Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trên thế

Một phần của tài liệu 1312 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 61)

trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.2.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trên thế giới

a. Ngân hàng ING Bank của Hà Lan

ING Bank là một trong số các ngân hàng hàng đầu châu Âu đạt được nhiều thành công trong công tác quản trị RRTD. Mô hình mà ngân hàng áp dụng có nhiều điểm ưu việt:

Về cơ cấu bộ máy: Hệ thống quản trị rủi ro tại ngân hàng được tách bạch hoàn toàn với bộ phận kinh doanh và khách hàng, được báo cáo trực tiếp lên lãnh đạo cao nhất. Cơ cấu quản trị RRTD gồm ba bộ phận: Bộ phận chính sách, Bộ phận quản lý rủi ro và Bộ phận xây dựng mô hình tính toán lượng hóa rủi ro.

Về thẩm quyền quản lý rủi ro: Ý kiến của bộ phận quản lý RRTD là yêu cầu bắt buộc của các quyết định tín dụng. Ngân hàng có xu hướng áp dụng hình thức cấp hạn mức tín dụng trên cơ sở đề xuất của bộ phận kinh doanh/khách hàng, bộ phận rủi ro sẽ lập báo cáo đề xuất đánh giá độc lập đề nghị duyệt một hạn mức tín dụng phù hợp cho từng khách hàng trong một thời hạn thường là một năm và bộ phận kinh doanh/khách hàng được sử dụng hạn mức đó. Các khoản tín dụng vượt hạn mức này hoặc các khách hàng chưa có hạn mức thì đều phải qua bộ phận quản lý rủi ro. Bộ phận quản lý rủi ro còn được tham gia vào Hội đồng tín dụng. Các ngân hàng đều quy định mọi cấp hội đồng tư vấn tín dụng phải có thành viên từ bộ phận rủi ro và các thành viên phải chiếm một nửa số thành viên của hội đồng này.

Hệ thống giới hạn tín dụng: Có nhiều loại giới hạn được sử dụng, với mỗi khách hàng, ngân hàng áp dụng một giới hạn rủi ro tổng thể. Dưới mức rủi ro tổng thể này có hạn mức chia theo loại sản phẩm hoặc giao dịch cho vay, bảo lãnh, thư tín dụng... Để đảm bảo quản lý tổng thể và linh hoạt, việc xây dựng giới hạn này tuân theo nguyên tắc: “Mọi giới hạn giao dịch đều không vượt quá giới hạn tổng nhưng tổng các giới hạn sản phẩm lại luôn lớn hơn hoặc bằng hạn mức tổng thể.”

b. Ngân hàng Kasikorn của Thái Lan

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997-1998 khiến hệ thống ngân hàng Thái Lan chao đảo, nhiều NHTM bị phá sản hoặc phải sáp nhập để tiếp tục tồn tại. Tình hình đó buộc các ngân hàng phải xem lại toàn bộ chính sách, cách thức, quy trình trong hoạt động ngân hàng, nhất là lĩnh vực tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro. Để giải quyết bài toán này, một loạt thay đổi cơ bản trong tín dụng đã đuợc các ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệt để. Trong đó phải kể đến kinh nghiệm quản trị RRTD quý báu của KasiKorn Bank.

Cho điểm khách hàng: KasiKorn Bank đã áp dụng xếp loại tín dụng nhu là một công cụ quyết định tự động đối với các khoản vay tiêu dùng (thẻ tín dụng), cho vay cầm cố, thế chấp, cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp nhỏ.

Tuân thủ quyền phán quyết tín dụng: Kasikorn Bank quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần từ mức phán quyết của một nguời đến một nhóm nguời và cao nhất là của Hội đồng quản trị. Những khoản vay vuợt quá hạn mức quy định trên phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định truớc khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay.

Giám sát khoản vay: Sau khi cho vay, KasiKorn Bank rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thuờng xuyên giám sát, đánh giá khách hàng, xử lý kịp thời các tình huống RRTD.

Ngoài ra, KasiKorn Bank coi trọng việc cập nhật hiểu biết, liên tục đào tạo cho nhân viên ngân hàng nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng độc lập thực thi nhiệm vụ đuợc phân công; đều áp dụng sổ tay tín dụng và có chính sách cho vay riêng đối với bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

c. Ngân hàng ANZ của Australia

Ngân hàng ANZ của Australia là một trong những ngân hàng hàng đầu của Australia, với tài sản trị giá 507 tỷ USD vào năm 2009 và có hơn 30.000 nhân viên trên khắp các châu lục. Đặc điểm công tác quản trị rủi ro tín dụng của ANZ có một số điểm nhấn đáng luu ý nhu:

- Đo luờng rủi ro định luợng: Do đã xây dựng đuợc hệ thống dữ liệu tích hợp, tập trung nên ANZ có thể áp dụng mô hình đo luờng tín dụng nội bộ.

