu là tách bạch hoạt động tín dụng ở cấp chi nhánh và cấp trụ sở chính.

- Chi nhánh: thực hiện chức năng kinh doanh/quan hệ khách hàng (front office). Chi nhánh làm công tác tiếp thị, tiếp xúc trực tiếp khách hàng, lập hồ sơ và đánh giá ban đầu, trên cơ sở đó đua ra đề xuất cấp tín dụng. Chi nhánh tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, huớng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay, chuyển hồ sơ và thông tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận phân tích tín dụng (middle office). - Trụ sở chính: thực hiện chức năng thẩm định, phân tích tín dụng, quản lý

rủi ro và phê duyệt tín dụng (middle office), và chức năng tác nghiệp/ hỗ trợ (back office). Trụ sở chính sẽ tiến hành kiểm tra và thu thập các thông tin bổ sung qua các kênh thông tin luu trữ tại ngân hàng, mua tin từ CIC, thu thập từ các phuơng tiện thông tin đại chúng , trên cơ sở đó, tiến hành phân tích tín dụng về các khía cạnh nhu tình hình chung về khách hàng, tình hình tài chính, phuơng án, dự án vay vốn, bảo đảm tiền vay, . . . Kết quả phân tích tín dụng đuợc báo cáo trực tiếp cho nguời có thẩm quyền phê duyệt tín dụng. Kết quả phê duyệt tín dụng sẽ đuợc chuyển trở lại bộ phận phân tích tín dụng để luu trữ thông tin, bộ phận quan hệ khách hàng để thực hiện các khâu tiếp theo trong quy trình tín dụng và bộ phận tác nghiệp để xử lý, luu trữ hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, lãi ...

Đồng thời, tại trụ sở chính thì chức năng ra quyết định tín dụng đuợc tách bạch với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận “thẩm định và phê duyệt tín dụng” với “quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng”.

1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Theo mô hình quản trị tập trung, cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng bao gồm hai cấp: cấp Hội đồng quản trị, cấp Ban điều hành và đuợc bảo vệ bởi ba tuyến kiểm soát.

Các chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận liên quan đến quản trị RRTD phải đuợc xác định rõ ràng, bao gồm ba tuyến kiểm soát (phụ lục 01):

- Tuyến kiểm soát thứ nhất: là khối (các khối) kinh doanh bao gồm các đơn vị cá nhân chịu trách nhiệm hàng ngày về đề xuất cấp tín dụng và chịu trách nhiệm chính quản

lý RRTD tại đơn vị của mình đảm bảo cân bằng lợi nhuận và rủi ro phù hợp với khẩu vị

rủi ro, các định huớng tín dụng và cá quy định, quy trình quản lý RRTD của ngân hàng.

- Tuyến kiểm soát thứ hai: là khối quản lý rủi ro chịu trách nhiệm giám sát độc lập với tuyến thứ nhất, quản lý RRTD và kiểm soát tuân thủ. Chức năng cơ bản của bộ phận quản lý RRTD bao gồm xây dựng chính sách tín dụng và quản lý rủi ro danh mục tín dụng; tái thẩm định đề xuất cấp tín dụng từ các đơn vị kinh doanh trình lên; xây dựng các mô hình đo luờng rủi ro tín dụng làm công cụ trợ giúp các đơn vị kinh doanh đánh giá và lựa chọn khách hàng.

- Tuyến kiểm soát thứ ba: là khối kiểm soát nội bộ bao gồm một số phòng kiểm toán nội bộ theo chức năng, độc lập về tổ chức với ban điều hành, báo cáo trực tiếp lên ban kiểm soát, chịu trách nhiệm dánh giá độc lập, khách quan về tính phù hợp và hiệu quả của quy trình cấp tín dụng, quy trình quản trị RRTD, bao gồm cả tính tuân thủ đối với các quy định, quy trình này. Khối kiểm soát nội bộ giám sát độc lập tuyến kiểm soát thứ nhất và thứ hai.

