Nội dung quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1312 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 47)

1.2.4.1. Nhận diện rủi ro

Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi truờng hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, với mục đích thống kê tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo đuợc những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đo luờng, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng phù hợp.

Nhận diện rủi ro tín dụng chính là việc căn cứ vào các số liệu, hành vi hiện tại và quá khứ, các dấu hiệu, tín hiệu cho thấy một khoản cấp tín dụng có vấn đề. Nhận diện rủi ro tín dụng có thể dùng một số phuơng pháp sau:

Phân tích báo cáo tài chính:

Trong các phuơng pháp nhận diện rủi ro tín dụng, phuơng pháp phân tích báo cáo tài chính là phuơng pháp phổ biến nhất mà nhà đầu tu/nguời cho vay có thể tiếp cận để ra quyết định đầu tu/cho vay của mình. Một báo cáo tài chính cho ta thấy trạng thái tài chính của một doanh nghiệp (lợi nhuận, phi lợi nhuận) giúp nhà đầu tu/nguời cho vay đua ra quyết định phù hợp. Ngoài ra, một cách gián tiếp, báo cáo tài chính cho biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp, qua đó góp phần đánh giá năng lực của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp đó.

Các công cụ để phân tích báo cáo tài chính bao gồm bốn nhóm chỉ tiêu chính: nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán (hệ số khả năng thanh toán chung, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh

toán lãi vay, . . . ); chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động (hệ số vòng quay hàng tồn kho, hệ số vòng quay các khoản phải thu, phải trả, ... ); chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn (hệ số nợ, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ ... ); chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất doanh lợi doanh thu ... ).

Mục đích khi phân tích báo cáo tài chính là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích để đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp, đua ra những đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính trong tuơng lai, nhằm nhận diện những rủi ro cũng nhu khả năng sinh lời, từ đó nhà đầu tu/nguời cho vay có những quyết định đầu tu/cho vay phù hợp.

Thông thuờng, từ báo cáo tài chính có thể nhận diện rủi ro qua một số dấu hiệu tài chính có thể kể đến nhu:

- Các chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu sinh lời suy giảm. - Bị đọng vốn, xuất hiện các khoản phải thu khó đòi.

- Nhu cầu vay vốn tăng cao so với mức tăng về quy mô hoạt động và doanh thu, vay từ nhiều nguồn khác nhau.

- Sử dụng vốn ngắn hạn đầu tu dài hạn.

- Các khoản lỗ phát sinh làm giảm vốn chủ sở hữu.

- Chậm hoặc không chia cổ tức hay những thay đổi bất lợi về giá cổ phiếu của khách hàng.

Quan sát, phân tích hành vi, thái độ khách hàng:

Thông thuờng, có một số dấu hiệu cho thấy khoản tín dụng đề nghị có vấn đề nhu sau:

* Dấu hiệu hành vi nhận biết truớc khi cấp tín dụng:

- Khách hàng nôn nóng vay đuợc tiền bằng mọi giá, sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bất thuờng.

- Không xem xét các điều khoản vay một cách cẩn thận, dễ dàng chấp nhận các điều khoản ngân hàng đua ra dù nó có thể bất lợi cho nguời vay.

* Dấu hiệu hành vi nhận biết sau khi cấp tín dụng:

- Khách hàng chậm trễ nộp báo cáo tài chính hoặc cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của mình.

- Báo cáo tài chính cung cấp không rõ ràng, có nhiều báo cáo tài chính khác nhau, thông tin tài liệu cung cấp không đúng sự thật.

- Khách hàng né tránh, cản trở việc cán bộ tín dụng kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh, kiểm tra TSBĐ.

- Không trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng. - Thuờng xuyên xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ * Dấu hiệu quan sát từ nội bộ tổ chức:

- Mau thuẫn trong Ban điều hành và trong nội bộ doanh nghiệp; có sự thay đổi bất thuờng trong cơ cấu quản trị điều hành doanh nghiệp.

- Thay đổi phạm vi, ngành nghề kinh doanh, chuyển sang kinh doanh lĩnh vực hoàn toàn mới, chua có kinh nghiệm.

- Mất quyền phân phối sản phẩm, khách hàng lớn hoặc nguồn cung chính.

- Số luợng và giá trị đơn hàng giảm, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao.

- Khó khăn trong việc mở rộng thị phần hoặc phát triển sản phẩm mới. - Thay đổi mức xếp hạng tín dụng theo huớng xấu đi.

Phuơng pháp luu đồ: là phuơng pháp liệt kê trình tự các buớc đối với một quy trình đầu tu/cho vay, từ đó xác định rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện từng buớc để có những biện pháp khắc phục nhất định.