ANZ áp dụng mô hình này theo quy trình chung theo quy định của Basel II. Tuy nhiên, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất không trả đuợc nợ nhu là một tiêu chí chủ chốt để xem mức độ tin cậy của nguời vay trong quá trình xếp hạng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ đuợc thiết kế tham khảo tổ chức đánh giá mức tín nhiệm Standard&Poor và tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của Basel II. - Tổ chức quản trị rủi ro tập trung: ANZ đo luờng rủi ro theo mô hình tổ

chức quản trị rủi ro tập trung, cụ thể:

Thứ nhất, mọi quyết định về chiến luợc quản trị rủi ro của ANZ tập trung ở Hội đồng quản trị.

Thứ hai, để đảm bảo quyết định tín dụng đuợc chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị rủi ro, Bộ phận quản trị nợ.

Thứ ba, đối với các khoản vay lớn thì quyết định cuối cùng đuợc đua ra bởi Ủy ban quản trị rủi ro và hội đồng quản trị rủi ro.

- Kiểm soát RRTD kép: ANZ hoạt động trong một thị truờng tài chính phát triển qua nhiều thập kỷ, do đó toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng đều đuợc giám sát chặt chẽ qua các cổ đông và thị truờng. Điều này góp phần làm tăng tính minh bạch và công khai về thông tin của ANZ.

Ngoài ra, ANZ còn chú trọng xây dựng một hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ toàn diện trong đó có:

(i) Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thuờng của các khoản tín dụng đuợc nghiên cứu và đi vào hoạt động để có thể khắc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra; (ii) Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” đuợc thực hiện định kỳ hoặc tại

những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, để luợng hóa rủi ro chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi ro, chính sách giá phù hợp; (iii) Hoạt động kiểm toán nội bộ với phuơng thức kiểm tra bất ngờ đang đuợc duy

1.3.2.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM trên thế giới, bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho các NHTM Việt Nam nhu sau:

Một là, thực hiện quản trị RRTD theo thông lệ quốc tế, tăng cuờng sử dụng phuơng pháp định luợng trong phân tích, đánh giá RRTD.

Theo thông lệ quốc tế, quản trị RRTD đuợc bao gồm 5 nội dung cơ bản: Xây dựng chiến luợc và khẩu vị rủi ro; Lựa chọn phuơng thức quản trị rủi ro phù hợp; Xây dựng hệ thống quản lý hạn mức rủi ro; Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng; ây dựng hệ thống kiểm soát RRTD.

(i) Xây dựng chiến luợc và khẩu vị rủi ro: Cần xác định chiến luợc quản trị rủi ro huớng tới của ngân hàng là gì? Ngân hàng có chấp nhận rủi ro để có thể đem lại lợi nhuận cao hơn hay lựa chọn chiến luợc phát triển ổn định, kiểm soát chặt chẽ RRTD. Khẩu vị rủi ro cụ thể của ngân hàng là rủi ro nên đuợc xem xét trên cả hai mặt - cơ hội và thách thức và không chỉ trên tác động của nó tới các khía cạnh định luợng nhu vốn kinh tế, mức độ biến động của thu nhập.

(ii) Lựa chọn phuơng thức quản trị rủi ro hiện đại, sử dụng phuơng pháp định luợng trong đánh giá rủi ro trong từng giai đoạn, cụ thể:

Giai đoạn 1: Giai đoạn này quản trị RRTD là tuân thủ các nguyên tắc quản trị theo Basel II bằng việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba cấu phần PD - xác suất khách hàng không trả đuợc nợ, LGD - tỷ lệ tổn thất dự kiến (%) trong truờng hợp khách hàng không trả đuợc nợ và EAD - số du nợ rủi ro. Đo luờng RRTD qua EL - tổn thất dự kiến và UL - tổn thất ngoài dự kiến tại cấp độ một khách hàng cụ thể:

Giai đoạn 2: Là quản trị rủi ro danh mục đầu tu bằng cách luợng hóa mức tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (ULp) của cả danh mục đầu tu dựa trên việc xác định độ rủi ro tuơng quan giữa các tài sản/mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung của cả danh mục.

Giai đoạn 3: Ngân hàng có thể quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tuơng ứng. Khi các thuớc đo RRTD là EL và UL đã đuợc luợng

hóa, ngân hàng có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo đúng phương châm “rủi ro cao, lợi nhuận cao; rủi ro thấp, lợi nhuận thấp” qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro.

Giai đoạn 4: Cao hơn việc quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo rủi ro, ngân hàng hướng tới việc quản trị rủi ro danh mục tín dụng chủ động, thay vì quản trị rủi ro danh mục một cách thụ động bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa khoản vay.

Giai đoạn 5: Mô hình toàn diện nhất mà ngân hàng đạt được là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị. Khi đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tư đều được xác định, giúp cho công tác quản trị rủi ro được hiệu quả, chính xác.

(iii) Xây dựng hệ thống quản trị hạn mức rủi ro: Xây dựng hệ thống quản trị hạn mức rủi ro bao gồm hai cấp độ chủ yếu là giới hạn tín dụng theo ngành và theo khách hàng. Mục tiêu của việc thiết lập hạn mức theo từng ngành nhằm phòng tránh rủi ro tập trung vào một ngành cụ thể, đồng thời, tối ưu hóa hiệu quả của các tiêu chí quản trị rủi ro từng ngành. Trường hợp hạn mức rủi ro của một khách hàng hay một nhóm khách hàng có liên quan vượt quá giới hạn cho phép, các quyết định cấp tín dụng phải được phê duyệt bởi chủ tịch HĐQT.