1.2.3. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Chính sách quản trị RRTD do HĐQT phê duyệt và ban hành, đuợc xây dựng trên cơ sở chiến luợc quản trị RRTD và chính sách khác có liên quan của ngân hàng, gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Các sản phẩm tín dụng, tài sản bảo đảm, đối tuợng khách hàng, các khu vực địa lý, các ngành nghề kinh tế đuợc cấp tín dụng hoặc hạn chế cấp tín dụng. - Quy trình cấp tín dụng bao gồm các nội dung từ khâu lập hồ sơ, thẩm

định, phê duyệt, giải ngân, giám sát sau cấp tín dụng.

- Phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng, gồm cả các cấp thẩm quyền phê duyệt các truờng hợp ngoại lệ.

- Phân cấp thẩm quyền đối với việc trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định.

- Cách thức xác định lãi suất cấp tín dụng.

- Xác định vai trò và trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan đến cấp tín dụng và quản lý tín dụng.

- Quản lý và xử lý với các khoản tín dụng có vấn đề. - Thiết lập và vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

1.2.4. Nội dung quy trình quản trị rủi ro tín dụng

1.2.4.1. Nhận diện rủi ro

Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi truờng hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, với mục đích thống kê tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo đuợc những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đo luờng, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng phù hợp.

Nhận diện rủi ro tín dụng chính là việc căn cứ vào các số liệu, hành vi hiện tại và quá khứ, các dấu hiệu, tín hiệu cho thấy một khoản cấp tín dụng có vấn đề. Nhận diện rủi ro tín dụng có thể dùng một số phuơng pháp sau:

Phân tích báo cáo tài chính:

Trong các phuơng pháp nhận diện rủi ro tín dụng, phuơng pháp phân tích báo cáo tài chính là phuơng pháp phổ biến nhất mà nhà đầu tu/nguời cho vay có thể tiếp cận để ra quyết định đầu tu/cho vay của mình. Một báo cáo tài chính cho ta thấy trạng thái tài chính của một doanh nghiệp (lợi nhuận, phi lợi nhuận) giúp nhà đầu tu/nguời cho vay đua ra quyết định phù hợp. Ngoài ra, một cách gián tiếp, báo cáo tài chính cho biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp, qua đó góp phần đánh giá năng lực của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp đó.

Các công cụ để phân tích báo cáo tài chính bao gồm bốn nhóm chỉ tiêu chính: nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán (hệ số khả năng thanh toán chung, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh

toán lãi vay, . . . ); chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động (hệ số vòng quay hàng tồn kho, hệ số vòng quay các khoản phải thu, phải trả, ... ); chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn (hệ số nợ, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ ... ); chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất doanh lợi doanh thu ... ).

Mục đích khi phân tích báo cáo tài chính là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích để đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp, đua ra những đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính trong tuơng lai, nhằm nhận diện những rủi ro cũng nhu khả năng sinh lời, từ đó nhà đầu tu/nguời cho vay có những quyết định đầu tu/cho vay phù hợp.

Thông thuờng, từ báo cáo tài chính có thể nhận diện rủi ro qua một số dấu hiệu tài chính có thể kể đến nhu:

- Các chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu sinh lời suy giảm. - Bị đọng vốn, xuất hiện các khoản phải thu khó đòi.

- Nhu cầu vay vốn tăng cao so với mức tăng về quy mô hoạt động và doanh thu, vay từ nhiều nguồn khác nhau.

- Sử dụng vốn ngắn hạn đầu tu dài hạn.

- Các khoản lỗ phát sinh làm giảm vốn chủ sở hữu.

- Chậm hoặc không chia cổ tức hay những thay đổi bất lợi về giá cổ phiếu của khách hàng.

Quan sát, phân tích hành vi, thái độ khách hàng:

Một phần của tài liệu 1312 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w