Nhận biết từ các dấu hiệu bên trong ngân hàng: - Danh mục tín dụng có biểu hiện tập trung cao.

- Tín dụng tăng truởng cao bất thuờng trong thời gian ngắn. - Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao.

- Hệ thống thông tin quản lý lạc hậu, dễ gặp sự cố.

- Chính sách, quy trình tín dụng không chặt chẽ, dễ để cán bộ lợi dụng.

Nhận biết rủi ro từ môi truờng kinh doanh - Sự bất ổn của môi truờng kinh tế vĩ mô

- Sự suy giảm về triển vọng của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

- Sư thay đổi cơ chế, chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng, khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

- Thiên tai, chiến tranh, . . .

Nhìn chung, khi nhiều dấu hiệu bộc lộ đồng thời cùng lúc thì xác suất rủi ro tín dụng xảy ra sẽ càng tăng. Vì vậy, nhận biết các dấu hiệu rủi ro là rất cần thiết trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, từ đó có những biện pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

1.2.4.2. Đo lường rủi ro

Sau khi nhận biết rủi ro, bước tiếp theo là đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng. Đây là một giai đoạn quan trọng, cần sự kết hợp của nhiều yếu tố như con người, công nghệ và quy trình nghiệp vụ.

Đo lường RRTD là việc đánh giá, lượng hóa mức độ các rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi tình trạng này xảy ra.

Để xác định mức độ rủi ro của mỗi khoản vay, các ngân hàng thường áp dụng một số mô hình cụ thể. Các mô hình đánh giá RRTD rất đa dạng, bao gồm cả mô hình theo phương pháp định tính và định lượng. Một ngân hàng có thể cùng lúc sử dụng nhiều mô hình khác nhau để hỗ trợ, bổ sung trong việc phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay.

Mô hình định tính đánh giá rủi ro của khách hàng vay — mô hình 6C

Khi thẩm định một khoản cấp tín dụng, ngân hàng sẽ đánh giá dựa trên 6 tiêu chí để xem xét cân nhắc mức độ rủi ro và đưa ra quyết định cấp tín dụng. Các tiêu chí này bao gồm:

Tư cách người vay (Character): ngân hàng cần phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng là gì, có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng hay không; đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ, với khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm thông tin tín dụng,

từ ngân hàng khác, hoặc các cơ quan thông tin đại chúng . . . Neu khách hàng thể hiện sự trung thực và cho thấy tính khả thi của dự án thì tu cách vay vốn đuợc xác lập.

Năng lực người vay (Capacity): Cán bộ tín dụng phải chắc rằng khách hàng có đủ năng lực vay vốn và đủ tu cách pháp lý trong việc ký kết hợp đồng vay vốn.

Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn thu thứ hai để trả nợ cho ngân hàng đối với các khoản vay. Tài sản đảm bảo giống nhu một sự ràng buộc trách nhiệm của nguời vay đối với ngân hàng trong truờng hợp khách hàng vay không có khả năng hoàn trả nợ vay thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo để ngân hàng thu hồi nợ vay.

Thu nhập của người vay (Cashflow): ngân hàng phải xác định đuợc nguồn trả nợ của nguời vay nhu luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán, sau đó phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tài chính. Đây là nội dung quan trọng đối với một yêu cầu xin vay vốn nhằm xác định khả năng tạo đủ tiền để đáp ứng yêu cầu hoàn trả khoản vay cho ngân hàng.

Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ.

Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh huởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng đáp ứng các nhu cầu khách hàng.

Mô hình 6C tuơng đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập đuợc, khả năng dự báo cũng nhu trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng,

Mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính — KRIs

Một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng nhu sau:

- Tốc độ tăng truởng tín dụng: Nếu tăng truởng quá nóng, ngân hàng có thể mất kiểm soát chất luợng tín dụng. Cũng có thể ngân hàng tăng cuờng cấp tín dụng nhằm pha loãng, che giấu tỷ lệ nợ xấu cao. Nhìn chung, tốc độ tăng truởng tín dụng quá nóng thuờng là tín hiệu về mức độ rủi ro tín dụng gia tăng. Tốc độ tăng truởng tín dụng ở các nuớc đang phát triển thuờng từ 10 - 20%, trong khi ở các nuớc phát triển thuờng từ 5 - 10%.

- Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản (hệ số sử dụng vốn): Mặc dù tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro lớn nhất, vì vậy, xu hướng chung là các ngân hàng ngày càng đa dạng hóa danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro quá mức vào tín dụng. Đối với các ngân hàng hiện đại, chỉ tiêu này thường từ 50 - 60%. Thực tế ở các nước đang phát triển (như Việt Nam), tỷ lệ này thường khá cao khoảng 70 - 80%. Tỷ lệ này càng cao thể hiện mức độ rủi ro tập trung vào tín dụng càng lớn.

- Tỷ lệ nợ xấu (được xác định bằng Tổng dư nợ xấu/Tổng dư nợ): các khoản nợ được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 5, nợ xấu bao gồm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Đây là chỉ tiêu trực quan và chủ yếu phản ánh chất lượng danh mục tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng thấp, rủi ro tín dụng càng cao. Tỷ lệ nợ xấu dưới mức 4% được xem là chấp nhận được. - Tỷ lệ nợ quá hạn (bằng Tổng dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ): tỷ lệ này có

thể được xem là tỷ lệ nợ xấu được mở rộng thêm nợ quá hạn. Thông thường, tỷ lệ này < 2% là rất tốt, từ 2 - 5% là tốt, từ 5 - 10% là chấp nhận được và > 10% là có vấn đề.

- Khả năng bù đắp rủi ro (xác định bằng DPRR/Tổng dư nợ xấu): vai trò DPRR để bù đắp các rủi ro trong dự tính, trong khi VCSH để hấp thụ các rủi ro ngoài dự tính. Chỉ tiêu này càng lớn thì ngân hàng càng an toàn, ở mức trung bình chỉ tiêu này thường là 10 lần.

- Tỷ trọng cho vay các lĩnh vực nhạy cảm: Để bảo đảm an toàn, các ngân hàng thường xác định khẩu vị rủi ro cho các lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm (cho vay kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản). Ví dụ, dư nợ cho vay từng lĩnh vực nhạy cảm không vượt quá 20% vốn tự có, tổng dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản không quá 30% vốn tự có.

- Tỷ trọng cho vay một khách hàng: không vượt quá 15% vốn tự có.

- Tỷ trọng cho vay và bảo lãnh với một khách hàng: không vượt quá 25% vốn tự có.

- Tổng dư nợ cho vay với một nhóm khách hàng có liên quan: không vượt quá 50% vốn tự có.

- Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh với nhóm khách hàng có liên quan: không vượt quá 60% vốn tự có.

Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng

Xep hạng tín dụng nội bộ là việc ngân hàng đơn phương, chủ động tiến hành xếp hạng tín dụng đối với khách hàng của mình nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng như hỗ trợ việc quyết định tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, xây dựng chính sách khách hàng phù hợp với kết quả xếp hạng.

Để tiến hành xếp hạng, ngân hàng căn cứ vào các thông tin về khách hàng, sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính kết hợp phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng.

Trong mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính bao gồm các chỉ tiêu nhỏ. Số lượng chỉ tiêu nhỏ; thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ là khác nhau đối với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế khác nhau.

Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức xếp hạng từ tốt đến yếu kém. Ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cho vay hay không dựa trên hạng khách hàng áp theo các chính sách cho vay của mình.

Mô hình hiện đại đo lường rủi ro tín dụng theo Basel II

Hiệp ước Basel II khuyến khích các ngân hàng sử dụng các cách tiếp cận và mô hình đo lường RRTD để có thể lượng hóa giá trị tổn thất tín dụng tối đa dựa trên khung giá trị VaR (Value at Risk). Một cách tổng quát VaR được đo lường như tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất trong một khoảng thời gian xác định với mức xác suất cho trước (thường được gọi là độ tin cậy). VaR cho phép ta tổng hợp tất cả các trạng thái rủi ro và các khoản cho vay khác nhau để tìm ra một con số nhằm trả lời câu hỏi: “Nếu năm sau là một năm không thuận lợi, tổn thất tín dụng tối đa của ngân hàng là bao nhiêu với một độ tin cậy cho trước (thường là 99,9%), từ đó xác định mức vốn cần thiết để chống đỡ cho rủi ro này.”

Xác định tổn thất tín dụng:

Theo Basel II, tổn thất tín dụng bao gồm hai loại là “tổn thất dự tính được - tổn thất trong dự tính” và “tổn thất không dự tính được - tổn thất ngoài dự tính”.

Mặc dù tổn thất tín dụng thay đổi theo thời gian và theo các điều kiện kinh tế, tuy nhiên, mức tổn thất tín dụng trung bình trong dài hạn có thể đo luờng đuợc bằng phuơng pháp thống kê.

Tổn thất dự tính được — Expected Loss (EL):

Một phần của tài liệu 1312 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 47)

w