(iv) ây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng: Hệ thống phê duyệt tín dụng thể hiện ở vai trò, chức năng và thẩm quyền của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình phê duyệt tín dụng. Hệ thống được thiết lập theo từng đối tượng khách hàng: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, định chế tài chính.

(v) Xây dựng hệ thống kiểm soát RRTD: Hệ thống kiểm soát RRTD cần được thiết lập một cách độc lập, áp dụng cho từng khoản tín dụng riêng lẻ, bao gồm cả những khoản tín dụng ngoại bảng, toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng trên nguyên tắc quản trị hàng ngày và đưa ra cảnh báo sớm mỗi khi hệ thống phát hiện ra rủi ro.

Hệ thống cho phép ngân hàng kiểm tra tình trạng khoản vay từ điều kiện cấp tín dụng, xếp hạng khách hàng, điều kiện giải ngân, dự phòng rủi ro, hạn mức rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật. Hệ thống kiểm soát RRTD là công cụ giúp

ngân hàng đánh giá lại chiến lược rủi ro cũng như các chính sách trước khi xảy ra rủi ro. Kết quả kiểm tra kiểm soát RRTD sẽ được báo cáo trực tiếp lên Ủy ban quản trị rủi ro.

Hai là, lựa chọn mô hình quản trị RRTD dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi ngân hàng.

ANZ rất linh hoạt trong việc lựa chọn mô hình quản trị RRTD sao cho phù hợp với điều kiện và nội lực của mình tiến tới mô hình đạt chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp các phương thức quản trị rủi ro rất đa dạng và thay đổi khi điều kiện thị trường thay đổi. Hơn thế nữa, việc xác định mô hình quản trị RRTD cần phải phù hợp và tương thích với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng.

Một ngân hàng phát triển trong điều kiện thị trường tài chính yếu kém không thể chuyển sang áp dụng ngay mô hình định lượng vì dữ liệu thông tin trong thị trường đó không thể tốt lên ngay, hoặc không thể áp dụng mô hình kiểm soát kép vì trong thị trường tài chính đang phát triển, vai trò kiểm soát của thị trường rất mờ nhạt. Nếu xác định mô hình không phù hợp với điều kiện của mình sẽ lãng phí tài nguyên và không đem lại hiệu quả thiết thực.

Ba là, hiệu quả quản trị RRTD phụ thuộc vào kết quả của các khâu trong quản trị RRTD.

Việc kết hợp chặt chẽ các khâu của quá trình quản trị RRTD từ nhận biết đến đo lường, quản lý, kiểm soát sẽ tạo thành một chỉnh thể trong hoạt động quản trị rủi ro. Hoạt động đo lường định lượng sẽ tạo ra những thông tin chính xác và có thể tích lũy các thông tin về một đầu mối, trên cơ sở đó ngân hàng mới có thể tổ chức quản trị tập trung.

Trên nền tảng thông tin và hoạt động quản trị rủi ro tập trung, bộ phận kiểm tra nội bộ mới có thể kiểm soát tốt được hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu một ngân hàng chỉ quản trị RRTD dựa trên việc đo lường rủi ro hoặc chỉ quan tâm đến tổ chức rủi ro thì sẽ không mang lại hiệu quả đồng bộ.

Ngân hàng liên tục rà soát, báo cáo và kiểm soát rủi ro. Ngân hàng cần quan tâm đến việc nâng cao quản trị hệ thống và tránh các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động

kinh doanh bằng cách rà soát thường xuyên các rủi ro chính như tín dụng, lãi suất, thanh khoản và thị trường để đảm bảo các rủi ro này không vượt quá mức chấp nhận được.

Riêng với RRTD, ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ và hàng tháng phân tích các biến động về mức độ rủi ro cho từng ngành cũng như doanh nghiệp, đảm bảo không vượt quá các hạn mức đã xây dựng, qua đó duy trì nhất quán mức khẩu vị rủi ro của ngân hàng.

Bốn là, hiện đại hóa công nghệ để vận hành mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả.

Nền tảng công nghệ vững chắc là cơ sở để có thể áp dụng mô hình quản trị RRTD. Hệ thống thông tin của các ngân hàng cần được xử lý tự động tập trung, có các phần mềm phân loại được các khoản vay nào trong hạn, quá hạn và có vấn đề và từ đó đưa ra các báo cáo cho các cấp độ quản trị khác nhau.

Hệ thống thông tin tập trung sẽ giúp cho các ngân hàng phân tích tốt hơn về khách hàng, và đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro tương ứng. Do đó, công nghệ thông tin là chìa khóa để vận hành mô hình quản trị RRTD.

Ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cũng giúp nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin; Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn hàng làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với mục tiêu khái quát hóa hệ thống cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1312 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w